Chất đạm (Protein) là một trong ba nguyên tố đa lượng thiết yếu cho sức sống và phát triển của cơ thể cần thiết bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác hại của ăn nhiều đạm với sức khỏe. Bài viết này, blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về 10 tác hại của ăn nhiều đạm với sức khỏe để phòng tránh và một ngày ăn bao nhiêu đạm/protein là đủ nhé!
1.10 Tác hại của ăn nhiều đạm với cơ thể
1.1 Hôi miệng
Ăn một lượng lớn chất đạm, sẽ phải cắt giảm hàm lượng carbohydrate đến mức tối thiểu, khi cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo tạo nhiên liệu thay cho carbohydrate và sản xuất hóa chất gọi là ketones gây mùi khó trong miệng cho cơ thể.
1.2 Tăng cân
Chất đạm dư thừa thường sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, trong khi dư thừa axit amin sẽ được bài tiết. Điều này có thể dẫn đến tăng cân theo thời gian.
Cơ thể thường chỉ sử dụng một lượng chất đạm nhất định mỗi ngày. Mỗi gram chất đạm chứa 4 calo. Nếu tiêu thụ quá nhiều chất đạm, bạn có thể tăng cân. Ví dụ, giả sử bạn tiêu thụ 100 gram chất đạm, cơ thể chỉ sử dụng 50 gram và 50 gram còn lại sẽ tương đương với 200 calo trong cơ thể bạn như là mỡ.
1.3 Thiếu hụt, mất cân bằng dinh dưỡng
Một số người ăn kiêng có chế độ ăn giàu chất đạm chứ không ăn tinh bột và ít chất béo như người tập thể hình- Gym họ cho rằng chất đạm là tốt nhất để tăng cơ bắp và giảm mỡ. Quan điểm này chỉ đúng khi đạm, tinh bột, chất béo được bổ sung và kết hợp cùng nhau. Nếu áp dụng chế độ ăn uống này trong thời gian dài, sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt, mấy cân bằng dinh dưỡng nghiêm trọng.
1.4 Tăng Cholesterol xấu có hại cho sức khỏe
Nhiều loại thực phẩm có hàm lượng chất đạm cao, đặc biệt là từ các nguồn động vật, sẽ làm tăng tốc quá trình xơ cứng động mạch. Nếu ăn thừa chất đạm này có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như đau tim và đột quỵ.
1.5 Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chế độ ăn giàu chất đạm, đặc biệt chất đạm từ thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả ung thư. Ăn nhiều thịt đỏ và/hoặc thịt chế biến sẵn có liên quan đến ung thư đại trực tràng, vú và tuyến tiền liệt.
Ngược lại, ăn chất đạm từ các nguồn khác có thể giúp giảm nguy cơ ung thư do hạn chế được lượng hormone, các hợp chất gây ung thư và chất béo có trong thịt cho cơ thể.
1.6 Nguy cơ mắc bệnh tim
Bổ sung chất đạm bằng việc ăn nhiều thịt đỏ và thực phẩm từ sữa béo trong chế độ ăn giàu chất đạm có thể dẫn đến bệnh tim. Nguyên nhân là do tăng tiêu thụ lượng chất béo bão hòa và cholesterol gây ra.
1.7 Nguy cơ mắc bệnh gout cao
Bệnh gout phát triển khi có quá nhiều axit uric trong máu. Các loại thực phẩm chất đạm động vật có nhiều chất purin, chúng tạo ra nhiều acid uric gây bệnh gout. Nên cân bằng chất đạm giữa động vật và thực vật sẽ tốt cho cơ thể. Chú ý tới lượng protein bổ sung hàng ngày để không bị thừa chất đạm.
1.8 Có hại cho sức khỏe của thận
Khi tiêu thụ quá nhiều chất đạm, cơ thể phải tiết ra nhiều chất thải nito tác động trực tiếp tới thận và tạo ra nồng độ chất đạm cao trong nước tiểu. Chính việc này có thể gây ra các bệnh về thận ở con người, đặc biệt có thể gây sỏi thận.
1.9 Gây ra tiêu chảy và táo bón
Chế độ ăn giàu chất đạm hạn chế carbohydrate nên dẫn đến ít chất xơ và dẫn đến táo bón. Vì vậy, bạn cần tăng lượng nước uống và chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón. Ăn quá nhiều sữa có thể gây ra tiêu chảy. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn không dung nạp đường sữa hoặc tiêu thụ các nguồn chất đạm như thịt rán, cá và thịt gia cầm.
1.10 Gây mất nước
Khi dư thừa đạm cơ thể sẽ đào thải nitơ dư thừa cùng với chất lỏng và nước. Hiện tượng này có thể khiến cơ thể mất nước mặc dù bạn có thể không cảm thấy khát nhiều hơn bình thường.
2. Một ngày ăn bao nhiêu đạm/protein là đủ
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng Maria Bella tại công ty tư vấn dinh dưỡng Top Balanced Nutrition (Mỹ) – mỗi người cần nạp trung bình từ 20 đến 30 gram chất đạm và 15 gam carbohydrate sau khi tập luyện.…
Thực tế, lượng chất đạm cần nạp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước cơ thể, kế hoạch tập luyện và các chế độ dinh dưỡng … không nên nạp quá nhiều để tránh gây ra các hệ quả khôn lường cho cơ thể.
Để biết cơ thể cần nạp bao nhiêu chất đạm hãy tham khảo cách tính dưới đây:
Một người bình thường, hoạt động nhẹ nhàng, ít tập thể dục cần nạp tối thiểu 0. 8 – 1 gram chất đạm/ 1kg thể trọng/ngày.
Người tập gym, tối thiểu cần nạp 2g/ 1kg thể trọng / ngày. Tốt nhất lượng chất đạm nạp vào cơ thể nên nằm trong khoảng từ 2.4 – 3 g/ kg thể trọng/ ngày.
Lưu ý : Nam và nữ cũng có sự khác nhau giữa lượng chất đạm cần nạp:
- Nữ tập gym tăng cơ, giảm cân thường sẽ cần nạp từ 2,2 – 2,6g chất đạm/kg cân nặng.
- Nam giới tập Gym và có mục tiêu cơ bắp săn chắc, phát triển cơ bắp, duy trì khối lượng cơ bắp, tăng thể lực, sức mạnh sẽ cần đến từ 2,3 – 3,3g chất đạm/kg cân nặng.
Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất đạm rất đa dạng. Khi chọn, bạn nên chọn các nguồn thực phẩm lành mạnh. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ đối với một số tác động tiêu cực của chế độ ăn giàu chất đạm gây ra cho cơ thể. Các nguồn chất đạm lành mạnh bao gồm: Thịt nạc từ động vật, Cá, Trứng gà, Sữa hữu cơ, Cây họ đậu, Quả hạch, Các loại ngũ cốc…
Ngoài ra có thể sử dụng các loại Whey Protein chứa hàm lượng lớn chất đạm, ưu điểm của các sản phẩm này là an toàn, thành phần tinh khiết, giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn, hiệu quả hơn. Hãy nhớ tránh các loại thịt và các sản phẩm từ sữa nhiều chất béo cũng như các nguồn chất đạm từ chiên, thức ăn chế biến sẵn.