Giải đáp thắc mắc: Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Chắc hẳn trong chúng ta không ít người mua khoai lang về để ăn dần mà quên mất những củ khoai lang đó. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy rằng khoai lang sẽ mọc lên các mầm cây nhỏ nếu như bạn để quên chúng quá lâu hoặc bảo quản không kỹ. Nhưng liệu khoai lang mọc mầm có ăn được không? Xin mời các bạn hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây!

Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

1. Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Theo các nhà nghiên cứu, sau một vài tuần ở nhiệt độ khoảng 21 độ C, thì khoai lang sẽ có dấu hiệu nảy mầm. Ở nhiệt độ cao hơn, thì quá trình nảy mầm còn diễn ra nhanh hơn. Một củ khoai lang sẽ không nảy mầm nếu nó được bảo quản ở nhiệt độ từ 12 đến 14 độ C. Tuy nhiên, đây là nhiệt độ khiến người bình thường khó bảo quản khoai lang tại nhà. Nhưng chúng ta cũng không nên cho khoai lang vào tủ lạnh vì ở nhiệt độ quá lạnh, khoai sẽ mất ngon và bở.

Khi củ khoai lang mọc mầm, nấm mốc sẽ biến loại thực phẩm này trở thành nơi tích trữ chất độc, gây ra nhiều tác hại khôn lường ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.  Tuy không chứa độc nhưng khoai lang mọc mầm lại dễ sinh ra nấm mốc. Những loại vi khuẩn nấm mốc sẽ tấn công trên vỏ khoai lang, làm xuất hiện các đốm đen hoặc nâu. Nếu bạn quan sát thấy trên củ khoai lang có nhiều đốm đen tức là độc tố nhiều, khoai sẽ có vị đắng.

Bạn không nên ăn khoai lang đã bị mọc mầm, vì:

  • Khoai lang mọc mầm không còn chứa những dưỡng chất, vitamin và khoáng chất nhiều như lúc còn tươi.
  • Khoai lang để lâu ngày, mọc mầm thường sẽ đi kèm những tình trạng như bị sùng, có đốm đen ăn rất đắng, nếu đem đi chế biến có thể khiến món ăn bị hỏng. Chưa kể hiện tượng này là do chất tiết của khoai lang. tạo ra một loại độc tố gọi là tecpen để chống lại côn trùng Cylas spp (hay còn gọi là bọ hà).
  • Khoai lang mọc mầm tuy không độc nhưng vẫn có thể chứa nấm mốc không tốt cho sức khỏe.
  • Khoai lang mọc mầm là do hết hạn sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách, để khoai ở nơi ẩm mốc, có độ ẩm cao , vì thế không nên ăn.
  • Không nên ăn khoai lang mọc mầm có nhiều đốm đen hoặc nâu, dù không chứa nhiều độc tố nhưng vẫn gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng, chúng ta có thể bị ngộ độc nếu ăn phải khoai đã mọc mầm có đốm nâu đen.
  • Nếu vẫn muốn tận dụng khoai lang mọc mầm, bạn chỉ nên chọn những củ vừa mới mọc mầm, không có đốm đen hoặc nâu để không bị ngộ độc.

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

2. Cách dùng khoai lang mọc mầm để không gây hại

Để tận dụng khoai lang mọc mầm an toàn cho sức khỏe và tiết kiệm, bạn cần sơ chế đúng cách trước khi sử dụng. Cách chế biến khoai lang nảy mầm cũng rất đơn giản và không tốn nhiều thời gian. 

  • Đầu tiên, bạn cần gọt hoàn toàn vỏ của khoai lang và loại bỏ mầm. 
  • Sau đó rửa sạch khoai và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 phút. 
  • Cuối cùng bạn chỉ cần lấy ra là có thể xử lý như bình thường. 

Không chỉ ăn được củ, bạn cũng có thể sử dụng mầm khoai lang này khi chế biến món ăn. Cách xử lý những mầm khoai lang này như sau

  • Bạn hãy cắt phần mầm từ củ khoai lang rồi thái thành từng sợi nhỏ. 
  • Sau đó thêm chúng vào món salad hoặc xào với các loại rau khác. 
  • Điều cần lưu ý ở đây là bạn phải đảm bảo mầm vẫn còn mềm.

Nhưng đừng để những mầm này phát triển quá lớn. Các mầm đang phát triển sẽ hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng và nước từ rễ, cuối cùng dẫn đến khoai lang bị khô, mủn và không dùng được nữa. Thêm vào đó, khi mầm phát triển, chúng cũng cứng lại, trong trường hợp đó nên loại bỏ chúng vì chúng khá khó nhai và không có dưỡng chất để hấp thụ.

Cách dùng khoai lang mọc mầm để không gây hại

3. Cách lựa chọn, chế biến và bảo quản khoai lang tươi

3.1 Cách chọn khoai lang

Khi mua khoai lang ở bất kỳ đâu, bạn nên chọn những củ khoai còn tươi, cứng và không bị bầm dập. Bạn nên chọn những củ có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ, vì những củ to thường sẽ có nhiều xơ hơn, khi ăn sẽ không ngon. 

3.2 Cách bảo quản

Bảo quản khoai lang ở nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, không dùng túi ni lông bọc khoai, và để khoai trong tủ lạnh vì nhiệt độ tủ lạnh sẽ làm khoai nhanh héo, mất mùi vị đặc trưng, thậm chí là hỏng nhanh hơn. Nếu bạn bảo quản khoai lang ở nhiệt độ thích hợp thì có thể dùng được từ 7-10 ngày. Khoai lang cũng sẽ không mọc mầm mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon.

Cách bảo quản

3.3 Cách chế biến

Bạn có thể nấu khoai lang bằng cách luộc, nướng hoặc hấp. Hạn chế chiên khoai lang, chiên ngập dầu vì sẽ khiến hàm lượng tinh bột trong khoai bị biến tính, gây khó tiêu, đầy hơi. Khi ăn khoai lang sống, bạn dễ bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

3.4 Không nên tích trữ khoai lang quá nhiều và quá lâu

Có nhiều người có thói quen mua khoai với số lượng lớn để tiết kiệm cho những lần sử dụng sau và không tốn nhiều thời gian cho việc mua sắm. Nếu bạn tích trữ nhiều khoai lang và để lâu sẽ phát sinh tình trạng, khoai mọc mầm và không sử dụng được. Nếu thấy khoai lang mọc mầm nên sử dụng ngay, không nên tiếp tục trữ lại. Ngoài ra, bạn chỉ nên bảo quản khoai lang với lượng vừa phải, đủ dùng trong vài ngày để khoai không bị hư, mọc mầm hoặc bị mốc.

Tìm hiểu thêm: 7 Tác hại của hoa đậu biếc đối với sức khỏe con người như thế nào?

Không nên tích trữ khoai lang quá nhiều và quá lâu

4. Những loại rau củ mọc mầm không nên ăn

4.1 Khoai tây: 

Chất độc Solanine có trong mầm xanh lá của khoai tây chiếm tỉ lệ cao gấp 50 lần ở củ khoai tây bình thường, vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép.

4.2 Lạc:

Khi hạt lạc bị nảy mầm, chúng là một trong những thực phẩm không nên ăn để tránh tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Khi lạc bị mốc hoặc mọc mầm, chúng tạo ra một lượng lớn độc tố aflatoxin, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc ung thư tăng cao ở người.

4.3 Củ gừng: 

Bản thân củ gừng không có độc và khi mọc mầm vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, bạn không nên ăn gừng đã mọc mầm vì nó không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu. Nếu bạn thấy gừng đã mọc mầm, bị mốc thì không nên ăn trong mọi trường hợp vì nó có chứa độc tố safrole, gây tổn thương gan và ung thư.

4.4 Củ sắn: 

Khi mọc mầm, biến thành thức ăn độc hại. Chất độc có trong củ sắn mọc mầm gây nôn mửa, tiêu chảy, đau tức ngực, nguy hiểm nhất là tử vong nếu nạn nhân không được sơ cứu đúng cách. Ngoài ra, khi chế biến củ sắn sống cũng cần phải cẩn thận gọt sạch vỏ. Bạn hãy cắt bỏ 2 đầu củ sắn rồi ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 tiếng trước khi chế biến món ăn này.

>>>>>Xem thêm: Bật mí thực đơn giúp tăng cơ nhưng không tăng cân cho người tập gym

Như vậy, nếu bạn còn đang băn khoăn khoai lang mọc mầm có ăn được không thì giờ đây có thể an tâm hơn khi có thêm kiến thức về khoai lang mọc mầm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải cẩn thận trong cách bảo quản và khi sử dụng khoai lang mọc mầm để tránh gây hại cho sức khỏe. blogthethao.edu.vn cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *