Lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi mỗi khi chúng ta hoạt động quá sức. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì lại là một dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Bài viết dưới đây blogthethao.edu.vn sẽ giúp bạn nhận biết được đâu là nguyên nhân khiến cho cơ thể bạn luôn trong tình trạng thiếu ngủ, mệt mỏi và cách khắc phục nhé!
1. Lý do lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi
Nếu cơ thể bạn lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi thì chắc hẳn bạn đang mắc phải một trong các lý do sau đây:
1.1 Thiếu ngủ
Tình trạng thiếu ngủ, không nghỉ ngơi đủ là một lý do rõ ràng khiến cho cơ thể lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, huyết áp cao, trầm cảm, bệnh tim, đột quỵ và tăng nguy cơ tử vong.
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe bản thân, bạn nên tuân thủ nghỉ ngơi ít nhất 7 tiếng mỗi ngày và có thể chợp mắt 15 – 30 phút nếu như cơ thể lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi.
1.2 Thiếu dinh dưỡng
Cơ thể thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi, đặc biệt là khi thiếu sắt. Sắt là nguyên tố vi sinh quan trọng trong cơ thể người, có nhiệm vụ tổng hợp nên hemoglobin để tạo ra hồng cầu, đồng thời nó vận chuyển oxy lên não và đảm bảo các cơ quan hoạt động và cực kỳ quan trọng đối với hệ thần kinh của con người. Thiếu sắt sẽ làm cho hệ thần kinh bất ổn, rối loạn và khiến bạn khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm dẫn đến mệt mỏi và có xu hướng buồn ngủ vào ban ngày.
1.3 Ít vận động
Ít vận động cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể trao đổi chất kém, lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Để cải thiện tình trạng này, hãy đứng dậy và di chuyển hoặc vận động một cách nhẹ nhàng để bạn có thể tái tạo năng lượng và xóa tan tâm trạng mệt mỏi.
Việc tập thể dục cường độ vừa phải kéo dài ít nhất 20 phút cũng giúp cơ thể tăng cường năng lượng tốt hơn. Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, những người ít vận động sau khi hoàn thành chương trình tập thể dục thường xuyên đã cải thiện chứng mệt mỏi.
1.4 Thường xuyên bị stress
Có rất nhiều yếu tố khiến bạn luôn bị căng thẳng, stress như công việc, vấn đề tài chính, mối quan hệ, … và những điều này thường dẫn đến hiện tượng cơ thể lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Một chút căng thẳng có thể giúp bạn tỉnh táo, minh mẫn và ứng phó tốt hơn trong nhiều tình huống như phỏng vấn, tuy nhiên căng thẳng chỉ là mang lại hiệu quả tích cực nếu nó xảy ra trong thời gian ngắn.
Tình trạng căng thẳng quá mức, kéo dài có thể gây kiệt sức về thể chất và tinh thần, điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau. Nếu những áp lực mà bạn phải đối mặt đang khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trong người, quá sức, đau đầu, mỏi cơ, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.
1.5 Dấu hiệu của việc mang thai
Trong những tháng đầu của thai kỳ, do sự thay đổi của các hormone khiến cho cơ thể thay đổi, thường xuyên cảm thấy lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Đây là triệu chứng cho việc rối loạn tăng trưởng hoocmon trong cơ thể mẹ, là một hiện tượng hoàn toàn bình thường.
1.6 Do mắc các bệnh nguy hiểm
Dấu hiệu của bệnh về hệ tiết niệu:
Nhiều người cho rằng khi gặp vấn đề về đường tiết niệu thì phải đau rát, hoặc gặp vấn đề khi đi vệ sinh. Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đường tiết niệu chính là bạn lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi đặc biệt là buồn ngủ ban ngày, ban đêm bứt rứt khó chịu và khó ngủ hoặc nặng hơn là mất ngủ.
Dấu hiệu của bệnh liên quan đến gan:
Gan là cơ quan đảm nhận chức năng giải độc cho cơ thể, lâu ngày nếu chúng ta không điều tiết tốt những thực phẩm đưa vào sẽ làm gan quá tải và bị tổn thương, đặc biệt khi bạn ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, chứa chất kích thích hoặc cồn.
Điều này làm cho gan không dự trữ được vitamin, khoáng chất, không sản xuất được protein và năng lượng cho các hoạt động. Do đó mà ban ngày chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, do gan phải hoạt động quá mức.
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường:
Theo nghiên cứu cho thấy, những người thường cảm thấy mệt mỏi và không thể không chế được cơn buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nếu thường xuyên buồn ngủ ngày, thèm ngọt, cơ thể mệt mỏi… bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường huyết. Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp việc điều trị đơn giản hơn cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu của bệnh tim:
Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra trình trạng lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi.
Tuy nhiên, buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…
» Tham khảo thêm về khái niệm BMR và ý nghĩa của BMR trong quá trình tăng, giảm cân tại: https://wheyshop.vn/bmr-la-gi-y-nghia-cua-bmr-trong-viec-giam-can.html
2. Cách hay để hết buồn ngủ, tăng sự tập trung
Thay vì sử dụng các chất kích thích như trà, cafein để tỉnh táo hay loại bỏ tình trạng lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi thì các bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để thoát khỏi trạng thái buồn ngủ một cách nhanh chóng và an toàn.
2.1 Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối mà còn có khả năng giảm cảm giác mệt mỏi, thiếu tỉnh táo vào ban ngày hiệu quả. Tập thể dục làm tăng lượng máu lưu thông đến các bộ phận cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi cảm giác uể oải, lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Thêm vào đó, nếu bạn vận động bên ngoài thì việc hít thở khí trời trong lành sẽ tiếp thêm năng lượng và giúp bạn sẵn sàng cho mọi công việc.
Mới bắt đầu, bạn có thể chọn vài bài tập ngắn, chạy bộ hoặc chơi các môn thể thao ưa thích. Hãy đến tập luyện ít nhất là 30 phút mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất.
2.2 Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hợp lý
Ăn sáng:
Với nhiều bạn việc ăn sáng luôn bị bỏ qua do thói quen thức khuya và dậy muộn. Điều này khiến cơ thể bạn bị mất cân bằng trao đổi chất, năng lượng thiếu hụt dẫn tới buồn ngủ, xử lý công việc kém hiệu quả.
Để tránh bỏ qua bữa sáng bạn nên tập dậy sớm hơn và dành thời gian để ăn một bữa sáng giàu dinh dưỡng, đủ chất để cung cấp cho cơ thể bạn năng lượng hoạt động cả ngày. Bạn nên chọn thực phẩm nguyên hạt, sữa chua và trái cây cho bữa sáng.
Ăn trưa:
Khi ăn trưa bạn nên ăn ở mức vừa đủ, tránh việc ăn quá nhiều thức ăn khiến cơ thể không tiêu hóa hết được gây cảm giác khó chịu suốt buổi chiều. Một nghiên cứu khoa học cho thấy cách tinh chế carbohydrate như bánh mì trắng và mì ống trắng có ảnh hưởng đến sự tăng giảm đột ngột đường huyết, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn. Tốt nhất, nếu bạn thấy không quá đói bạn nên ăn ít đi bữa trưa hoặc thay bằng một bữa ăn nhẹ với nhiều rau củ quả.
Ăn bữa phụ:
Giống như việc uống nước, bạn nên để thức ăn có ở lượng “thẩm thấu” tốt nhất. Mặt khác, ăn thêm đồ ăn vặt lành mạnh giúp cơ thể bổ sung năng lượng ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết, kiệt sức gây buồn ngủ và cơ thể cũng được cung cấp đủ chất cần thiết để tập trung làm việc.
Ngoài ra bạn nên bổ sung các dưỡng chất duy trì tỉnh táo như:
- Chất béo Omega-3: Không chỉ tốt cho mắt, Omega-3 còn giúp chống buồn ngủ hiệu quả. Nếu tự chuẩn bị bữa ăn, bạn có thể chế biến món cá, đặc biệt là cá hồi để bổ sung axit béo tuyệt vời này. Hoặc bổ sung viên dầu cá hàng ngày.
- Chất xơ: Thực phẩm nhiều chất xơ thì có ít chất béo gây độc hại, giúp chóng no, giảm thèm ăn chất khác. Quan trọng nhất là chất xơ giúp thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ đào thải các chất độc trong cơ thể giúp bạn hấp thu năng lượng tốt hơn, giảm cảm giác buồn ngủ ban ngày.
- Magie: Thiếu magie hoặc vitamin khoáng chất có thể là nguyên nhân chính khiến bạn buồn ngủ. Vì vậy bạn nên bổ sung đủ magie trong chế độ ăn hàng ngày. Chất này có nhiều trong bơ, đậu, ngũ cốc, sô cô la đen…
- Sắt: Như đã nói ở trên, sắt là một chất quan trọng cho cơ thể, thiếu sắt thường dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu ngủ. Để bổ sung sắt, các bạn có thể tích cực ăn các loại thịt đỏ để bổ máu hoặc trực tiếp sử dụng viên uống chứa sắt để bổ sung.
2.3 Nghỉ ngơi đầy đủ
- Duy trì thói quen ngủ đều đặn: Bạn nên cố gắng điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và làm việc cố định vào một khoảng thời gian và cố gắng duy trì thói quen đó để cơ thể khỏe mạnh.
- Hạn chế ngủ trưa: Cơ thể bạn cần một thời lượng ngủ nhất định trong vòng 24 giờ. Thói quen ngủ trưa quá lâu đôi khi làm giảm thời gian ngủ trong ngày, dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ bị đứt quãng. Bạn chỉ nên ngủ trưa từ 15 – 30 phút nếu quá mệt mỏi.
- Giới hạn thời gian thức trên giường: Khi bạn lên giường ngủ, bạn nên cố gắng ngủ trong vòng 5 – 10 phút. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy thử ra khỏi giường và đọc sách cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ, sau đó trở lại giường.
- Tạo môi trường giúp ngủ dễ dàng: Bạn nên để phòng ngủ yên tĩnh, tối và nhiệt độ thoải mái để thúc đẩy bạn dễ dàng ngủ hơn.
- Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Bạn nên tránh tiêu thụ đồ uống chứa caffeine sau buổi trưa vì tác dụng kích thích của caffeine có thể kéo dài trong nhiều giờ sau khi uống và gây ra vấn đề với giấc ngủ.
- Tránh thuốc lá và rượu trước khi đi ngủ: Thói quen hút thuốc lá và uống rượu trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
2.4 Giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những căng thẳng, tuy nhiên để cho cơ thể được khỏe mạnh thì bạn cần phải học được cách giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống
- Xác định nguồn gốc của sự căng thẳng: Bạn cần xác định rõ mấu chốt của vấn đề khiến bạn phải suy nghĩ, sau đó bạn định hướng cách giải quyết tối ưu để cải thiện.
- Tránh những người làm bạn căng thẳng: Nếu có ai đó trong cuộc sống khiến bạn bị căng thẳng khi tiếp xúc, bạn hãy cố gắng hạn chế gặp gỡ một cách lịch sự.
- Nhìn mọi thứ tích cực hơn: Khi gặp phải các tình huống căng thẳng, bạn nên suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Ví dụ nếu bạn bị giao một công việc chưa từng làm trước đây, hãy xem đây là cơ hội để bản thân tự tìm hiểu và có thêm kiến thức mới.
- Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi: Một số vấn đề gây căng thẳng khiến tâm trạng mệt mỏi, chẳng hạn như bệnh tật hoặc cái chết của người thân là điều không thể tránh khỏi. Thay vì buồn bã, lo lắng mỗi ngày, bạn hãy học cách chấp nhận và để điều đó trôi đi theo thời gian.
- Học cách tha thứ: Bất cứ ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Thay vì ghim trong lòng, bạn hãy bỏ qua sự tức giận và hãy tha thứ cho người làm tổn thương mình.
- Trò chuyện nhiều hơn: Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, hãy tìm một ai đó để trò chuyện. Bạn có thể nói về những ý tưởng về công việc hoặc câu chuyện ngoài lề mang tính chất giải trí. Sự hài hước luôn là cách hết buồn ngủ hiệu quả và kiểm soát stress rất tốt.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến cho cơ thể bạn lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi và những biện pháp khắc phục mà blogthethao.edu.vn chia sẻ tới bạn. Nếu tình trạng này luôn kéo dài và không thể tự khắc phục được thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!