Khoai mì là 1 nguyên liệu chính trong nhiều món ăn truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn thắc mắc “Khoai mì bao nhiêu calo?“, ăn khoai mì có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và cân nặng chưa? Hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu chi tiết hơn về khoai mì ở bài viết dưới đây nhé!
1. Củ khoai mì là gì?
Khoai mì hay còn có cái tên quen thuộc là củ sắn, là một loại cây lương thực có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Rễ cây khoai mì tích lũy tinh bột và phát triển lớn dần tạo thành củ. Củ khoai mì có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, thường có màu trắng hoặc vàng.
Củ khoai mì thường có rất nhiều giá trị dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: luộc, hấp chín, nướng, nấu xôi, nấu chè,… Một công dụng lớn của củ khoai mì mà có thể bạn không biết, đó là củ khoai mì chính là nguyên liệu chính để tạo ra bột năng dùng trong ẩm thực.
Vậy khoai mì bao nhiêu calo? Ăn khoai mì có béo không? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
2. Khoai mì bao nhiêu calo?
Nhiều người thắc mắc: 100g khoai mì bao nhiêu calo? và ăn khoai mì ảnh hưởng thế nào đến cân nặng. Theo nghiên cứu, trong 100g khoai mì chứa khoảng khoảng 112 calo. Tuy nhiên, khối lượng và cách chế biến khác nhau sẽ làm thay đổi hàm lượng calo trong củ khoai mì.
2.1. 1 chiếc bánh khoai mì nướng bao nhiêu calo?
Bánh khoai mì nướng là 1 món bánh truyền thống với công thức chế biến vô cùng đơn giản. Bánh khoai mì có hương vị thơm ngon tự nhiên và đã trở thành món ăn gợi nhớ nhiều kỷ niệm tuổi thơ trong nhiều gia đình người Việt. Trong 1 chiếc bánh khoai mì nướng cung cấp cho cơ thể khoảng 392 calo.
2.2. 100g bánh khoai mì hấp bao nhiêu calo?
Bánh khoai mì hấp được nhiều người yêu thích có cách chế biến đơn giản nhất. Trong 100g bánh khoai mì hấp có chứa khoảng 145 – 152 calo.
Hàm lượng calo trong khoai mì hấp, luộc không quá cao bởi khoai mì được chế biến bằng cách luộc, hấp vừa giữ nguyên giá trị dinh dưỡng, vừa không tăng cân.
2.3. 1 bát chè khoai mì bao nhiêu calo?
Chè khoai mì có hương vị rất đặc biệt, và cần đến rất nhiều nguyên liệu khác nhau như: Nước cốt dừa, đậu phộng, dừa tươi, bột năng,… Trong 1 bát chè khoai mì thường chứa khoảng 308 calo.
Hàm lượng calo trong chè khoai mì cao bởi đường và bột năng, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi ăn chè khoai mì nhé!
2.4. Bánh tằm khoai mì sợi bao nhiêu calo?
Bánh khoai mì sợi là 1 món ăn rất phổ biến và được đông đảo các bạn trẻ yêu thích. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bánh tằm khoai mì sợi có chứa khoảng 250 calo. Có thể thấy, hàm lượng calo trong bánh khoai mì khá cao so với những cách chế biến khác.
2.5. Bánh khoai mì hấp nước cốt dừa bao nhiêu calo?
Khoai mì hấp nước cốt dừa có hương vị ngậy béo từ nước cốt dừa. Trong 100g khoai mì hấp nước cốt dứa có chứa khoảng 150 calo. Ngoài ra, món ăn này còn cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, B, chất xơ, sắt, canxi, cali.
3. Thành phần dinh dưỡng của khoai mì
Như đã biết 100g khoai mì chứa 112 calo, thực phẩm khoai mì còn cung cấp cho cơ thể nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm lượng lớn chất xơ, tinh bột, và các loại vitamin khoáng chất khác nhau.
Trong 100g khoai mì có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Carbohydrate: 38g
- Chất xơ: 1,8g
- Đường: 1,7g
- Lipid: 0,3g
- Natri: 14mg
- Kali: 271mg
- Cholesterol: 0mg
- Protein: 1,4g
- Sắt: 0,3mg
- Canxi: 16mg
- Vitamin C: 20,6mg
- Vitamin B6: 0,1mg
4. Ăn khoai mì có mập không?
Ăn khoai mì có mập không? là thắc mắc của nhiều người khi ăn khoai mì, đặc biệt là gymer, người giảm cân ăn kiêng. Như đã biết khoai mì bao nhiêu calo, trong 100g khoai mì chỉ chứa khoảng 112 calo. Khoai mì hàm lượng calo rất nhỏ so với các các món ăn khác, do đó ăn khoai mì sẽ không làm bạn tăng cân.
Ngoài ra, khoai mì còn chứa rất nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất và giàu tinh bột giúp cơ thể cảm thấy no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn. Như vậy, ăn khoai mì không những không làm bạn béo phì mà còn hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lượng calo từ khoai mì vượt quá nhu cầu năng lượng hàng ngày thì vẫn có thể dẫn đến tăng cân như thường.
5. Ăn khoai mì có tốt không?
5.1. Lợi ích khi ăn khoai mì
Từ những thành phần dinh dưỡng kể trên, khoai mì sẽ cung cấp cho cơ thể 1 nguồn dinh dưỡng dồi dào. Dưới đây là 8+ lợi ích đối với sức khỏe khi ăn khoai mì:
- Khoai mì chứa vitamin B6 và riboflavin, có tác dụng giảm các cơn đau đầu, nhất là chứng đau nửa đầu.
- Lượng chất xơ không hòa tan trong khoai mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
- Rễ củ khoai mì đun sôi, dùng làm nước uống có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây tiêu chảy.
- Khoai mì chứa canxi và kẽm, góp phần giúp xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương.
- Carbohydrate trong khoai mì có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Protein trong khoai mì giúp nuôi dưỡng các mô, tăng cường sức khỏe cơ bắp.
- Khoai mì không chứa gluten, nên rất an toàn với những người dị ứng gluten.
- Khoai mì có chứa kali giúp điều hòa huyết áp và duy trì sự cân bằng natri – kali cần thiết cho cơ thể.
5.2. Khoai mì có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Khoai mì là 1 loại củ giàu dinh dưỡng và có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều khoai mì cũng có thể gây ra một số vấn đề.
Các tác hại khi ăn khoai mì:
- Ăn quá nhiều khoai mì trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng kháng insulin, rối loạn tim mạch.
- Nếu ăn quá nhiều khoai mì có thể gây ra sự tích tụ chất béo dư thừa trong cơ thể.
- Nếu ăn quá nhiều hàm lượng axit uric trong cơ thể có thể tăng lên đáng kể. Vì vậy, những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn khoai mì.
- Việc ăn khoai mì sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cyanua, đồng thời gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh.
Nhìn chung, khoai mì là thực phẩm ít calo (100g khoai mì có 112 calo) và giàu dinh dưỡng. Tác dụng của khoai mì có lợi đối với sức khỏe người dùng, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều khoai mì nhé!
6. Cách ăn khoai mì giảm cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn khoai mì chỉ chứa 112 calo sẽ không gây ra tình trạng tăng cân và béo phì. Nếu bạn biết ăn khoai mì đúng cách và theo khoa học, khoai mì còn góp phần kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Dưới đây là một vài mẹo để ăn khoai mì giảm cân:
- Bữa sáng là thời điểm cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ khoai mì tốt nhất. Bạn nên ăn 200g khoai mì vào bữa sáng hoặc bữa phụ.
- Có thể dùng khoai mì thay cho cơm trắng, tuy nhiên bạn vẫn phải kết hợp với các món ăn kèm để không mất cân bằng dinh dưỡng.
- Nên ăn khoai mì luộc, hấp để giảm cân hiệu quả và hạn chế các chất phụ gia trong chế biến.
- Hạn chế ăn khoai mì kèm các món ăn nhiều calo: xôi, chè, nước cốt dừa, đường, sữa…
- Không ăn khoai mì vào ban đêm để không gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Không ăn khoai mì khi đang đói vì sẽ dễ bị ngộ độc hơn.
7. Một số lưu ý khi ăn khoai mì
Khoai mì là 1 loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người. Đồng thời, 100g khoai mì chỉ chứa 112 calo, hàm lượng calo ít mà lại giàu dinh dưỡng, do đó khoai mì phù hợp với đối tượng giảm cân. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều khi ăn khoai mì.
7.1. Những ai không nên ăn khoai mì?
- Bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp: Khoai mì chứa hợp goitrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
- Người bị thiếu iod: Goitrogen trong khoai mì có thể làm giảm hấp thụ iod trong cơ thể.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú: Khoai mì có chứa cyanua có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.
- Trẻ em: Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn có thể bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn khoai mì.
7.2. Lưu ý khi ăn khoai mì
Để giảm các độc chất trong khoai mì, đảm bảo an toàn khi ăn, bạn nên lưu ý 5+ điều sau khi chế biến và ăn khoai mì:
- Gọt vỏ khoai mì trước khi nấu để giảm hàm lượng chất độc cyanua.
- Ngâm khoai mì trong nước từ 48 – 60 giờ trước khi nấu để loại bỏ các tạp chất độc hại.
- Đảm bảo nấu chín hoàn toàn khoai mì trước khi ăn.
- Kết hợp ăn khoai mì với thực phẩm giàu protein sẽ giúp cơ thể loại bỏ chất cyanua độc hại.
- Bổ sung nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa tác dụng phụ của khoai mì.
⇒ Xem thêm: Những cách chế biến củ sâm đất thành món ăn ngon “chuẩn vị”
Trên đây, là những thông tin blogthethao.edu.vn giải đáp về khoai mì bao nhiêu calo, ăn khoai mì có mập không. Khoai mì là 1 món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, nhưng đừng quên kiểm soát lượng calo và duy trì một chế độ ăn cân đối để kiểm soát cân nặng tốt hơn nhé!