Nước dừa từ trước đến nay luôn là một loại thức uống ưa thích bởi những lợi ích với sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu hết tác hại của nước dừa tươi chưa? không phải lúc nào uống nước dừa cũng tốt. Bài viết dưới đây blogthethao.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về những tác dụng phụ của việc sử dụng nước dừa không đúng cách nhé!
1. Giá trị dinh dưỡng của nước dừa tươi
Trước khi tìm hiểu về tác hại của nước dừa tươi thì chúng ta hãy cùng điểm qua giá trị dinh dưỡng của nước dừa tươi nhé.
Nước dừa chính là phần chất lỏng được chứa bên trong của quả dừa và nó thường có màu trắng trong hoặc trắng đục. Khi quả dừa già đi, phần nước này sẽ dần được thay thế bởi phần cùi dừa và không khí.
Trong nước dừa hầu như có chứa đầy đủ các khoáng chất và acid amin cần thiết cho cơ thể và có rất nhiều khoáng chất có lợi như Kali, Canxi, Magie, Photpho… rất tốt cho cơ thể. Đồng thời với những loại khoáng chất có trong loại nước uống này còn được dùng làm điện giải trong những trường hợp bị mất nước.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước dừa cũng chứa rất nhiều loại vitamin có lợi cho cơ thể, chúng mang tới nhiều công dụng quý và vô cùng quan trọng đối với tất cả mọi người từ già, trẻ, gái, trai….
Nước dừa cũng chứa một lượng đường 100% tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Chẳng hạn như đường glucose, saccarozo, đường fructozo. Chúng có tác dụng cung cấp nước và khoáng chất cho cơ thể đối với trường hợp cơ thể bị mệt mỏi, mất nước.
2. Tác hại của nước dừa tươi
2.1 Tăng Natri trong cơ thể
Theo chuyên gia, mỗi cốc nước dừa tươi sẽ cung cấp đến 252mg natri, lượng natri này dù không ảnh hưởng gì với người bình thường, nhưng với bệnh nhân mắc bệnh tim, bệnh cao huyết áp thì lại khiến cho bệnh trạng của họ có thể xấu đi. Do vậy, tác hại của nước dừa tươi với những bệnh nhân này được khuyên nên cân nhắc khi sử dụng.
2.2 Có thể gây dị ứng
Một số thành phần trong nước dừa có thể là nguyên nhân gây nên dị ứng với một số người có cơ địa đặc biệt. Do vậy, nếu như đã từng có tiền sử dị ứng với nước dừa hoặc các sản phẩm từ dừa thì nên hạn chế sử dụng, tránh những dị ứng không tốt cho sức khỏe.
2.3 Làm tăng lượng đường trong máu
Một cốc nước dừa chứa 6,26 gam đường, mặc dù, không chứa nhiều đường bằng các loại nước uống hay sinh tố trái cây khác nhưng nó chứa lượng carbohydrate không nhỏ mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng.
2.4 Hạ huyết áp
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, một số các hoạt chất có trong nước dừa tươi có thể làm giảm huyết áp một cách đáng kể. Do vậy, nếu như bị huyết áp thấp thì nên hạn chế uống để giảm thiểu tác hại của nước dừa tươi.
2.5 Ảnh hưởng đến đường ruột
Nước dừa tươi là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên khá hữu ích đối với cơ địa của nhiều người. Tuy nhiên, chính công dụng này cũng là nguyên nhân khiến nó trở thành một loại thực phẩm có hại với những người có hệ đường ruột kém, nó có thể khiến cho tình trạng đi ngoài nghiêm trọng hơn.
2.6 Làm mất cân bằng điện giải
Nếu bạn nghĩ, uống nước dừa sau khi tập luyện thể thao để bù lượng nước cho cơ thể mất mát trong quá trình tập thì đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi nồng độ kiềm trong nước dừa ít hơn nhiều so với nước lọc. Trong khi đó, muốn bù lượng nước chúng ta phải tìm đến thức uống có nhiều kiềm như nước lọc chẳng hạn. Mặc dù nước dừa chứa hàm lượng carbohydrate thấp nhưng lại chứa gấp 10 lần hàm lượng Kali nếu so sánh với nhiều thức uống tăng lực khác.
2.7 Khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều
Đây là tác hại của nước dừa tươi khi uống quá nhiều nước dừa vì đây là thức uống lợi tiểu, và thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa trong cơ thể. Do đó, bạn không nên uống quá nhiều sẽ gây ra tình trạng mất nước và ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
2.8 Gây tăng cân
Mặc dù có nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng giảm cân, nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thì sẽ gây ra hệ quả đó là tăng cân bởi nước dừa chứa carbohydrates cùng với chất điện giải, chúng là nguyên do khiến cơ thể tăng cân nhiều hơn so với các loại thức uống khác. Do đó, nếu uống nước dừa trong thời gian dài mà không tập luyện thể thao, cơ thể chúng ta sẽ bị dư thừa lượng chất điện giải, kết quả là khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.
» Tham khảo thêm về khái niệm BMR và ý nghĩa của BMR trong quá trình tăng, giảm cân tại: https://wheyshop.vn/bmr-la-gi-y-nghia-cua-bmr-trong-viec-giam-can.html
3. Uống nước dừa tươi đúng cách
3.1 Có nên uống nước dừa khi đói?
Theo nhiều quan niệm thì không nên sử dụng nước dừa tươi khi cơ thể đang đói mệt. Tuy nhiên, sự thật thì các bạn hoàn toàn có thể uống loại nước tự nhiên này khi bụng đang trống rỗng. Việc uống một cốc nước dừa tươi khi đói có thể cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể có thêm sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Thế nhưng, việc uống nước dừa khi đói cũng cần phải thận trọng. Chỉ nên uống từng chút một và uống một cốc vừa phải. Mỗi ngày chỉ nên uống từ một đến hai cốc để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
3.2 Những ai không nên uống nước dừa?
Người có thể chất âm:
Nước dừa chắc chắn sẽ không phù hợp với những người có thể chất âm, vì họ rất dễ bị nhiễm lạnh và mắc phải các bệnh như cảm cúm. Vì vậy, uống nước dừa có thể khiến cơ thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn và làm sức khỏe yếu dần đi.
Mẹ bầu dưới 3 tháng:
Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, các chuyển hóa cơ bản sẽ xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Tính hàn của nước dừa sẽ làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi, thậm chí dẫn đến tình trạng rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với bào thai trong giai đoạn đầu.
3.3 Không nên uống nước dừa khi nào?
Một số những thời điểm mà các bạn không nên uống nước dừa tươi bao gồm:
Ngay sau khi vừa đi nắng hoặc vận động mạnh:
Hiện tượng “say” nước dừa khi uống loại nước giải khát này ngay khi vừa đi nắng về hoặc bị ra quá nhiều mồ hôi do vận động với cường độ cao là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một số những triệu chứng của việc này sẽ là người uống cảm thấy ớn lạnh, bủn rủn tay chân, đầy bụng khó chịu hoặc thậm chí là sốt cao.
Khi chuẩn bị đi ngủ:
Nước dừa có tác dụng lợi tiểu rất tốt, do đó khi chuẩn bị đi ngủ, các bạn không nên uống nước dừa, tránh tình trạng tiểu đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tính hàn của nước dừa cũng có thể khiến cho bạn bị mệt mỏi hoặc cảm lạnh khi uống lúc trước khi đi ngủ. Mình đã chia giải đáp trong bài: Uống nước dừa buổi tối có tốt không?
Khi đang bị ho, cảm lạnh:
Nếu như đang bị ho và có các triệu chứng của cảm lạnh thì hãy hạn chế uống nước dừa tươi. Nó có thể khiến bệnh trạng nghiêm trọng hơn.
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích về sức khỏe mà nước dừa mang lại. Tuy nhiên, nếu không hiểu hết về nước dừa và uống một cách “vô tội vạ” bạn sẽ gặp nhiều vấn đề với tác hại của nước dừa tươi. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.