Thực phẩm biến đổi gen luôn là chủ đề nóng hiện nay. Liệu thực phẩm biến đổi gen có lợi hay có hại với sức khoẻ? Bài viết này, blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc và lợi, hại của thực phẩm biến đổi gen nhé!
1. Thực phẩm biến đổi gen là gì?
Thực phẩm biến đổi gen (hay Genetically Modified food hay viết tắt là GMOs) là các loại thực phẩm được tạo ra bằng cách sự can thiệp của công nghệ sinh học nhằm mục đích biến đổi gen. Mục đích ban đầu là nhằm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, tăng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng kháng thuốc diệt cỏ tốt hơn.
Biến đổi gen là một thành tựu của nền khoa học thế giới từ đầu những năm 1980. Kỹ thuật biến đổi gen có thể tạo ra giống cây trồng như mong muốn, tốn ít thời gian và có độ chính xác cao.
Các thực phẩm biến đổi gen (GMO) được thử nghiệm đầu tiên trên cây thuốc lá. Năm 1986, Bắt đầu từ thí nghiệm các nhà khoa học muốn biến đổi cấu trúc gene để chúng có thể kháng thuốc diệt cỏ. Sau đó được trồng thử ở Mỹ và Pháp. Sau đó một thập kỷ, những cây biến đổi gen được trồng đại trà với mục đích thương mại cho năng suất rất cao. Mặc dù chưa được khẳng định về độ an toàn cho sức khỏe con người những những thực phẩm này hiện nay rất phổ biến.
GMO có 2 loại phổ biến:
- Loại kháng thuốc diệt cỏ
- Loại tự tiết chất độc để tiêu diệt côn trùng gây hại
Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm biến đổi gen (GMO):
- Bắp và đậu nành chống thuốc chống diệt cỏ: Ngô và đậu nành được cải tiến để dung nạp chất glyphosate diệt cỏ được tìm thấy ở Roundup. Điều này cho phép nông dân phun thuốc các cánh đồng của họ bằng chất diệt cỏ để diệt cỏ dại.
- Đu đủ chống virus: Tại Hawaii, đu đủ được biến đổi di truyền để có thể chống lại virus gây bệnh đốm.
- Gạo vàng: các nhà khoa học Thụy Sĩ đã phát triển gạo vàng – một loại gạo sản sinh ra beta-carotene, một chất chống oxy hóa mà cơ thể có thể biến đổi nó thành vitamin A.
2. Lợi ích và tác hại từ thực phẩm biến đổi gen
2.1 Lợi ích mà thực phẩm biến đổi gen mang lại:
Về mặt nguyên tắc, người ta chỉ làm các biến đổi gen mang tính có lợi cho con người. Nghĩa là chỉ tiến hành biến đổi ở những gen không liên quan gì đến thành phần giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm, hoặc nếu có thì sẽ làm động tác theo hướng tăng cường hàm lượng và không làm thay đổi theo chiều hướng ngược lại. Có thể thấy được lợi ích mà thực phẩm biến đổi gen mang lại thường là:
- Có lợi cho nông nghiệp:
- Chi phí sản xuất giảm, năng suất tăng
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
- Ít ảnh hưởng đến đất đai.
2.2 Những tác hại nguy hiểm từ thực phẩm biến đổi gen
Có hại cho sức khỏe:
Viện y học môi trường Mỹ (AAEM) đã nghiên cứu trên các động vật khi cho chúng ăn thức ăn GMO, kết quả cho thấy có sự tổn hại về nội tạng. Những động vật này rất dễ bị rối loạn miễn dịch, vô sinh, và lão hóa rất nhanh hơn.
Đối với cơ thể con người, GMO tồn tại lâu dài, trong khi các vi khuẩn có lợi có nguy cơ “bị biến đổi gen”. AAEM khuyến cáo phụ nữ, trẻ em và những bệnh nhân không nên ăn những thực phẩm GMO để đảm bảo sức khỏe cơ thể.
Dị ứng:
Theo Trung tâm thống kê của y tế quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ em dưới 18 tuổi đã tăng từ 3,4% vào năm 1997 – 1999 lên tới 5,1% vào năm 2009-2011.
Mặc dù chưa có những bằng chứng khoa học cụ thể đề cập rằng tình trạng dị ứng thực phẩm liên quan tới thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên cần có thêm những nghiên cứu để làm sáng tỏ mối quan hệ trên.
Tình trạng kháng kháng sinh:
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), các vi sinh vật kháng kháng sinh có ảnh hưởng tới cho 2 triệu người mỗi năm. Và hàng năm có tới 23.000 người tử vong vì các bệnh lý nhiễm trùng. Do các loại gen kháng kháng sinh đã được sử dụng để đưa vào các giống hạt ngô và đậu nành nên vẫn có những mối lo ngại rằng đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc trên người. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu xác nhận điều này.
Khó kiểm soát:
Khi trồng các cây GMO cạnh những cây thường sẽ nhân giống rất nhanh qua gió và côn trùng. Việc này nếu không được kiểm soát sẽ mang đến những hậu quả không thể lường trước được.
Làm xuất hiện nhiều loại “siêu cỏ”:
Khi khả năng chống thuốc diệt cỏ tăng, những cây cỏ cũng sẽ phải biến đổi để thích nghi. Chính điều này là nhân tố để sản sinh những loại “siêu cỏ” rất khó để tiêu diệt.
Gây hại cho môi trường:
Nhiều loại cây GMO có khả năng tiết chất độc giết sâu bọ. Điều này vô tình ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chuỗi thức ăn tự nhiên. Một ví dụ điển hình cho điều này là lượng bươm bướm chúa tại Mỹ đã giảm 0%. Thuốc trừ cỏ đã làm biến đổi gen gây rối loạn nội tiết tố.
Những mối lo ngại khác
Vào năm 2013, trên tờ tạp chí Food and Chemical Toxicology đã rút lại một bài báo với nội dung rằng ngô biến đổi gen và thuốc diệt cỏ Roundup chính là nguyên nhân gây ung thư và chết non trên mô hình chuột, mặc dù cho rằng kết quả của bài báo là chưa thuyết phục.
3. Cách nhận biết thực phẩm biến đổi gen GMO
3.1 Nhận biết GMO qua hình dáng bên ngoài
Các thực phẩm biến đổi gen thường có kích thước lớn hơn; hoặc hình thức bóng đẹp hơn; mùi vị lạ hơn so với loại bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế việc này cũng có thể được tạo ra bằng phương pháp lai tạo tự nhiên.
3.2 Nhận biết GMO bằng mã code
Đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ có mã code trên đó. Người tiêu dùng chỉ cần nhìn mã code là có thể nhận ra được đâu là thực phẩm biến đổi gen, đâu là thực phẩm hữu cơ tự nhiên.
Đối với sản phẩm có 5 chữ số và bắt đầu bằng chữ số 8 là thực phẩm biến đổi gen. Còn nếu chúng bắt đầu bằng chữ số 9 hoặc 5 là thực phẩm hữu cơ tự nhiên.
4. Quy định về thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam
Từ 8/1/2016, thực phẩm biến đổi gen được đóng gói sẵn bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt khi lưu hành trên thị trường.
Theo đó, thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn chỉ có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng đều phải ghi nhãn khi lưu thông tại thị trường của Việt Nam. Các thực phẩm biến đổi gen không ghi nhãn theo quy định sẽ không được tiếp tục sản xuất và nhập khẩu sau 8/1.
Tuy nhiên, quy định trên đây chỉ áp dụng đối với những mặt hàng đóng gói sẵn. Các thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến nhưng không bao gói thì không phải tuân thủ các quy định này.
Tại Việt Nam, dù chỉ mới công nhận 4 giống ngô biến đổi gen (chưa tiến hành trồng đại trà), song việc nhập khẩu thực phẩm biến đổi gen (đậu tương, ngô,…) là thực tế từ khoảng 10 năm gần đây. Do đó, việc quy định ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen sẽ góp phần minh bạch thông tin để người tiêu dùng có thể lựa chọn.
Hi vọng với bài viết trên Wheyshop đã giúp bạn biết thêm về thực phẩm biến đổi gen cùng những lợi ích và tác hại của nó. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết. Chúc bạn và gia đình luôn khoẻ mạnh!