Chạy việt dã là gì? Bật mí 6 cách chạy việt dã không mệt

Chắc hẳn nếu bạn là người đam mê chạy bộ thì bạn không thể bỏ qua bộ môn chạy việt dã. Vậy chạy việt dã là gì? Sự khác biệt của chạy việt dã với các bộ môn chạy khác nhau như thế nào? Hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và cách chạy việt dã qua bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Chạy việt dã là gì? 

1.1. Chạy việt dã là gì?

Chạy việt dã theo tiếng Anh là Fell running, Mountain running. Chạy việt dã là 1 hình thức chạy bộ, đi bộ trong môi trường tự nhiên với địa hình là đồi núi, đồng bằng hay rừng cây. Hình thức chạy việt dã được nhiều vận động viên ưa chuộng không chỉ bởi nó là bộ môn thể thao rèn luyện thể lực tối ưu, cải thiện sức bền và tăng cường sức mạnh, mà chạy việt dã còn giúp người chạy gần gũi và hòa mình vào thiên nhiên.

1.2. Chạy việt dã bao nhiêu km?

Người tham gia phải vượt các chướng ngại vật từ thiên nhiên với cự ly chạy từ 5 – 15km, chạy việt dã không giới hạn độ tuổi cũng như thời gian cán đích. Bộ môn chạy việt dã mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng nhiều hơn ý nghĩa thi đấu chuyên nghiệp.

Chạy việt dã không được đưa vào như 1 môn thi đấu, do đó chạy việt dã được các doanh nghiệp hoặc địa phương tổ chức độc lập với mục đích quyên góp từ thiện, gây quỹ. Bên cạnh đó chạy việt dã nhằm giáo dục nâng cao sức khỏe cho mọi người và kết nối tinh thần của các thành viên trong 1 đoàn thể.

2. Điểm đặc biệt của chạy việt dã là gì?

2.1. Có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe

Với tinh thần yêu thể thao, cá thể chia sẻ những kiến thức bổ ích của mình với nhiều người về chạy việt dã là gì và mở rộng hơn về thông tin thể thao. Đặc điểm của chạy việt dã ngoài mục tiêu tuyên truyền kiến thức thể thao còn truyền đạt kiến thức về nội dung chạy việt dã như bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục trẻ em, xây trường học,…

2.2. Tăng cường thể lực

Quãng đường chạy việt dã không quá dài cũng không quá ngắn giúp mỗi cá nhân nâng cao sức bền của mình, cải thiện sự dẻo dai của cơ thể. Cùng đặc điểm hòa mình cùng thiên nhiên, tác dụng của chạy việt dã là tạo tinh thần thoải mái, sảng khoái, dẫn đến thể lực mỗi người tham gia sẽ trở nên tốt hơn sau khi tham gia chạy việt dã.

2.3. Thể hiện tinh thần nỗ lực, đoàn kết

Những chướng ngại vật ngoài thiên nhiên ẩn ý cho những khó khăn cần vượt qua, khám phá tính kiên trì trong mỗi cá nhân. Từ đó mỗi cá nhân ý thức sự cố gắng của mình trong công việc hay học tập qua những buổi chạy việt dã. Ngày nay, chạy việt dã đã mở rộng không hạn chế độ tuổi tham gia, chạy việt dã còn có thể tổ chức cho các trẻ em nhỏ trong trường học để giáo dục tính đoàn kết khi thi đấu.

2.4. Đóng góp lợi ích cho cộng đồng, địa phương

Hầu hết bộ môn chạy việt dã được tổ chức để từ thiện cho địa phương, sự tham gia của mỗi cá nhân chính là đóng góp 1 chút lợi ích về tiền bạc, thời gian để giúp đỡ nhóm người trong hoàn cảnh khó khăn hay góp phần cải thiện môi trường, xây dựng địa phương.

Có thể đóng góp mỗi cá nhân không đủ nhiều để thay đổi hoàn toàn nhưng vận động nhiều cá thể tham gia, những đóng góp đó có thể đem đến sự thay đổi lớn.

3. Hướng dẫn cách chạy việt dã không mệt

3.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng

Trước khi bắt đầu chạy việt dã, bạn cần vận động cơ thể trước khi chạy để tránh căng cơ, nhức xương, tránh trường hợp xảy ra những sự cố khi chạy. Một vài bài giãn cơ đơn giản là:

  • Xoay cổ tay cổ chân
  • Ép chân về phía trước – đổi chân
  • Chạy bước nhỏ tại chỗ
  • Vặn mình

Ngoài việc khởi động thì bạn cũng nên trang bị cho bản thân một đôi giày chạy bộ phù hợp, bình nước, thực phẩm bổ sung như gel năng lượng mang theo,…

3.2. Xuất phát đúng kỹ thuật

Bước xuất phát trước khi chạy cực kỳ quan trọng, blogthethao.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn tư thế xuất phát chạy việt dã như 1 vận động viên chuyên nghiệp:

  • Đứng sau vạch xuất phát.
  • Một chân đặt sát vạch xuất phát, một chân còn lại chống sau.
  • Khụy gối, ngả toàn bộ thân trên về phía trước.
  • Hai tay chạm đất, ngẩng đầu và mắt hướng lên đường đua.
  • Lưu ý giữ thăng bằng cơ thể trước khi chạy.
  • Khi có tín hiệu “bắt đầu” của trọng tài, chạy về phía trước.

3.3. Chặng 1: Khởi đầu

Cũng giống như bộ môn chạy thi đấu chuyên nghiệp, chạy việt dã cũng cần tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tham gia.

Khởi đầu hãy chạy chậm với bước ngắn và dần dần tăng tốc độ. Thân trên của bạn lao về phía trước, phối hợp tay vung nhịp nhàng với chân. Nên chạy bước dài khi trên đà tăng tốc thay vì bước ngắn.

3.4. Chặng 2: Giữa quãng

Khi chạy giữa quãng hãy chạy đều vận tốc, không đột ngột dừng lại hoặc giảm tốc độ gây ảnh hưởng tới khớp chân và xảy ra các chấn thương. Ngoài ra điều này có thể gây tai nạn với những người tham gia đang trên đà chạy của họ. Bên cạnh đó, vì có các chướng ngại vật nên bạn chạy việt dã với tốc độ phù hợp và uyển chuyển vượt qua nó.

3.5. Chặng 3: Chặng cuối

Khi đến chặng cuối dựa trên quãng đường đến đích, điều chỉnh vận tốc tăng dần. Khi qua vạch đích, hãy chạy tiếp vì cơ thể vẫn trên đà chạy chưa thể dừng ngay, chạy đến khi vận tốc của chúng ta đạt về 0m/s. Chú ý khi gần đến vạch đích, hướng người lên phía trước để lấy vượt qua dây ruy băng sớm nhất để đạt thành tích chạy việt dã cao.

3.6. Sử dụng thực phẩm bổ sung

Trước, trong và sau quá trình chạy việt dã, ngoài việc tiếp nước thì bổ sung bột năng lượng hoặc gel chạy bộ giúp cung cấp calo, điện giải, bù khoáng cho cơ thể, giúp cơ thể giảm mệt mỏi, tăng sức bền và cải thiện hiệu suất chạy bộ tốt hơn.

⇒ Mời bạn tham khảo: Đi bộ và chạy bộ 1km tiêu hao bao nhiêu calo?

Bài viết đã khái quát tổng thể chạy việt dã là gì và cách thức chạy việt dã đúng kỹ thuật, không mệt. blogthethao.edu.vn hy vọng những kiến thức trên giúp bạn hoàn thành chặng thi của mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *