Bóng cười là một loại chất kích thích hiện đang được giới trẻ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, chính bản thân người dùng cũng chưa chắc hiểu hết được tác hại của loại khí gây cười được chứa trong bóng bay này. Bài viết dưới đây blogthethao.edu.vn sẽ giúp các bạn lý giải rõ hơn về loại khí này và những tác hại không ngờ đến của nó nhé!
1. Bóng cười là gì?
Bóng cười còn có tên gọi khác là Funkyball. Bóng cười đơn giản là loại bóng được bơm thêm khí N2O – một chất hóa học không màu, không mùi, không vị. Khi hít phải loại khí này sẽ khiến cơ thể có cảm giác hưng phấn, vui vẻ có thể cười nói luyên thuyên, mất kiểm soát, gây ảo giác khiến không gian xung quanh màu sắc, rực rỡ hơn, âm thanh sống động với những giai điệu du dương hơn.
Đây là loại khí có tác dụng rất nhanh và sâu. Ban đầu khí Dinitơ Oxit – N2O được áp dụng trong y khoa để thực hiện các phẫu thuật giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng, giảm đau và thư giãn hơn. Nếu được sử dụng đúng mục đích, loại khí này sẽ giúp được rất nhiều bệnh nhân cần phẫu thuật. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, N2O còn được sử dụng làm chất tạo bọt. Ngoài ra, đây là tác nhân oxi hóa mạnh nên N2O còn được sử dụng làm tác nhân oxi hóa trong động cơ tên lửa.
Tuy nhiên, một số người đã lạm dụng tính chất này của khí Dinitơ Oxit – N2O sử dụng trong bóng cười. Việc thường xuyên sử dụng bóng cười gây tác hại khôn luờng đến sức khỏe. Ngoài ra, Dinitơ Oxit – N2O cũng là một chất có khả năng gây nghiện, kích thích, gây ảo giác. Người sử dụng Dinitơ Oxit – N2O sẽ có xu hướng phụ thuộc, muốn tăng liều loại khí này. Khi không sử dụng có cảm giác thèm tương tự như thèm thuốc lá, heroin.
2. Vì sao bóng cười lại có sức hút đến vậy?
Nhiều bạn trẻ xem bóng cười như một trò giải trí mà nếu chưa từng sử dụng qua thì sẽ bị cho là quê mùa, lạc hậu. Vô hình chung, bóng cười ngày càng trở nên phổ biến với những người có đời sống về đêm. Trong những năm trở lại đây, nhiều chủ của vũ trường, quán bar hay quán karaoke vì muốn thu hút thêm nhiều thanh thiếu niên đến quán nên đã dùng nhiều chiêu trò để lôi kéo, một trong số các cách thức đó chính là tổ chức cho khách dùng bóng cười. Khi hít bóng cười đồng nghĩa với việc bạn đã hít một lượng khí N2O (Dinitơ monoxit hay Nitrous oxide) vào cơ thể, nó sẽ kích thích và tác động mạnh lên vài điểm trong hệ thần kinh tạo cho người chơi bóng xuất hiện cảm giác lâng lâng, phát ra tiếng cười sảng khoái kéo dài một khoảng thời gian từ khoảng chục giây đến một phút.
Tuy nói chơi bóng cười là một biểu hiện của sự “sành điệu”, “thời thượng” nên nhiều bạn trẻ thích sử dụng nhưng tác dụng tức thời của nó cũng là một nguyên nhân khiến hình thức giải trí này có sức hút nhiều đến vậy. Khi sử dụng bóng cười, các bạn trẻ sẽ có cảm giác đê mê, sảng khoái, nghe nhạc sẽ cảm thấy rõ hơn, phấn khích hơn, cười nghiêng ngả không thể dừng và không thể kiểm soát, ngay sau đó họ sẽ chìm đắm hoàn toàn trong ảo giác về những thứ xung quanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự lan tỏa của khí nitrous oxide vào cơ thể gây nên sự phấn khích về tinh thần và tạo ảo giác gây cười cho người chơi.
Tuy bóng cười giúp tinh thần vui vẻ trong thời gian ngắn nhưng nó lại gây ra nhiều rối loạn nếu bạn thường xuyên sử dụng. Chúng bao gồm cảm giác châm chích ở đầu các chi và làm người chơi đi lại loạng choạng, không vững vàng, trí nhớ và giấc ngủ bị rối loạn, nhịp tim không ổn định, huyết áp giảm và xuất hiện tình trạng thiếu máu não.
3. Tác hại của bóng cười đối với sức khỏe
Việc sử dụng bóng cười trong thời gian dài còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
3.1. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Nếu chỉ sử dụng Dinitơ Oxit – N2O ở nồng độ thấp sẽ kích thích trung tâm gây cười trong não bộ. Khi hít Dinitơ Oxit – N2O vào cơ thể, khí này sẽ tan vào máu, tác động đến thần kinh khiến người dùng có cảm giác châm chích ở đầu các ngón tay chân, đi lại loạng choạng và gây cười.
Tê bì chân tay nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mất khả năng vận động là dấu hiệu thường gặp ở người thường xuyên sử dụng bóng cười. Đã có những trường hợp tê bì chân tay, mất khả năng vận động.
3.2. Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Theo khuyến cáo của các bác sĩ không nên sử dụng bóng cười, đặc biệt là những người mắc bệnh về tim mạch. Khí Dinitơ Oxit – N2O khi đi vào cơ thể sẽ chiếm chỗ của khí oxy, hít nhiều bóng cười lượng oxy trong máu theo đó ngày càng thấp đi. Thay vào đó hàm lượng khí Dinitơ Oxit – N2O sẽ tăng lên. Điều này gây phấn kích cực độ, kéo theo những trận cười không dứt. Nếu xảy ra liên tục sẽ khiến người hít bị thiếu khí oxy. Do vậy, máu từ tim sẽ không tuần hoàn đến khắp cơ thể. Từ đó, dễ dẫn đến các biến chứng về tim mạch và tử vong.
3.3. Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai
Thường xuyên sử dụng bóng cười gây ra hiện tượng thiếu máu, giảm bạch cầu. Ngoài ra, khí N2O cũng là nguyên nhân gây ức chế vitamin B12 và axit folic trong cơ thể do tính chất oxi hóa của nó.
Đối tượng phụ nữ, trẻ em là đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng bóng cười. Bởi khi tiếp xúc gần với khí N2O có khả năng gây ảnh hưởng rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, khó thụ thai. Với phụ nữ mang thai dùng bóng cười có nguy cơ nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, co giật, tử vong. Với thai nhi, thiếu oxy có thể khiến não bộ phát triển không bình thường, dị tật, chết lưu. Ở giai đoạn cuối thai kỳ khi sử dụng bóng cười có khả năng sinh non, nhẹ cân, kém phát triển thể chất trí tuệ.
» Tham khảo thêm về khái niệm BMR và ý nghĩa của BMR trong quá trình tăng, giảm cân tại: https://wheyshop.vn/bmr-la-gi-y-nghia-cua-bmr-trong-viec-giam-can.html
4. Bóng cười có bị cấm ở Việt Nam?
Ngày nay, các bạn thanh thiếu niên mới lớn lạm dụng và tự ý chơi bóng cười như một chất kích thích quá nhiều tại các cuộc tụ tập vui chơi giải trí. Điều này là một dấu hiệu đáng báo động vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như sức khỏe nếu họ không được kịp thời cứu chữa.
Tình trạng người dân tự ý sử dụng quá nhiều bóng cười, khí cười trong những cuộc vui chơi, giải trí như một loại chất kích thích dẫn đến gây nghiện, lạm dụng gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.
Hiện nay bóng cười đã bị cấm chưa? Trước khi biết đáp án, bạn hãy xem những mối nguy hại có thể xảy ra nếu bóng cười được sử dụng tràn lan trên thị trường đó là:
- Người chơi sử dụng bóng cười ở các khu vực cao tầng, rooftop không có nơi che chắn sẽ rất dễ bị ngã, bị tai nạn do tinh thần quá hưng phấn và mất kiểm soát.
- Nhiều người chủ quan đã không chấp hành luật giao thông, chơi bóng cười khi đang lái xe nhằm tăng cảm giác kích thích, hưng phấn có thể gây ra tai nạn.
- Nếu người chơi sử dụng khí cười, bóng cười một mình thì dễ bị phản ứng phụ, thậm chí là mất mạng nếu không ai hay biết và không được sơ cứu kịp thời.
Đứng trước tình trạng kinh doanh, tự ý sản xuất bóng cười và bày bán cho sử dụng tràn lan như một loại chất kích thích gây nên nhiều trường hợp tử vong như hiện nay, nhà nước đã quyết định bắt tay vào hành động. Bộ y tế đã chính thức thông qua quyết định xếp bóng cười vào danh mục cấm tại Việt Nam nếu người chơi sử dụng bóng cười với mục đích giải trí, quyết định này có hiệu lực từ ngày 29/5/2019. Vì thế, với đáp án của câu hỏi bóng cười đã bị cấm chưa là CÓ.
5. Cách cấp cứu khi sốc bóng cười
Khi thấy người sử dụng bóng cười có dấu hiệu co giật, khó thở, hôn mê thì cần đưa họ đến trung tâm y tế gần nhất. Nếu không thể tự đưa đến trung tâm y tế gần nhất được bạn có thể đặt người đang sốc bóng cười nằm nghiêng ở nơi thoáng mát. Đường thở được thông thoáng sẽ giúp người sốc bóng cười tránh được dịch nôn tràn ngược vào phổi.
Trong trường hợp người hút bóng không hợp tác, hung hãn, đập phá thì cần nhanh chóng loại bỏ những vật sắc nhọn có khả năng gây tổn thương chính họ và người xung quanh như: Dao kéo, mảnh chai thủy tinh,…. Sau đó liên hệ ngay đến cơ quan chức năng, không tự ý lao vào ôm, cưỡng chế người đang sốc bóng cười bởi họ rất có thể đang rơi vào trạng thái không kiểm soát được hành vi.
6. Cách cai nghiện bóng cười
Một khi đã bị nghiện bóng cười, người chơi sẽ cần một khoảng thời gian để cai nghiện. Tùy theo mức độ nghiện mà có những cách cai nghiện sau:
6.1. Sử dụng liệu pháp tâm lý
Nếu bạn đã có thói quen sử dụng bóng cười thường xuyên và rơi vào tình trạng bị lệ thuộc loại chất kích thích này thì điều đầu tiên bạn cần làm ngay lập tức chính là ngừng sử dụng và ly khai khỏi môi trường sử dụng. Cách này sẽ giúp sức khỏe thể chất của bạn phục hồi và tâm lý được ổn định. Tiếp theo, bạn cần các chuyên gia tâm lý hỗ trợ để giúp đỡ bạn thoát khỏi các nguyên nhân như cảm xúc buồn chán gây ra thói quen sử dụng chất kích thích. Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý sẽ trang bị thêm cho bạn kiến thức và những kỹ năng cần thiết để tránh xa nguy cơ bị tái sử dụng bóng cười sau khi đã cai nghiện thành công.
Những bệnh nhân trong thời gian cai nghiện bóng cười sẽ được khám sức khỏe tổng quát, trải qua những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và được cách ly khỏi môi trường sử dụng loại chất kích thích này. Sau đó, họ sẽ được cai nghiện bằng các liệu pháp chuyên biệt thích hợp cho từng tình trạng bệnh cũng như được điều trị chứng rối loạn tâm thần bị gây nên bởi bóng cười.
6.2. Sử dụng thuốc
Tình trạng lạm dụng bóng cười mang lại tác hại vô cùng to lớn đối với người chơi. Vào cuối năm 2019, một thanh niên 26 tuổi ngụ tại Hà Nội đã phải nhập viện do ngộ độc khí N2O vì chơi bóng cười trong suốt một khoảng thời gian dài. Theo hồ sơ bệnh lý, người này chỉ hút từ 1 đến 2 quả mỗi lần trong thời gian đầu để có cảm giác “phê”. Tuy nhiên số lượng bóng anh ta hít dần dần tăng lên đến con số 20 quả mỗi lần chơi. Việc hút bóng cười thường xuyên đã làm thanh niên suy kiệt sức khỏe và phải nhập viện cấp cứu. Tại trung tâm Chống độc của bệnh viện Bạch Mai, thanh niên có các biểu hiện của bệnh rối loạn cảm giác và suy giảm chức năng vận động, bàn chân bị tê bì lan đến cổ chân và hai bàn tay, việc đi lại không ổn định và vững vàng.
Thêm vào đó, các bác sĩ còn phát hiện sự tổn thương tủy sống cổ khá nhiều, mất chất liệu tủy sống qua biện pháp khám lâm sàng và xét nghiệm. Bác sĩ phụ trách trung tâm Chống độc cho biết, đây là một trong những trường hợp vô cùng điển hình của triệu chứng ngộ độc khí oxit nitơ N2O do lạm dụng bóng cười gây ra, dẫn đến tổn thương hệ thần kinh. Các biểu hiện bệnh này là điều không hề hiếm gặp tại bệnh viện. Nhiều bạn trẻ đã bị liệt, tổn thương thần kinh, rối loạn cảm giác, ức chế tủy xương, thiếu máu, nguy hiểm hơn là giảm khả năng sinh sản, thậm chí là thiệt mạng.
Những trường hợp lạm dụng bóng cười thế này thì cần phải được cai nghiện bằng thuốc. Các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc ổn định thần kinh và các loại thuốc liên quan để khắc phục những hệ lụy do chất kích thích này gây ra.
6.3. Luyện tập thể thao
Với những người bị nghiện bóng cười dạng nhẹ, họ có thể tự cai nghiện tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, thường xuyên rèn luyện thể thao. Dưới đây là một số cách để bạn cách xa chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe này:
- Rèn luyện thể thao: Trong quá trình vận động chơi thể thao, cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin. Hocmon này có tác dụng giúp cơ thể giảm đau, kích thích hưng phấn làm quên đi cảm giác thèm hút bóng cười. Nếu e ngại xuất hiện ở những nơi công cộng, nơi đông người, bạn cũng có thể thay thế bằng cách tập thể dục trên xe đạp tập hay máy chạy bộ.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: Thay vì sử dụng những chất kích thích giúp tinh thần hưng phấn bạn có thể tìm đến những cách giải trí lành mạnh hơn như vui chơi cùng với gia đình, mua sắm,….
- Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc sách cũng là phương pháp giúp bạn kìm hãm cơn thèm bóng cười.
- Ăn uống điều độ, đầy đủ dinh dưỡng là liệu pháp giúp bạn có sức khỏe chống lại những căng thẳng mệt mỏi trong thời gian đầu cai bóng cười.
- Tránh xa những gì gợi nhớ đến bóng cười; hãy vứt bỏ những vật dụng làm bạn gợi nhớ đến bóng cười như: bình bơm bóng, xác bóng,…
- Mời bạn tham khảo 20 lý do tại sao giảm cân không thành công tại đây : https://wheyshop.vn/tai-sao-giam-can-khong-thanh-cong.html
Thông qua bài viết trên đây cùng blogthethao.edu.vn, chúng ta đã hiểu thêm về bóng cười, tác hại của nó và cách chữa trị nếu không may nghiện. blogthethao.edu.vn hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu biết hơn về các chất kích thích và tránh xa nó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.