Khoai lang chắc hẳn là thực phẩm quen thuộc hằng ngày với chúng ta, đặc biệt là người tập thể hình hoặc người giảm cân ăn kiêng. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ hết về lợi ích của khoai lang chưa? Bài viết này, blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về 20 lợi ích của khoai lang với sức khỏe nhé !
Bạn đang đọc: 20+ Công dụng tuyệt vời của siêu thực phẩm khoai lang bạn chưa biết
1. Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang
Khoai lang là siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Trong 100gr khoai lang có chứa:
Thành phần dinh dưỡng của Khoai Lang | trong 100g |
Calories : |
|
Tinh bột : |
|
Protein : |
|
Chất béo : |
|
Chất xơ : |
|
Vitamin : |
|
Khoáng chất : |
|
Bên cạnh đó, trong khoai lang có màu tím hoặc màu cam đậm (khoai nghệ, khoai mật) rất giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể trước tác hại của các gốc tự do. Các gốc tự do có thể kích thích tình trạng viêm loét hoặc phá hủy các DNA trong cơ thể, liên quan đến các căn bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, lão hóa hoặc bệnh tim,…
1.1 Khoai lang là thực phẩm giàu tinh bột
Tinh bột trong thực phẩm thường được chia thành ba loại cơ bản dựa vào mức độ chúng tiêu hóa có tốt hay không. Tỷ lệ tinh bột có trong khoai lang được chia như sau:
- Tinh bột tiêu hóa nhanh, dễ tiêu hóa (khoảng 80%). Tinh bột này sau khi nạp vào cơ thể nhanh chóng bị phá vỡ kết cấu và hấp thụ, đồng thời làm tăng nhanh chỉ số đường huyết.
- Tinh bột tiêu hóa chậm (khoảng 9%). Loại này bị phá vỡ kết cấu chậm hơn và tăng ít lượng đường trong máu hơn.
- Tinh bột kháng, khó tiêu (khoảng 11%). Loại này bị loại bỏ bởi sự tiêu hóa và hoạt động giống như chất xơ. Nó nuôi dưỡng các loại vi khuẩn tốt có trong đường ruột. Lượng tinh bột kháng có thể tăng lên bằng cách làm lạnh khoai lang sau khi chế biến.
1.2 Protein trong khoai lang
Một củ khoai lang có kích cỡ trung bình chứa khoảng 2g chất đạm. Các protein này có khả năng chữa lành trong trường hợp cây bị phá hủy do tác động của các yếu tố vật lý. Mặc dù có thể thấy khoai lang chứa hàm lượng protein tương đối thấp, nhưng khoai lang là nguồn cung cấp đa lượng khá quan trọng đối với dinh dưỡng của con người.
1.3 Chất xơ
Khoai lang đã được nấu chín có chứa nhiều chất xơ. Một củ khoai lang cỡ trung bình có chứa khoảng 3,8g chất xơ. Các sợi xơ hòa tan chiếm khoảng 15 – 20% và ở dạng pectin. Các sợi không hòa tan chiếm khoảng 75 – 85% và ở dạng cellulose, hemicellulose, và lignin.
Các chất xơ hòa tan, chẳng hạn như pectin có thể làm gia tăng cảm giác no, giảm bớt lượng thức ăn và giảm lượng đường trong máu thông qua việc làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.
1.4 Vitamin và chất khoáng
Khoai lang là thực phẩm có nguồn cung cấp beta carotene, vitamin C và kali phong phú.
- Vitamin A hay còn được gọi là beta caroten có nhiều trong khoai lang, đặc biệt trong khoai có màu vàng đậm. Đây là loại vitamin mà cơ thể cần để chuyển đổi thành vitamin A. 100g khoai lang có thể cung cấp đủ lượng vitamin A theo khuyến cáo của chuyên gia.
- Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa, chống các gốc tự do và có thể cải thiện sức khỏe của làn da.
- Kali: Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và làm ổn định huyết áp, đồng thời chất khoáng này cũng có thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim.
- Vitamin B6: Vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn sang dạng năng lượng.
- Vitamin E: Chất chống oxy hóa hòa tan dễ dàng trong chất béo giúp cơ thể chống lại các tác hại của quá trình oxy hóa.
2. Gợi ý 20 công dụng tuyệt vời của khoai lang
2.1 Hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng
Một trong những tác dụng của khoai lang từ xưa đến nay mẹ nào cũng đã từng nghe qua đó là giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe đường ruột do khoai lang có hàm lượng chất xơ cao.
Việc tiêu hóa chúng sẽ làm tăng lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, tăng nhu động ruột, bôi trơn thành ruột giúp quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định. Khoai lang cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón. Người bị táo bón nên bổ sung vào thực đơn để có kết quả tốt nhất.
2.2 Giảm viêm loét đường tiêu hóa
Viêm loét, nhất là dạ dày, là căn bệnh mà hiện nay rất nhiều người mắc phải ở mọi độ tuổi. Thói quen thức khuya, sinh hoạt không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc lạm dụng kháng sinh gây ra các vết loét, dẫn đến các cơn đau khó chịu và các hậu quả sau này. Khoai lang có các chất bảo vệ các mô đường tiêu hóa, hỗ trợ điều trị viêm loét đường tiêu hóa hiệu quả.
2.3 Phòng ngừa ung thư
Anthocyanin trong khoai lang tím có nồng độ khá cao, có lợi trong phòng chống ung thư dạ dày và ung thư vú nhờ sự ức chế lan rộng của các tế bào ung thư.
2.4 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Quá trình oxy hóa diễn ra liên tục và kéo dài trong cơ thể sẽ làm xuất hiện các biến chứng kèm theo như xơ vữa động mạch, dẫn đến nguyên nhân của nhiều bệnh về tim mạch. Các chất có trong khoai lang chứa hàm lượng polyphenol cao, sẽ góp phần ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm giảm nguy cơ hình thành các bệnh tim mạch. Loại củ này cũng chứa các chất xơ, polyphenol, anthocyanin,… liên quan mật thiết đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
2.5 Ổn định huyết áp
Nhờ vào nguồn kali và magie dồi dào nên việc tiêu thụ khoai lang đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả. Khi cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn, huyết áp sẽ hạ thấp hơn. Điều này giúp bạn giảm đi nguy cơ gặp phải các vấn đề về động mạch vành hoặc đột quỵ.
Bên cạnh đó, magie là một khoáng chất có tác dụng giảm huyết áp nhờ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp hiệu quả.
2.6 Tăng cường trí nhớ
Anthocyanin có tác dụng chống lại oxy hóa, giúp bạn tránh khỏi tình trạng lão hóa các tế bào não, từ đó tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi.
2.7 Cải thiện thị lực
Vitamin A và beta caroten có trong khoai lang giúp bạn cải thiện thị lực. Vitamin A không chỉ đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố chịu trách nhiệm cho sự hấp thụ ánh sáng của mắt mà còn đồng thời duy trì cấu trúc thích hợp cho phần võng mạc.
2.8 Hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả
Các chất xơ như pectin có trong khoai lang mang lại cảm giác no lâu, giúp bạn cắt các cơn thèm ăn hiệu quả, đồng thời thúc đẩy trao đổi chất, từ đó có thể kiểm soát cân nặng ổn định.
2.9 Kháng khuẩn, chống viêm
Trong khoai lang có một chất dinh dưỡng tuyệt vời đó là choline. Một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của choline đó là làm giảm bớt phản ứng viêm của cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm ít hơn. Ngoài ra, khoai lang còn chứa hàm lượng cao anthocyanin, chất quan trọng góp phần ngăn ngừa và giảm viêm sưng trong các tế bào ung thư ruột kết, giảm sự sinh sản tế bào ở một số tế bào ung thư.
2.10 Giảm căng thẳng mệt mỏi
Khoai lang có hàm lượng magie cao, magie một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể hoạt động bình thường. Magie có tác dụng là giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Người bị thiếu magie có nguy cơ cao rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng hơn. Do đó, bạn có thể ăn khoai lang để bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm và các hành vi liên quan đến căng thẳng, lo lắng.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Vì sao móng chân bị gợn sóng?
2.11 Kiểm soát đường huyết
Khoai lang là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. So với các loại tinh bột khác, khoai lang giải phóng đường vào máu lâu hơn. Ngoài ra, loại củ này cũng chứa nhiều chất xơ. Các nghiên cứu cho thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1, việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp mức đường huyết thấp hơn. Bên cạnh đó những bệnh nhân tiểu đường type 2 nếu sử dụng nhiều chất xơ thì có thể cải thiện lượng đường trong máu, lipid và insulin.
Chất xơ không hòa tan rất cần thiết và quan trọng trong việc thúc đẩy độ nhạy insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, khoai lang là nguồn magie quan trọng, có khả năng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
2.12 Bổ sung vitamin A
Vì chứa hàm lượng beta carotene cao nên loại củ này là một nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời dành cho cơ thể. Sau khi cơ thể hấp thụ khoai lang, beta carotene có trong khoai sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, mỗi phân tử beta carotene sẽ tạo ra hai phân tử vitamin A. Cơ thể con người cần vitamin A để chống lại các bệnh nhiễm trùng.
2.13 Tăng khả năng sinh sản
Nhờ hàm lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành loại thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh nở vì khoai giúp tăng cường khả năng sinh sản. Vitamin A đóng vai trò chính trong việc cải thiện hiệu suất, khả năng sinh sản, Nếu xảy ra thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh thứ phát.
Ngoài ra, loại củ này còn có chứa sắt, một khoáng chất có lợi trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc gia tăng lượng sắt và vitamin A có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ phát và giảm các nguy cơ vô sinh liên quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.
2.14 Làm đẹp da và tóc
Khoai lang rất giàu vitamin A, C và E tốt cho tóc và da. Vitamin E trong khoai lang có khả năng làm tăng sự phát triển và làm dày mật độ tóc ở những người bị rụng tóc. Vitamin C được sử dụng phổ biến trong việc điều trị các vấn đề về da liễu như tăng sắc tố và lão hóa làn da.
Vitamin C rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một loại protein cấu trúc đóng vai trò quan trọng của da. Loại vitamin này cũng có đặc tính chống viêm rất tốt nên sẽ giúp kiểm soát các vấn đề về da như mụn bọc, trứng cá và giúp vết thương hở nhanh lành.
2.15 Kiểm soát bệnh tiểu đường
Khoai lang có chỉ số glycemic thấp hơn nhiều so với khoai tây. Loại củ này còn chứa nhiều chất xơ (khoảng 6g/1 củ khoai cỡ vừa) giúp cơ thể tiêu hóa tinh bột chậm và mang lại cảm giác no lâu hơn cho người bệnh tiểu đường.
2.16 Giảm ảnh hưởng của tác động kim loại nặng tới cơ thể
Trong khoai lang có chứa peonidin và cyanidin có khả năng giảm thiểu tác động tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
2.17 Bảo vệ khớp
Loại củ này là nguồn cung cấp dồi dào chất beta cryptoxanthin – có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mãn tính như viêm khớp, thấp khớp. Vitamin C trong khoai còn có tác dụng duy trì lượng collagen và làm giảm nguy cơ phát triển viêm khớp.
2.18 Giảm nguy cơ đột quỵ
Những loại thực phẩm chứa nhiều kali như loại củ này có thể giảm 20% nguy cơ đột quỵ.
2.19 Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Nhờ hàm lượng magie giúp giảm bớt căng thẳng, bạn có thể cải thiện giấc ngủ sâu hơn, chất lượng hơn.
2.20 Tốt cho người ăn kiêng
Các chị em nếu muốn có vóc dáng thon gọn, đừng bỏ qua khoai lang nhé! Đây là loại thực phẩm ăn kiêng rất hiệu quả. Bạn có thể bổ sung loại củ này (ưu tiên luộc/hấp) vào bữa sáng để mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất.
3. Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng khoai lang
Tuy khoai lang là thực phẩm đơn giản, dễ kiếm dễ dùng nhưng nhiều chị em không tránh khỏi những băn khoăn trong quá trình sử dụng cũng như chọn mua và bảo quản khoai lang.
Ăn khoai lang có béo không?
Câu trả lời là không! Vì khoai lang nhiều chất xơ, lại có hàm lượng đường thấp nên là một siêu thực phẩm ăn kiêng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn đừng nên ăn quá nhiều nhé.
Ăn khoai lang lúc nào tốt nhất?
Nên sử dụng khoai lang vào buổi sáng là tốt nhất! Ăn khoai lúc đói có thể gây ợ chua, đầy hơi, chướng bụng. Ăn khoai vào buổi tối dễ gây trào ngược dạ dày.
Mẹ bầu có ăn được khoai lang không?
Mẹ bầu dễ bị táo bón nên ăn khoai lang rất tốt đấy nhé!
Khoai lang mọc mầm có ăn được không?
Câu trả lời là không! Vì trong mầm khoai có độc tố, nếu khoai có hiện tượng mọc mầm, bạn không nên sử dụng nữa.
Cách chọn và bảo quản khoai lang
Nên chọn khoai lang có vỏ khô, trơn, củ căng mập, không bị đốm sâu, hà. Bảo quản khoai ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
>>>>>Xem thêm: Thuốc tăng cơ giảm mỡ cho người tập gym có nên mua hay không ?
Qua bài viết trên của blogthethao.edu.vn, hi vọng các bạn hiểu thêm về công dụng tuyệt vời của khoai lang cũng như cách sử dụng khoai hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Chúc các bạn luôn vui, khỏe!