Đi xe đạp mỗi ngày luôn là phương pháp tập luyện đơn giản, hiệu quả nâng cao sức khỏe cho mọi người. Vậy bạn đã biết hết lợi ích của việc đi xe đạp chưa? Bài viết này blogthethao.edu.vn sẽ giới thiệu tới bạn 15 lợi ích cực kỳ tuyệt vời của việc đi xe đạp ngay nhé !
15 lợi ích của việc đi xe đạp mỗi ngày
1. Giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa
Điều quan tâm của rất nhiều người đó là đi xe đạp có giúp đốt cháy mỡ thừa, giảm cân hay không? Câu trả lời bạn nhận được chắc chắn là có.
Đi xe đạp luôn được coi là phương pháp tập Cardio hàng đầu, cải thiện sức khỏe tim mạch và thúc đẩy đốt cháy calories tuyệt vời. Theo các nghiên cứu, nếu đi xe đạp liên tục không ngắt quãng với tốc độ trung bình, bạn có khả năng tiêu hao từ 300-400 calo mỗi giờ. Nếu bạn tăng tốc độ, cường độ thì con số này cũng tăng lên, vào khoảng 400-600 calo/giờ. Hiệp hội Y khoa Anh cũng cho rằng nếu duy trì đạp xe 30 phút mỗi ngày, kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý, bạn có khả năng giảm được 11kg trong vòng 1 năm.
2. Tăng cường sự deo dai cho đôi chân
Đi xe đạp buộc phải sử dụng các nhóm cơ lớn nhất cơ thể:
- Glute (cơ mông)
- Quadriceps (cơ bốn đầu)
- Hamstrings (cơ đùi sau)
- Lower Abdominal (cơ bụng dưới).
Bằng cách tham gia vào một lớp học đi xe đạp, bạn có thể nhắm mục tiêu vào các nhóm cơ đã nói ở trên và cải thiện lưu lượng máu cho cơ thể. Ngoài ra, xe đạp trong nhà giúp cải thiện cơ bắp chân của bạn và tăng cường gân của bạn, trong đó cải thiện tổng thể sức mạnh chân.
3. Hỗ trợ hệ thống tim mạch
Đi xe đạp có tốt cho tim mạch không? Khi bạn tập những bài cardio như đạp xe, tim sẽ đập nhanh hơn, tăng cường khả năng bơm máu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch khi làm tăng tốc độ trao đổi oxy trong máu.
Hệ thống tim mạch của bạn bao gồm tim và phổi sẽ làm việc hiệu quả hơn. Người có thói quen đi xe đạp hằng ngày sẽ phòng tránh được nguy cơ bị huyết áp cao. Ngoài ra, đạp xe kích thích đốt cháy lượng chất béo dư thừa trong cơ thể, kiểm soát hàm lượng cholesterol giúp bảo vệ bạn khỏi nhiều chứng bệnh tim mạch nguy hiểm.
4. Cơ xương khớp chắc khỏe
Lợi ích của đi xe đạp đối với xương khớp là làm tăng mật độ xương và củng cố hệ xương chắc khỏe. Tập thể dục với xe đạp đặc biệt tốt cho khớp gối.
Khi bạn đạp xe, các bộ phận vận động và phối hợp với nhau nhịp nhàng, được hỗ trợ bởi cơ, gân và dây chằng. Đầu gối hoạt động theo nhịp đều đặn khiến các gân cơ được kéo giãn, tăng sự đàn hồi, dẻo dai. Vận động còn kích thích tiết ra dịch khớp nhầy, khiến đầu khớp trơn hơn và không bị những cơn đau làm phiền.
Ngoài ra, đây còn là bài tập hữu ích để phòng tránh bệnh đau lưng khi có tuổi. Người già, người bị các bệnh đau xương khớp hay cột sống cũng có thể đạp xe để cải thiện tình trạng của mình nếu được sự đồng ý của bác sĩ.
5. Tăng cường khả năng trao đổi chất
Đi xe đạp là bài tập đa khớp, vận động nhiều nhóm cơ, kích thích tim mạch,.. từ đó thúc đẩy trao đổi chất của cơ thể hiệu quả hơn. Đặc biệt đi xe đạp giúp cải thiện khả năng tuần hoàn, tuần hoàn máu, vận chuyển chất,…
6. Phòng chống bệnh tật
Lợi ích của việc đi xe đạp tập thể dục là giúp bạn cường hệ miễn dịch, chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Người thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao rất ít khi bệnh hay cảm vặt.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạp xe có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển các tế bào khối u, phòng ngừa các bệnh về u bướu. Đi xe đạp nhiều cũng làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung. Không phải tự nhiên mà người ta nói môn thể thao này giúp nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ con người.
7. Tăng sức bền
Điểm đặc biệt của bộ môn đi xe đạp này là bạn phải vận dụng hai tay, hai chân và toàn thân người để giữ cho xe cần bằng và di chuyển theo ý mình, vượt qua hay tránh những vật cản. Bài tập này đòi bạn phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tất cả bộ phận trên cơ thể, đồng thời kích thích sự dẻo dai, nhạy bén. Khi đạp xe thể thao, đạp xe đường dài, bạn sẽ rèn luyện được sức bền, sự nhẫn nại cũng như khả năng xử lý các tình huống bất ngờ, đặc biệt là quyết tâm chinh phục khó khăn và thử thách.
8. Phòng tránh bệnh tiểu đường
Đi xe đạp là một trong những hình thức vận động tốt nhất để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng chỉ cần mỗi ngày bạn dành ra 30 phút đạp xe thì sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Người có chỉ số đường huyết cao, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được khuyên nên tập luyện hợp lý để điều hòa lượng đường huyết trong người. Họ thường được khuyến khích đạp xe thay vì chạy bộ vì đạp xe giúp làm giảm áp lực lên chân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để lên một chương trình tập luyện phù hợp.
9. Tăng cường sức khỏe tình dục
Những người đàn ông đi xe đạp 6-7 ngày mỗi tuần cho biết ham muốn của họ tăng trên mức trung bình hoặc cao hơn (điều này cũng xảy ra ở phụ nữ nhưng không quá rõ ràng). Vì thế để đời sống tình dục thăng hoa hơn, bạn và người ấy nên cùng nhau đi xe đạp mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung.
10. Tăng khả năng quan sát
Hầu hết thời gian trong ngày của chúng ta đều gắn liền với màn hình máy tính hoặc điện thoại, khiến thị lực ngày càng suy giảm, khả năng quan sát cũng kém đi. Cận, loạn, viễn thị hay các bệnh khác như khô mắt ngày càng trở nên phổ biến.
Vậy lợi ích của việc đi xe đạp đối với thị lực là gì? Khi đi xe đạp, bạn có điều kiện quan sát cảnh vật dưới ánh sáng tự nhiên. Điều này làm mắt được thư giãn và khỏe mạnh hơn. Đồng thời,bạn cũng tự tập cho mình khả năng quan sát, nhạy bén và tập trung trong khi di chuyển với xe đạp.
11. Thư giãn tinh thần
Đi xe đạp là một hình thức vận động giúp giải tỏa stress, căng thẳng và áp lực trong học hành, làm việc. Nó kích thích cơ thể tiết ra một loại hormone gọi là endorphin tạo nên cảm giác phấn chấn, hứng khởi. Sau những giờ học và làm, vài phút thư giãn với chiếc xe có thể đem lại nhiều niềm vui hơn bạn nghĩ. Nếu bạn muốn tận dụng lợi ích của việc đạp xe buổi sáng, hãy chọn đi xe ở những nơi có bầu không khí trong lành, thoáng mát, vừa tốt cho phổi, vừa giúp tâm trạng đầu ngày tích cực hơn.
12. Bảo vệ môi trường
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề hiện nay chính là số lượng xe máy, ô tô ngày càng gia tăng, khiến lượng khí thải tăng lên quá mức cho phép. Mỗi ngày ra đường là một ngày phải đương đầu với khói bụi và các chất độc hại.
Trong khi đó, xe đạp lại là một phương tiện di chuyển hoàn toàn thân thiện với môi trường, không khói thải, không tiêu tốn năng lượng, không gây tiếng ồn. Nếu bạn vừa quan tâm đến sức khỏe của bản thân, vừa lo ngại cho “sức khỏe” của môi trường quanh mình, thì di chuyển bằng xe đạp mỗi khi có thể là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn.
13. Giảm nguy cơ tai nạn thương tích
Đi xe đạp được xem là một bài tập thể dục không chịu tải, có nghĩa là cơ thể bạn không phải chịu gánh nặng của trọng lượng của cơ thể của các bạn trong suốt quá trình tập luyện. Vì đa số các bài tập được thực hiện trong khi ngồi, áp lực được lấy ra khỏi các khớp của bạn và bạn giảm nguy cơ chấn thương. Đây là điều mà ta phải thực hiện khi tham gia vào các hoạt động tim mạch khác như chạy.
14. Tăng tuổi thọ
Đi xe đạp là một cách tuyệt vời để tăng tuổi thọ của bạn. Đi xe đạp thường xuyên liên quan đến việc tuổi thọ của bạn được tăng thêm vài năm, thậm chí ngay cả khi đã được điều chỉnh lại để tránh những chấn thương dễ gặp phải khi tuổi cao.
Đi xe đạp ngoài trời cũng là một cách tốt để “làm bạn” với thiên nhiên và tận hưởng bầu không khí trong lành, xua tan mọi buồn phiền và căng thẳng thường ngày của bạn. Nhờ thế mà chất lượng cuộc sống về thể chất và tinh thần của bạn cũng được cải thiện.
15. Giúp bạn khám phá cuộc sống xung quanh
Xã hội càng ngày càng hiện tại hoá, cùng với đó là sự phát triển của mạng xã hội, internet. Cả ngày chúng ta cầm điện thoại và làm việc với màn hình máy tính mà ít có thời gian hay hoàn toàn không chịu bước chân ra ngoài để khám phá thế giới xung quanh. Việc đi xe đạp sẽ là phương pháp tuyệt vời giúp bạn dễ dàng cảm nhận cuộc sống hơn. Thậm chí, nếu bạn thường xuyên ra ngoài và đi qua nhiều con đường, bạn cũng khó cảm nhận được cảnh quan xung quanh tươi đẹp đến mức nào so với việc đi xe đạp.
Những lưu ý trước khi đi xe đạp:
- Bạn phải kiểm tra lốp xe đã được bơm căng đúng mức hay chưa?
- Độ cao yên xe có phù hợp chưa, có cao hay có thấp quá không?
- Kiểm tra phanh xe xem có an toàn không?
- Nếu bạn luyện tập xe đạp trong khu không có chỗ sửa xe, bạn hãy “thủ” sẵn một bộ đồ nghề sửa xe và một chiếc bơm xe nhỏ.
- Nếu không có thời gian đạp xe trên các con đường bạn có thể lựa chọn mua thiết bị đạp xe ngay trong nhà.
Sau khi tìm hiểu được những lợi ích tuyệt về đi đạp xe chắc hẳn các bạn đã có thêm lựa chọn tập luyện nâng cao sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết của blogthethao.edu.vn. Chúc các bạn tập luyện hiệu quả, thành công !