Nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Nhịp tim đập nhanh có sao không?

Nhịp tim đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, dựa vào nhịp tim bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe hiện giờ. Vậy còn nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu và liệu nhịp tim nhanh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?.
Không để bạn phải chờ lâu nữa, hãy cùng Blogthethao.edu.vn tìm hiểu ngay nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu và nhịp tim nhanh có sao không ngay trong bài viết dưới đây nhé. 

Nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu ?


Nhịp tim là tình trạng tim đập nhanh và liên tục với nhịp bất thường trong vòng từ vài giây đến vài phút. Nhịp tim thường được xác định bằng cách đo số lần đập trong khoảng 1 phút, thông thường, chỉ số nhịp tim bình thường ở người trưởng thành rơi vào khoảng từ 60 – 100bpm. Và như vậy khi nhịp tim đập trên khoảng 100 lần/ 1 phút thì đó là nhịp tim đập nhanh.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đây là trường hợp áp dụng đối với người trưởng thành, bởi nhịp tim của chúng ta sẽ đập từ rất nhanh và chậm dần theo độ tuổi, do đó không thể áp dụng điều này đối với trẻ nhỏ. Do đó, trả lời cho câu hỏi nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu chỉ áp dụng cho người trưởng thành thôi nhé.
» Tham khảo thêm: Nhịp tim là gì? Cách tính nhịp tim với công thức ra sao?

Nhịp tim nhanh có sao không? 


Nhịp tim nhanh đồng nghĩa với việc tình trạng tim bạn đập cao hơn 100 lần/ phút. Tình trạng này thông thường chỉ diễn ra trong khoảng từ vài giây đến vài phút và thường xay ra theo nhiều trường hợp khác nhau, một số trường hợp nhịp tim đập nhanh không phải là xấu và cũng có một số trường hợp có thể là bệnh lý bạn cần theo dõi. 
Vậy nhịp tim nhanh có sao không? Để có thể xác định được nhịp tim nhanh là nguy hiểm hay không nguy hiểm thì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. 
Nguyên nhân khiến nhịp tim đập nhanh
Về các trường hợp thông thường, nhịp tim của bạn có thể đập nhanh hơn khi: 

  • Hoạt động thể dục thể thao cường độ cao, điển hình như tập tạ, chạy bền hay chạy nước rút và các bộ môn khác khiến tim đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn. 
  • Thay đổi nội tiết tố trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh hoặc khi mang thai.
  • Sử dụng một số chất kích thích như cà phê, rượu bia hay thuốc lá đều có thể ảnh hưởng đến nhịp tim. 
  • Sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng sẽ góp phần làm tăng nhịp tim đập. 
  • Căng thẳng thần kinh, lo âu hay sợ hãi, có thể khiến nhịp tim của bạn đập bất thường hơn. 

Trường hợp nhịp tim nhanh khác thường liên quan đến các bệnh về tim, bao gồm: 

  • Nhồi máu cơ tim 
  • Các bệnh động mạch vành 
  • Bệnh suy tim 
  • Hở van tim và các vấn đề khác 

Nhịp tim nhanh phải làm sao ?
Thông thường, nhịp tim đập nhanh trong quá trình tập thể dục hay sử dụng thuốc và chất kích thích thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe và chỉ diễn ra trong vài phút, do vậy bạn không cần quá lo lắng trong trường hợp này.
Tuy nhiên, nếu nhịp tim của bạn đập nhanh bất thường khi không thuộc các trường hợp trên và kèm theo triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực… Thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mạch để được khám và điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt. 
» Tham khảo thêm: Nhịp tim chuẩn của người bao nhiêu là bình thường

Cần làm gì để kiểm soát nhịp tim tốt hơn 

 

 
Việc nhịp tim đập nhanh có thể ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, do vậy kiểm soát nhịp tim ổn định vẫn luôn là điều cần thiết để có một sức khỏe tốt. Vậy cần làm gì để kiểm soát nhịp tim tốt hơn, dưới đây chính là một số phương pháp dành cho bạn. 
Cân bằng điện giải cơ thể 
Các khoáng chất và điện giải rất quan trọng cho quá trình phục hồi và đảm bảo sự co bóp của tim, việc thiếu hụt các loại chất điện giải này có thể khiến bạn bị rối loạn nhịp tim. Do vậy để đảm bảo tim mạch ổn định, bạn nên cân bằng lượng điện giải ở trong người để đạt hiệu quả tập luyện tốt hơn nhé. 
Bạn có thể bổ sung các loại điện giải trong quá trình tập thông qua nước điện giải, gel năng lượng hoặc một số thực phẩm bổ sung chứa điện giải khác, nó không chỉ giúp tim bạn ổn định nhanh hơn mà còn hỗ trợ phục hồi cơ hiệu quả hơn nữa đó. 
Uống đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng cho quá trình hoạt động của cơ thể, cơ thể không được đủ nước sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực do thiếu cân bằng điện giải. Do vậy, hãy bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày theo tỷ lệ chiều cao và cân nặng của mình để ổn định nhịp đập tốt nhất nhé. 
Thư giãn, giảm căng thẳng 
Việc căng thẳng quá độ hay quá lo âu sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ với nhịp tim của bạn mà còn với cả sức khỏe não bộ của bạn. Do đó, hãy thường xuyên thư giãn cơ thể bằng cách thả lỏng, tập yoga hay ngồi thiền và nghe một bài nhạc yêu thích. 
Ho mạnh 
Có thể bạn đã biết, ho là một trong những phản ứng của cơ thể nhằm đào thải dị vật ra khỏi cơ thể qua đường hô hấp, nhưng bạn cũng có thể không biết rằng, ho chính là một biện pháp để giúp nhịp tim trở lại bình thường. Khi nhịp tim trở nên bất thường, bạn cần ho mạnh để có thể tạo áp lực lên tim và khiến nó ổn định trở lại. 
Tập thể dục đều đặn
Cách tốt nhất và hiệu quả lâu dài nhất chính là hãy tập thể dục đều đặn, mặc dù trong quá trình tập sẽ khiến tim bạn có nhịp tim đập nhanh hơn nhanh khi nghỉ ngơi, nhịp tim bạn sẽ ổn định trở lại và thậm chí khỏe hơn, không cần đập quá nhiều, điều này giúp bạn tăng cường tuổi thọ cao hơn đó nhé. 
» Tham khảo thêm: Nhịp tim khi chạy bộ và những điều cần lưu ý
Như vậy, thông qua bài viết trên, Blogthethao.edu.vn đã giúp bạn tìm hiểu được nhịp tim đập nhanh là bao nhiêu và nhịp tim nhanh có nguy hiểm đến sức khỏe không rồi đó. Hãy luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có một sức khỏe tim mạch tốt nhất và cơ tim khỏe mạnh nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *