Hạt dẻ là thực phẩm giàu dinh dưỡng quen thuộc với tất cả mọi người. Vậy bạn đã hiểu hết về lợi ích của chúng chưa? Hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu chi tiết về 10 lợi ích của hạt dẻ qua bài viết sẽ khiến bạn ngỡ ngàng!
1. Giới thiệu và dinh dưỡng hạt dẻ
1.1 Nguồn gốc
Hạt dẻ hay sơn hạch đào có tên khoa học là Castanea Mollissima, nó được gọi là hạt từ cây, là một dạng cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Châu Âu, và tính tới thời điểm hiện tại hạt dẻ được tìm thấy nhiều ở Châu Á và một số nước nhỏ Châu Âu
1.2 Đặc điểm
Để có được hạt dẻ, chúng ta phải trải qua công đoạn đập phá quả với nhiều gai sần sùi bên ngoài. Hạt nhìn chung có lớp vỏ bảo vệ tốt, quả thường chứa trung bình 2 – 4 hạt dẻ bên trong. Và nếu muốn sử dụng bạn cần bóc lớp vỏ bên ngoài chỉ để lấy đúng phần thịt bên trong. Phần thịt bên trong mềm, bùi bùi như khoai ăn rất ngon được chế biến để ăn vặt là nhiều.
1.3 Giá trị dinh dưỡng có trong hạt dẻ
Trong 100g hạt dẻ sống | Trong 100g hạt dẻ chín |
|
|
Bên cạnh đó, trong chúng có chứa hàm lượng vitamin C cao, điều này dĩ nhiên rất tốt cho sức khỏe cho bản thân hơn thôi. Theo nghiên cứu, cứ trung bình 100g hạt dẽ sẽ cho ra 35-40% vitamin C khuyến cáo hằng ngày.
Các khoáng chất thiết yếu cần có cho cơ thể như vitamin A, E, B, canxi, magie , kẽm, sắt,.. cũng được tìm thấy trong hạt dẻ
2. Tổng hợp 10 lợi ích hạt dẻ đối với cơ thể
2.1 Giãn tĩnh mạch
Người ta đã nghiên cứu và tìm ra được những lợi ích quan trọng mà hạt dẻ có thể đem lại cho người bị giãn tĩnh mạch. Hợp chất aescin có trong chúng có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch . Và việc bổ sung 100g mỗi ngày có thể cung cấp 8,3g aescin mỗi ngày góp phần làm giảm giãn tĩnh mạch như các triệu chứng sưng, đau nhức, ngứa chân.
2.2 Chất chống oxy hóa hiệu quả
Chất chống oxy hóa hỗ trợ cơ thể chống lại các gốc tự do, tăng cường hệ miễn dịch tối ưu, chống lại các bệnh về tim mạch, tình trạng viêm. Hợp chất Flavonoid, aescin có trong hạt dẻ đảm bảo được vấn đề đó cho cơ thể
2.3 Chữa vô sinh ở nam giới
Việc vô sinh ở nam giới là do tĩnh mạch gần tinh hoàn bị sưng, vì vậy việc chữa vô sinh hay giảm khả năng bằng cách làm giảm việc sưng tĩnh mạch gần tinh hoàn và ở hạt dẻ có chứa hợp chất aescin có thể làm được điều đó. Bổ sung bằng cách uống hoặc ăn những thực phẩm có chứa hợp chất này.
2.4 Đặc tính chống viêm mạnh mẽ
Viêm là hiện tượng tích tụ chất lỏng trong các lớp mô, vì vậy dẫn đến trình trạng sưng tấy, và có xu hướng giữ nước. Đối với những người vận động thể thao, sau phẫu thuật, khi tình trạng sưng viêm xảy ra, việc bổ sung hoặc bôi thuốc có dưỡng chất aescin sẽ cải thiện tình trạng viêm như đã nói
2.5 Giảm các triệu chứng bệnh trĩ
Việc bệnh nhân bị trĩ rất khó để điều trị, và việc điều trị tốt thường diễn ra trực tiếp tại bệnh viện. Và nguyên nhân sinh ra bệnh là do tĩnh mạch bị sưng xung quanh hậu môn và trực tràng làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa và bất tiện trong sinh hoạt vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số cách để giúp bạn ngăn chặn và giảm triệu chứng bệnh trĩ, việc sử dụng hạt dẻ ngựa thường xuyên có thể giúp các bệnh nhân bị trĩ có thể cải thiện được.
2.6 Phòng chống ung thư
Hàm lượng vitamin C có trong hạt dẻ là chất chống oxy hóa nổi tiếng, nó có tác dụng chống lại các gốc tự do có hại cho cơ thể, bên cạnh đó hợp chất aescin có trong hạt dẻ cũng được nghiên cứu có tác dụng làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, nên có thể dùng để phòng chống ung thư hiệu quả.
Đối với những tế bào ung thư phổi, ung thư tuyến tụy cũng có thể bị phá bỏ phá hủy khi sử dụng thường xuyên hoặc bổ sung các hợp chất aescin.
2.7 Cung cấp năng lượng
Năng lượng được xem là yếu tố để cơ thể khỏe mạnh, những ai thường xuyên vận động, thể thao, đặc biệt người tập gym, yoga có thể sử dụng hạt dẻ để cung cấp năng lượng hiệu quả.
Vitamin C có trong 100g hạt dẻ có chưa tới 35-40% vitamin khuyến dùng hằng ngày cho cơ thể khỏe mạnh, được xem là chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, vì vậy có thể giúp cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong.
Trung bình 100g hạt dẽ chín cung cấp 2g chất xơ và 1g đạm, và 50% trong đó là tinh bột là những chất có lợi cho người tập thể hình hiệu quả. Nên cân nhắc việc bổ sung hạt dẻ cho khẩu phần ăn hằng ngày để cải thiện tinh thần, sức khỏe tốt nhất.
2.8 Ổn định lượng đường có trong máu
Cholesterol có trong máu với hàm lượng nhiều gây nguy hại cho cơ thể, dẫn đến tình trạng như tiểu đường, nhồi máu cơ tim. Chất xơ có trong rau củ thực phẩm có thể cải thiện ổn định được lượng đường có trong máu. Việc bổ sung chất xơ từ rau củ, thực phẩm chức năng và đặc biệt trong hạt dẻ có thể cải thiện được lượng cholesterol có trong máu, mặc khác có thể hỗ trợ giảm táo bón hiệu quả.
2.9 Bảo vệ làn da
Flavonoid, aescin, vitamin C là hợp chất có tác dụng chống lại chất chống oxy hóa, có khả năng giúp ngăn ngừa gốc tự do, chống lão hóa hiệu quả. Sản sinh collagen giúp ngăn ngừa nếp nhân, hạn chế sự hình thành sắc tố melanin. Việc bổ sung hạt dẻ vào khẩu phần ăn hằng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà con giúp đẹp da
2.10 Cải thiện chức năng bộ não
Vitamin B có vai trò chuyển hóa tinh bột, chất béo thành năng lượng cung cấp cho cơ thể, tăng cường khả năng não bộ. Mặc khác vitamin B giúp hỗ trợ sản sinh tế bào máu đỏ cho cơ thể.
Việc sử dụng 100g hạt dẻ cung cấp 1/4 lượng vitamin B6 cần thiết mỗi ngày, vitamin B12 giúp ngăn ngừa thoái hóa thần kinh. Thành phần sắt có trong chúng cũng là yếu tố giúp cơ thể bù đắp hàm lượng máu tốt nhất.
3. Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ
3.1 Có thể gây tăng cân
50% thành phần có trong hạt là tinh bột, và một lượng lớn carbohydrate vì vậy việc bổ sung với số lượng nhiều cũng dễ dẫn đến tình trạng tăng cân. Thông thường chỉ cần ăn 100g tương đương với 1 chén cơm, vì vậy việc ăn hạt dẻ kết hợp chế độ thể dục rất tốt. Với người tập luyện để tăng cân thì có thể cân nhắc xem xét việc thay thế những món ăn có chứa lượng lớn tinh bột thế này vào các bữa phụ.
3.2 Chất chống đông máu
Việc máu đông khi xảy ra hiện tượng đứt tay, bị thương nặng là cách thức bảo vệ cơ thể tránh hiện trạng mất máu. Những người bị loãng máu cần nên cân nhắc việc dùng hạt dẻ, vì trong chúng có chất làm chậm quá trình đông máu
3.3 Gây hại cho gan
Những người bị gan, thận nên hạn chế việc ăn hạt dẻ ngựa, đặc biệt hạt không may bị nấm mốc để sinh ra độc tố Aflatoxin dẫn đến ngộ độc và gây hại cho gan.
4. Các món ăn hạt dẻ phổ biến
4.1 Hạt dẻ nướng
Đây là món ăn phổ biến nhất hiện nay, cũng như thường được thấy bán ở các vỉa hè hay bán. Cách thc làm món này cũng khá đơn giản, chỉ cần sơ chế cơ bản sau đó bỏ lên chảo để nướng, sau đó kiểm tra xem hạt đã chín chưa và phù hợp với khẩu vị của bạn chưa là được
4.2 Soup hạt dẻ
Đây là món ăn rất bổ dưỡng cho cơ thể đang bị loãng máu mất máu, người sau phẫu thuật. Cách sơ chế cơ bản, chỉ cần hạt dẻ luộc chín để nguyên hoặc nghiền nhỏ để nấu chung với cháo thêm một ít hành, rồi nêm nếm cho vừa miệng là được.
4.3 Gà hầm hạt dẻ
Gà: sơ chế sạch, ướp gia vị cần thiết, khử mùi gà. Chiên gà với tỏi hành phi cho thơm, thêm nước tương để tăng màu sắc cho gà thêm thu hút, khi gà săn lại vớt ra để riêng.
Chuẩn bị nước hầm: sử dụng khoảng 1,5 lít nước sau đó cho hỗn hợp nước gia vị ( nước tương, rượu trắng, dầu hào, đường phèn, tiêu xây)
Đổ gà đã chiên cùng với lát gừng, gốc hành, hoa hồi, vỏ tần bì. Hầm trong 40 phút. Khi gà đã chín và cuối cùng là tách lớp thịt gà cùng với hạt dẻ hầm thêm trong 30 phút nữa
4.4 Chè hạt dẻ
Món chè được làm rất dễ dàng, chỉ cần sử dụng hạt dẻ đun với đường, bột sắn dây trong 20 phút, rồi có thể sử dụng nóng hoặc lạnh tùy thích của bạn.
Trên đây là những kiến thức của blogthethao.edu.vn chia sẻ tới bạn đọc về lợi ích của hạt dẻ đối với sức khỏe. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!