Cây Sâm Đất là 1 dược chất quý trong y học cổ truyền thường được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc được sử dụng làm các món ăn trong mâm cơm của người Việt. Vậy Cây Sâm Đất có mấy loại? Cách nhận biết và tác dụng của từng loại như thế nào? Hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Cây sâm đất là cây gì?
Cây sâm đất mang tên khoa học là Boerhaavia Diffusa. Được biết, cây sâm có nguồn gốc từ Trung Mỹ, sau này được du nhập về Việt Nam từ những năm 1909. Sâm đất không phải tên riêng của 1 loại cây mà nó là tên gọi chung cho những loại sâm đất mọc tự nhiên hoặc trồng ở các vùng núi có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Trong các tài liệu y học Phương Đông ghi chép, cây sâm đất được cho là có vị đắng, hơi tê tê cay. Sâm đất có tính chất lạnh, ít độc có tác dụng cải thiện sức khỏe nhưng nếu dùng nhiều quá sẽ gây nên ra khó chịu, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi. Do vậy khi sử dụng sâm đất, bạn nên chú ý đến liều lượng vừa đủ và cách ăn củ sâm đất đúng cách, để tránh xảy ra tác dụng không mong muốn.
2. Cây sâm đất có mấy loại? Cách nhận biết và tác dụng của từng loại
Sâm đất là giống thực vật đơn giản và phát triển tự nhiên, dễ dàng tìm thấy ở những khu vực rừng, đất hoang, khí hậu mát mẻ. Nhưng cây Sâm đất không chỉ có 1 loại duy nhất mà còn tồn tại rất nhiều chi nhỏ. Dưới đây là top 10+ loại sâm đất phổ biến:
2.1. Sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh mang tên khoa học là Panax vietnamensis thuộc loại sâm đất sinh sống trên độ cao hơn 1200m ở núi Ngọc Linh, dãy Hoàng Liên Sơn, Việt Nam. Loài cây này là cây thân thảo có chiều cao khoảng 40 – 100cm, củ sâm đất rừng càng sống lâu năm thì càng quý hiếm.
Sâm Ngọc Linh là một trong các loại sâm đất được xếp vào các loại sâm rừng quý và đắt đỏ. Công dụng của cây sâm đất Ngọc Linh là khả năng điều trị bệnh cực kỳ tốt nhờ hàm lượng 52 loại saponin, cao hơn nhiều lần các loại sâm khác. Bởi vậy, giá củ sâm đất này ngày càng cao trên thị trường.
Sâm Ngọc Linh có tác dụng chống oxy hóa giúp đẹp tóc, đẹp da, đồng thời có tác dụng phục hồi các chứng trầm cảm, stress và suy giảm chức năng thần kinh, tăng cường sinh lực nam và nữ. Bên cạnh đó, cây Sâm Ngọc Linh còn chứa thành phần được xem là 1 vũ khí ưu việt chống lại các bệnh ung thư.
2.2. Sâm Cau Rừng
Sâm Cau Rừng, tên khoa học là Curculigo Orchioides. Sâm cau rừng thuộc họ hypoxidaceae thực vật có hoa. Chúng là loại cỏ mọc hoang, chiều cao chỉ khoảng 25 – 30cm và phát triển tại các vùng núi Tây Bắc như Cao Bằng, Tuyên Quang.
Sâm Cau Rừng có khả năng tăng sức đề kháng, giảm Cholesterol trong máu, tăng cường sức khỏe não bộ,… và công dụng của cây sâm đất Cau Rừng làm tăng cường sinh lực cho phái nam. Cách ăn củ sâm đất rất đơn giản và hiệu quả, tốt nhất hãy sử dụng củ sâm đất ngâm rượu, uống mỗi ngày một ít sẽ có tác dụng lâu dài cho nam giới.
2.3. Sâm Quy Đá
Sâm Quy đá là một trong các loại sâm đất. Loại sâm này mang tên gọi khác là Sâm Đá, Sâm Núi đá, sâm Vân Quy,… còn tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Sâm Đá Trắng thuộc họ Hoa Tán, chiều dài của chúng chỉ từ 3 – 12cm, phát triển chủ yếu ở bộ rễ thay vì lá nên rất khó khăn khi tìm kiếm và khai thác.
Tác dụng của cây sâm đất Quy đá là điều hoa kinh nguyệt, giảm đau, phục hồi,… Người ốm dậy, gầy gò xanh mét, người thường xuyên bị rối loàn kinh nguyệt, đau bụng kinh nên sử dụng loại sâm đấy này. Tuy nhiên, tác dụng của cây sâm đất này đối với phái nam giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực.
2.4. Sâm Đường Quy
Sâm Đường Quy có tên khoa học là Angelica Sinensis. Sâm Đương Quy là loại sâm dành cho phụ nữ, chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, chiều cao khoảng 40 – 80cm, sinh sống ở độ cao 2000 – 3000m so với mực nước biển nên khó khai thác. Đây là một trong các loại sâm đất cải thiện sức khỏe.
Tác dụng của cây sâm đất Đương Quy là an thần, tăng cường sinh lực cho nam giới (chữa chứng xuất tinh sớm và liệt dương), tăng sức mạnh, lưu thông máu, giảm tình trạng rối loàn kinh nguyệt,… Nhìn chung, cây sâm đất này còn tồn tại nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, nếu kiên trì sử dụng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
2.5. Thổ Hào Sâm
Một trong những loại sâm ở Việt Nam phải kể đến Thổ Hào Sâm hay còn gọi là Sâm Bố Chính. Đây là loại thuốc Nam quý hiếm tự nhiên và được trồng nhiều tại khu vực Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh đặc biệt ở các vùng núi huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hương Sơn.
Thổ Hào Sâm cũng có những tác dụng như điều trị chứng hư nhược thân thể, khó hấp thụ, điều hòa kinh nguyệt, hoa mắt, đau sống sống lưng,… Tuy nhiên loại sâm đất này còn có lợi cho việc chữa bệnh hô hấp như ho, hen suyễn,…
2.6. Củ Đằng Sâm
Củ Đẳng Sâm thuộc các loại sâm đất nổi tiếng, có lợi cho sức khỏe người dùng. Củ Đằng Sâm mang tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, có phần rễ khá nhỏ, phần thân phình to, hơi vàng nhẹ và nhiều đốt.
Loại sâm đất này thường được sử dụng làm thay thế nhân sâm trong các thang thuốc Bắc vì giá thành rẻ hơn, công dụng tương đương. Tác dụng của Củ Đằng Sâm chính là tăng cường sức mạnh, giảm nguy cơ ốm vặt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều hòa và lưu thông máu, chữa bệnh cao thế huyết,…
2.7. Tam Thất Bắc
Tam Thất Bắc là loại sâm phổ biến trong Đông Y, được sử dụng kèm với những vị thuốc khác để chữa bệnh. Tam Thất Bắc có ruột tím và vàng, đây loại sâm có giá trị dinh dưỡng cao, nếu được tìm thấy trên độ cao 1500m thì Tam Thất Bắc sở hữu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Lưu ý rằng Tam thất hoang ruột trắng không có nhiều giá trị.
Công dụng của cây sâm đất Tam Thất Bắc là kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế các loại vi rút khi xâm nhập vào cơ thể. Người già đặc biệt nên sử dụng Tam Thất để làm chậm quá trình suy giảm chức năng cơ bắp giúp cơ thể khỏe mạnh, hoạt động dễ dàng hơn.
2.8. Đinh Lăng nếp nhỏ
Đinh Lăng nếp là dòng sâm đất nhỏ, đa dạng và khá phổ biến,do đó giá củ sâm đất này rẻ hơn so với các loại Sâm Đất khác. Loài cây này thường khá cao từ 1 – 2m, lá giống như lông chim và có răng cưa, lá Đinh lăng có thể ăn như rau sống trong bữa ăn.
Tác dụng của cây sâm đất Đinh Lăng nếp nhỏ là làm lành vết thương, giúp săn da, hạ sốt, chữa viêm niêm mạc,… Củ Đinh Lăng thường dùng làm bài thuốc bồi bổ sức khỏe và có tác dụng chữa xương khớp hoặc bệnh Gout. Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể dùng Đinh Lăng sâm để giải quyết tình trạng tắc sữa.
2.9. Cây Đan Sâm
Một trong các loại sâm đất cải thiện sức khỏe tốt nhất là Cây Đan Sâm có tên khoa học là Salvia mitiorrhiza Bunge. Loại sâm đất này sống lâu năm, chiều cao khoảng 30 – 80cm, thân cây được bao phủ bởi 1 lớp lông ngắn màu vàng nhạt, thân vuông, có các gân dọc.
Đan sâm thường có vị đắng và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh về máu, phụ khoa. Ngoài ra, công dụng của cây Đan sâm đất hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, chống đái tháo đường,…
2.10. Cây Sa Sâm
Tên khoa học của Cây Sa Sâm là Launaea pinnatifida Cass Microrhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd. Cây Sa Sâm là một trong các loại sâm dạng cỏ có chiều cao khoảng 15-25cm, mọc thẳng và có màu vàng nhạt, rễ cây có khoảng 2-3 thân và nó chính là bộ phận được thu hái để làm dược liệu chữa bệnh.
Cây sa sâm Việt Nam tập trung chủ yếu ở vùng biển Quảng Bình, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Nghệ An. Tác dụng của cây sa sâm đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe: trị viêm phế quản, thiếu máu, vàng da, ho khan, ho lao, thổ huyết, viêm phổi,…
3. Những lưu ý khi sử dụng Sâm Đất
Cây sâm đất phổ biến và đem lại nhiều lợi ích nhất khoảng 10 loại sâm đất khác nhau. Mặc dù, sâm đất được coi là phương thuốc giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, tuy nhiên nếu sử dụng sâm đất sai cách sẽ không phát huy được tác dụng của cây sâm, thậm chí còn làm phản tác dụng.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng sâm đất:
- Sử dụng liều lượng sâm đất thích hợp với cơ thể bởi trong củ sâm đất luôn chứa độc tính với hàm lượng nhỏ, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Các triệu chứng ngộ độc sâm như mất ngủ, thần kinh hưng phấn liên tục, huyết áp cao, đau đầu, chóng mặt, da mẩn đỏ, chảy máu mũi… nếu bạn đang dùng sâm và có những triệu chứng kể trên nên ngừng ngay lại và xin ý kiến điều trị của bác sĩ.
Trên đây là các loại Sâm Đất thông dụng và những tác dụng của cây Sâm Đất. Bài viết này blogthethao.edu.vn đã trả lời cho câu hỏi: “Cây sâm đất có mấy loại? Cách nhận biết và tác dụng của từng loại”. blogthethao.edu.vn hy vọng bạn đọc đã có những cái nhìn cụ thể hơn về những loại sâm đất này để có thể sử dụng một cách hợp lý.