Bánh dày là món bánh truyền thống được yêu thích bởi từ lớp vỏ dẻo dai, lớp nhân thơm ngon và bổ dưỡng tạo nên tầng hương vị độc đáo. Tuy nhiên, khi thường thức món bánh này, nhiều người thắc mắc rằng: Bánh dày bao nhiêu calo? Hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh dày
Bánh dày là món ăn truyền thống của người Việt Nam, nó không chỉ được sử dụng trong các dịp lễ hội như Tết, Trung Thu mà còn là bữa ăn sáng của nhiều người. Bánh dày có hình tròn, bề mặt sau khi được làm chín rất mịn màng. Nhắc đến bánh dày là nhắc đến lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên. Bánh dày còn tượng trưng cho lòng biết ơn, quý mến đối với những người thân yêu.
Nguyên liệu làm bánh dày là bột nếp, bột gạo, dầu ăn, gia vị và đem đi hấp chín. Bánh dày bùi bùi từ những hạt gạo kết hợp cùng hương thơm dịu nhẹ từ lá chuối sẽ được sử dụng cùng giò chả béo ngậy hoặc nhân đỗ xanh ngọt ngọt.
Mỗi chiếc bánh dày đều thể hiện tinh thần của người Việt Nam và bánh dày chính là tinh hoa ẩm thực Việt Nam được nhiều người yêu thích.
⇒ Mời bạn tham khảo: 1 Ổ bánh mì bao nhiêu calo? Ăn bánh mì có mập không?
2. 100g bánh dày bao nhiêu calo?
Bánh dày được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp, thường được ăn kèm với giò, chả hoặc nhân đậu xanh. Vậy để biết được ăn bánh dày có béo không, thì trước tiên hãy cùng tìm hiểu lượng calo có trong những chiếc bánh dày thơm ngon này nhé.
Trung bình, trong 1 cái bánh dày thường sẽ cung cấp khoảng 140 đến 200 calo. Tuy nhiên, hàm lượng calo này sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng loại nhân bánh khác nhau.
2.1. Bánh dày không nhân bao nhiêu calo?
Bánh dày không nhân chỉ được làm từ gạo nếp, do đó sẽ có lượng calo ít hơn so với các loại bánh khác. Theo nghiên cứu, 100g bánh dày không nhân chứa khoảng 80 – 120 calo.
2.2. 100g Bánh dày đậu xanh bao nhiêu calo?
Bánh dày nhân đậu xanh là 1 loại bánh phổ biến trong nhiều dịp lễ hội và ngày Tết ở Việt Nam. Bánh dày được giã nhuyễn từ gạo nếp với lớp nhân đậu xanh ngon ngọt ở bên trong, có thể thêm một ít đường và mỡ tùy khẩu vị của mỗi người. Trong 100g bánh dày nhân đậu xanh thường chứa khoảng 200 calo.
2.3. Bánh dày kẹp chả giò bao nhiêu calo?
Bánh dày kẹp chả giò có hương vị rất đặc trưng, kết hợp giữa vị ngọt thơm của bánh dày với vị đậm đà, ngậy ngậy của nhân chả lụa hay giò. Bánh dày kẹp chả giò được rất nhiều người ưa chuộng bởi dễ ăn, giúp no lâu và giàu dinh dưỡng.
Theo thống kê:
- 1 cặp bánh dày giò chứa khoảng 350 calo.
- 1 cặp bánh dày kẹp chả chứa khoảng 360 calo.
Có thể nói, bánh dày kẹp chả giò có hàm lượng calo cao nhất trong các loại bánh dày, nên bạn hãy cân nhắc và tính toán calo trong bánh dày thật kĩ trước khi ăn nhé!
2.4. Bánh dày mặn bao nhiêu calo?
Bánh dày mặn thường được làm từ nhân thịt kết hợp nấm để tăng hương vị béo ngậy cho bánh. Bánh dày mặn có chứa gạo nếp giàu tinh bột cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhân thịt bổ sung dinh dưỡng, do đó có thể ăn vào bữa chính. Bánh dày mặn có hàm lượng calo từ 240 – 320 calo.
⇒ Mời bạn tham khảo: Calories là gì? Bảng tính Calories trong thức ăn hằng ngày
3. Thành phần dinh dưỡng của bánh dày
Bánh dày kẹp chả là món ăn phổ biến nhất với hương vị thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bánh dày kẹp chả giò có hàm lượng calo khá cao. Trong 100g bánh dày kẹp chả lụa ngoài cung cấp 350-360 calo còn cung cấp các thành phần dinh dưỡng sau:
- Protein: 12.4g
- Chất béo: 2.8g
- Tinh bột: 51.2g
- Chất xơ: 0.4g
- Canxi: 7.8mg
- Sắt: 0.5mg
Ngoài ra bánh dày còn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như: phốt pho, vitamin B1, vitamin B2,… Vậy ăn bánh dày có tốt không? Bánh dày có những lợi ích gì đối với sức khỏe sẽ được giải đáp ngay sau đây.
⇒ Mời bạn tham khảo: Bánh bột lọc bao nhiêu calo? Ăn bánh bột lọc có tăng cân không?
4. Ăn bánh dày có béo không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày người bình thường cần nạp vào cơ thể khoảng 2.000 calo tương ứng 667 calo cần thiết cho 1 bữa ăn. Như đã tìm hiểu 1 cái bánh dày giò chả khoảng 350 -360 calo, hay hàm lượng calo trong bánh dày đậu xanh tương đương 200 calo.
Để ăn bánh dày no bạn cần ăn khoảng 3-4 cái tương ứng với 400 – 600 calo. Lượng calo trong bánh dày thấp hơn lượng calo cần thiết cho 1 bữa ăn thông thường do đó ăn bánh dày sẽ không làm bạn tăng cân hay béo.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều bánh dày quá mức cho phép, sẽ khiến dư thừa calo, tích tụ mỡ và gây ra tình trạng tăng cân, béo phì. Không những thế, gạo nếp là thành phần chính làm nên bánh dày còn gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến dạ dày nếu ăn quá nhiều.
Vì vậy, nếu bạn đang trong quá trình giảm cân hay muốn kiểm soát cân nặng thì chỉ nên ăn bánh dày vừa phải, không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, bột gạo nếp có tính ấm nên không thích hợp với những người mắc bệnh về tim mạch, dạ dày, sốt, ho khạc đờm vàng, có vết thương hở,…
5. Ăn bánh dày có tốt không?
Trong 100g bánh dày không nhân chứa 80 – 120 calo, đồng thời bánh dày chứa các thành phần dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích của bánh dày đối với sức khỏe, nếu ăn vừa đủ và đúng cách:
5.1. Tốt cho phụ nữ mang thai
Bánh dày chứa nhiều sắt giúp tăng cường tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, nguyên tố vi lượng trong gạo nếp giúp tăng cường sự hấp thu sắt trong cơ thể, điều trị bệnh thiếu máu.
Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều bánh dày vì rất dễ gây tăng cân đặc biệt vào cuối tháng thai kỳ. Phụ nữ sau sinh cần tránh ăn đồ nếp sau khi sinh khoảng 2- 3 tháng để vết thương được hồi phục hoàn toàn.
5.2. Cung cấp năng lượng
Bánh dày thường chứa lượng lớn protein và carbohydrate cung cấp cho cơ thể năng lượng dồi dào. Việc tiêu thụ bánh dày có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày và tăng sự tỉnh táo. Đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
5.3. Bổ sung dinh dưỡng
Bánh dày có thể cung cấp một số dinh dưỡng, như protein từ nhân chả, các loại vitamin và khoáng chất từ các nguyên liệu khác nhau như rau xanh, thịt nạc,… Cung cấp các acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể.
6. 5+ Lưu ý khi ăn bánh dày giảm cân
Bánh dày có hương vị bùi bùi, ngậy ngậy và dễ ăn nên được nhiều người yêu thích. Nhìn chung, 1 cái bánh dày mặn chứa 240-320 calo, trong khi 1 cái bánh dày ngọt khoảng 200 calo.
Nếu bạn là 1 tín đồ của bánh giày mà vẫn muốn duy trì vóc dáng thon gọn, thì bạn hãy lưu ý ngay 5+ điều sau đây:
- Chỉ nên ăn bánh dày từ 1 cái/ lần và khoảng 2-3 lần/tuần để hạn chế việc tăng cân, béo phì.
- Những người có tiền sử bệnh tim mạch, dạ dày, vàng da, có vết thương hở,… không nên ăn bánh dày.
- Nên ăn bánh dày chay thay vì bánh dày mặn để giảm cân hiệu quả hơn.
- Nên cân bằng dinh dưỡng bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Tập luyện các bài tập giảm cân 30 – 40 phút/ngày để đốt cháy năng lượng calo từ bánh dày, loại bỏ mỡ thừa.
Qua bài viết trên, blogthethao.edu.vn đã giải đáp những kiến thức bổ ích về: Bánh dày bao nhiêu calo, công dụng của bánh dày và cách ăn bánh dày giảm cân. Ăn bánh dày sẽ không thể khiến bạn tăng cân hay béo phì nếu bạn sử dụng một cách hợp lý. Tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy bụng, khó tiêu nhé!