Tại sao ăn nhiều vẫn gầy? Đây luôn là 1 câu hỏi đau đầu của những ăn được ngủ được mà vẫn gầy. Ăn rất nhiều thực phẩm tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng, nhưng không bao giờ tăng cân được. Nguyên nhân do đâu? Trong bài viết này, blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề tại sao ăn nhiều vẫn gầy nhé!
1. Bạn có gầy không?
Thế nào là 1 người gầy? Điều này được đánh giá qua nhẹ cân, thiếu cân hay những bữa ăn ít thực phẩm? Không đúng, để biết được mình có đạt cân nặng tiêu chuẩn không, bạn nên sử dụng công thức BMI đánh giá.
BMI = Cân nặng(kg) / 2 x Chiều cao(m)
Kết quả:
- BMI
- 18.5
- BMI > 25: Thừa cân
Cách phân tích, đánh giá mức độ cân nặng của bạn gầy hay béo qua BMI được CDC khuyến khích áp dụng (1). Bởi đây có lẽ là cách tính chuẩn nhất để nhanh chóng biết được bạn thừa cân hay thiếu cân.
2. Nguyên nhân khó tăng cân
Tại sao ăn nhiều vẫn gầy? Do đâu khiến cân không tăng dù ăn rất nhiều, những điều dưới đây đã được các nhà khoa học tìm hiểu và blogthethao.edu.vn sẽ bật mí thông tin này!
2.1. Di truyền
Mã gen là 1 trong những nguyên nhân được cho là phổ biến nhất làm bạn khó tăng cân. Theo các yếu tố di truyền, vóc dáng của bạn sẽ được quyết định bởi mã gen của người thân. Do đó, nếu trong gia đình có người sở hữu vóc dáng gầy gò, thanh mảnh thì bạn cũng mang mã gen đó. Điều này xảy ra tình trạng ăn nhiều không béo.
2.2. Tốc độ trao đổi chất
Có một số người sở hữu tốc độ trao đổi chất nhanh hơn thông thường. Khi nạp thức ăn vào người, cơ thể sẽ nhanh chóng tiêu hóa và chuyển đổi sang thành năng lượng. Điều này cũng đồng thời thúc đẩy quá trình đốt cháy calo nhiều hơn trong thời gian nghỉ ngơi. Như vậy bạn gầy bởi không có năng lượng dư thừa chuyển đổi thành chất béo.
2.3. Bệnh lý đường ruột
Tại sao ăn nhiều vẫn gầy? Nguyên nhân do các bệnh lý:
- Viêm đường ruột
- Viêm đại tràng
- Ruột có giun, sán, ký sinh trùng
- Rối loạn tiêu hóa
Các trường hợp ảnh hưởng tới đường ruột đều tạo điều kiện cho cơ thể ăn nhiều vẫn gầy. Tuy nhiên, đây không phải là điều tích cực, những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống tinh thần của người bệnh. Nên khám sức khỏe thường xuyên, để đảm bảo sức khỏe của bản thân nhé bạn!
2.4. Rối loạn ăn uống
Theo các nhà nghiên cứu, những người hay bỏ bữa ăn, ăn uống thất thường cũng gây nên tình trạng ăn nhiều vẫn gầy. Theo như 1 số khảo sát, những người nhịn ăn 1 bữa sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn ở bữa tiếp theo, nhưng hàm lượng calo trong 1 ngày nạp vào cơ thể không đạt tiêu chuẩn 1.600 – 3.000 calo/ngày.
2.5. Chế độ ăn uống không đầy đủ nguồn dinh dưỡng
Tại sao ăn không hấp thu? Do ăn nhiều nhưng không kết hợp đủ 4 loại chất dinh dưỡng trong 1 bữa ăn bao gồm:
- Protein
- Carb
- Chất xơ
- Vitamin và khoáng chất
Điều này sẽ gây nên tình trạng thâm hụt nguồn dinh dưỡng, và từ đó dẫn đến tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn gầy. Đây cũng là nguyên nhân cuối cùng trong tại sao ăn nhiều vẫn gầy. Với 5 nguyên nhân khó tăng cân phổ biến, bạn hãy xác định nguyên nhân càng ngày càng gầy là từ đâu để dễ dàng tìm cách khắc phục nhé!
3. Cách tăng cân cho người gầy khó hấp thụ
Ở trên chúng ta đã làm rõ tại sao ăn nhiều vẫn béo, phần dưới đây bí quyết tăng cân nhanh chóng mà blogthethao.edu.vn tìm hiểu được. Dưới đât là 5 cách tăng cân tự nhiên cho người gầy.
3.1. Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng
Người gầy khó hấp thu nên ăn gì? Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng sẽ giúp các bạn tăng cân nhanh chóng. Hãy sử dụng đa dạng thực phẩm, đừng quá chú trọng sử dụng 1 loại thực phẩm nào đó. Bạn nên kết hợp đều 4 nhóm thực phẩm:
- Protein: Thịt lợn, thịt bò, cá, tôm,…
- Carb: cơm, phở, bún, gạo lứt, ngũ cốc,…
- Chất xơ: rau xanh: cải bắp, cải thìa, rau muống,…
- Vitamin và chất khoáng: các loại hoa quả như dưa hấu, chuối, táo,…
3.2. Ăn đủ bữa trong ngày
Như đã nói ở trên tại sao ăn nhiều vẫn gầy là do cắt bữa trong ngày, bạn nên ăn uống đủ 5 – 6 bữa/ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ, như sau:
Bữa sáng – Bữa phụ – Bữa trưa – Bữa phụ – Bữa tối – Bữa phụ
Bạn nên đảm bảo đủ 1.600 – 3.000 nạp vào cơ thể trong 1 ngày, tuy nhiên số lượng calo này chỉ đủ để duy trì cân nặng của bạn chứ không hề tăng cân. Nếu muốn tăng cân, bạn nên vượt quá số calo này.
3.3. Luyện tập thể thao
Cơ địa khó tăng cân, chỉ cần luyện tập thể thao thường xuyên sẽ tăng cân hiệu quả. Tập luyện sẽ tiêu hao khá nhiều năng lượng trong cơ thể bạn, cách duy nhất để phục hồi năng lượng đó chính là ăn nhiều thực phẩm hơn. Cũng vì vậy, hầu hết những người chơi thể thao có xu hướng ăn thêm bữa phụ sau buổi tập.
Tất nhiên bạn không cần tập thể thao chuyên nghiệp, chỉ cần lựa chọn bộ môn thể thao mà bạn thích như gym, bơi, đạp xe, chạy bộ,… Rèn luyện 1h/ngày bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
3.4. Sử dụng thực phẩm bổ sung
Sử dụng Mass Gainer là 1 cách nhanh chóng giúp bạn tăng cân. Hầu hết các loại sữa tăng cân trên thị trường đều sử dụng những thành phần được chiết xuất tinh khiết, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Mass Gainer sử dụng hoàn hảo cho bữa phụ hằng ngày, giúp bạn tổng hợp và cải thiện khả năng trao đổi chất.
Nếu bạn kết hợp với tập luyện thể thao, cũng nên sử dụng Whey Protein để phát triển và phục hồi cơ bắp chắc khỏe. Thay vì tăng cân nhờ tăng nước hay tăng mỡ cho cơ thể, sử dụng Whey Protein sẽ tập trung tăng cơ. Tăng cân nặng bằng cách tăng khối lượng cơ sẽ bền vững hơn.
3.5. Thăm khám bác sĩ
Ruột là môi trường phát triển của giun sán. Thức ăn đi qua đường ruột sẽ bị giun sán hấp thụ hết chất dinh dưỡng, do đó không có hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ. Để ngăn chặn tình trạng này bạn cần sử dụng thuốc giun 1 – 2 lần/năm.
Ngoài ra, những bệnh lý khác về đường ruột, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ, điều trị theo thuốc được kê, kết hợp với 1 lối sống lành mạnh, bạn có thể tích cực tăng cân.
Ăn hoài mà không mập, ăn nhiều mà vẫn gầy đã được bật mí nguyên nhân trong bài viết này. Bạn nên tham khảo những thông tin trên và áp dụng cách cách tăng cân tốt nhất và đơn giản mà blogthethao.edu.vn đã đề xuất nhé! Chúc các bạn thành công tăng cân trong thời gian ngắn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi