Nếu bạn thắc mắc giới hạn chạy của con người là bao nhiêu? Bài viết này blogthethao.edu.vn sẽ đưa ra đáp án tốc độ chạy nhanh nhất của con người là bao nhiêu?
1. Tốc độ chạy nhanh nhất của con người là bao nhiêu?
Tốc độ chạy nhanh nhất của con người có thể đạt đến 8.48 giây với 100m đối với nam giới. Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu đã khẳng định nam giới khi chạy nước rút 100m không thể vượt quá 8.48 giây. Đối với phụ nữ, đường chạy 100m có tốc độ chạy tối đa là 10.19 giây.
Hiện nay, chưa có vận động viên nào vượt qua được mức giới hạn này. Đáng kinh ngạc hơn là con người chúng ta gần chạm tới mức tối đa chạy này, chạy 100m của phụ nữ còn 0.3 giây để đạt được mức này, trong khi nam giới cần cố gắng nhiều hơn khi còn 1.21 giây mới hoàn thành quãng đường với tốc độ ngắn nhất.
Ai là người chạy nhanh nhất thế giới? Tốc độ chạy nhanh nhất thế giới là 9.69 giây trong 100m thuộc về vận động viên nam Usain Bolt của Jamaica – được mệnh danh là người chạy nhanh nhất thế giới. Người phụ nữ chạy 100m nhanh nhất thế giới hiện nay là Florence Griffith-Joyner đạt đến 10.49 giây.
2. Tốc độ chạy trung bình của con người là bao nhiêu?
Trogg khi tốc độ chạy nhanh nhất của con người có thể đạt đến 8.48 giây với 100m. Thì theo khảo sát, vận tốc chạy trung bình của người bình thường từ 10km/h đến 20km/h. Mỗi người có 1 tình trạng sức khỏe và vóc dáng khác nhau, vì vậy mỗi cá nhân đều có vận tốc chạy khác nhau.
Dựa trên mỗi nhóm người, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được tốc độ chạy trung bình:
- Người thể trạng yếu: 1-3 km/h
- Người ít vận động: 3-5 km/h
- Người tập đi bộ: 5 – 6 km/h
- Người tập đi bộ nhanh: 6-8 km/h
- Chạy đường dài: 8-9 km/h
- Chạy bộ nhanh: 9-12 km/h
- Người có kinh nghiệm chạy bộ: 12-14 km/h
- Vận động viên chuyên nghiệp: 14-18 km/h
3. 11+ yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chạy
11 yếu tố dưới đây là những tác động lên cơ thể làm hạn chế tốc độ chạy. Nó có thể kết hợp với nhau làm giảm khả năng chạy của cơ thể. Vậy làm sao để chạy nhanh hơn? để có tốc độ chạy nhanh nhất của con người, hãy tránh những yếu tố dưới đây để cải thiện được tốc độ chạy.
3.1. Nỗ lực
Như đã biết tốc độ chạy nhanh nhất của con người có thể đạt đến 8.48 giây với 100m đối với nam giới và 10.19 giây đối với nữ. Do đó, nếu đặt mục tiêu rõ ràng cùng tập chạy chăm chỉ, nỗ lực của bản thân sẽ được đền đáp xứng đáng.
3.2. Trang phục
Sử dụng trang phục rườm rà làm cản sức gió khiến tốc độ chạy chậm hơn. Thay vào đó hãy sử dụng quần áo mỏng, ôm nhẹ vào người, chọn loại vải thấm hút mồ hôi tốt.
Đôi giày thể thao nhẹ, vừa chân tạo sự thoải mái, dễ chịu cho chân từ đó nâng cao được kỹ thuật chạy. Giày càng nhẹ, nhấc chân càng cao mà không tốn nhiều sức lực hỗ trợ cho bước sải dài.
3.3. Cân nặng
Trọng lượng càng nặng càng tốn nhiều năng lượng để di chuyển do lực hút của trái đất tỷ lệ thuận với cân nặng của vật thể. Nếu cân nặng của chúng ta là 1 vật cản, hãy đặt mục tiêu và nâng cao dần vận tốc của mình, đừng lo lắng nếu lúc đầu bạn chạy chậm. Chạy cũng hỗ trợ giảm cân đấy nhé.
3.4. Sức bền
Theo khảo sát, những người thường xuyên tập luyện bên cạnh cơ thể săn chắc, thon gọn còn có sức bền tốt giúp chạy bộ nhanh. Đặc biệt lượng cơ bắp ở chân tạo ra lực chạy với bước sải dài.
3.5. Địa hình chạy bộ
Đây là 1 yếu tố chủ yếu làm ảnh hưởng đến tốc độ chạy. Địa hình gồ ghề hạn chế vận tốc chạy do phải tránh những vật cản trên đường. Địa hình này có thể là rừng núi, đường lên dốc, bãi cát khô,…
Chọn lựa đường chạy là 1 mặt phảng, đất cứng sẽ giúp chúng ta tăng tốc độ nhanh chóng, có thể sử dụng đường chạy là nền bê tông, đường nhựa hoặc đường chạy chuyên dụng.
3.6. Điều kiện thời tiết
Tốc độ gió gây áp lực cho cơ thể, những ngày gió to chúng ta chạy ngược chiều gió, lực cản từ gió khiến tốc độ chạy giảm dần. Ngược lại, nếu chạy theo chiều gió, gió sẽ hỗ trợ đẩy cơ thể giúp chạy nhanh hơn. Gió to không thể xác định được vận tốc thực tế của bản thân, hãy xem tốc độ gió trước khi chạy để đánh giá được tốc độ chạy của mình
Nhiệt độ thấp gây sương mù, tầm nhìn hạn chế, cơ thể tự chạy chậm để quan sát các chướng ngại vật. Có thể đợi khí trời hửng nắng rồi bắt đầu chạy bộ lúc đó màn sương đã tan dần.
3.7. Lượng nước trong cơ thể
Vận động cường độ cao cơ thể toát mồ hồi và nhanh chóng mất nước khiến cơ thể kiệt sức dẫn tới tốc độ chạy chậm lại. Hãy mang theo chai nước bên mình để bổ sung nước ngay khi cần thiết.
3.8. Thời gian nghỉ ngơi trước ngày chạy
Luyện tập chạy quá nhiều không thể đem lại vận tốc theo ý muốn. Chạy thường xuyên khiến cơ bị đau mỏi, nhức khớp chân gây ảnh hưởng đến những buổi chạy sau. 1 tuần chỉ nên tập chạy 5 buổi, 2 buổi còn lại thư giãn cơ thể, xoa bóp những vùng cơ chân bị căng cứng tạo sự thoải mái.
3.9. Dinh dưỡng trước ngày chạy
1 bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng là đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… để bổ sung lượng calo vào cơ thể tạo ra năng lượng lớn giúp chạy nhanh hơn. Không nên ăn quá ít làm thiếu hụt lượng calo trong cơ thể, khi cơ thể chạy bộ cũng là quá trình đốt cháy calo nhanh chóng.
Lưu ý: ngay khi vừa ăn xong không chạy bộ.
3.10. Kinh nghiệm chạy bộ
Tốc độ chạy nhanh nhất của con người là bao nhiêu? Khi đã có nền tảng chạy bộ, cơ thể sẽ thích ứng được cường độ chạy cao hơn. Áp lực đặt lên cơ thể giúp bản thân đạt được vận tốc chạy theo ý muốn.
3.11. Bước sải chân
Theo 1 nghiên cứu, đối với những cá nhân luyện tập chạy bộ, sở hữu 1 đôi chân dài sẽ giúp bước chân chạy dài hơn. Bước sải càng dài, càng hạn chế thời gian sử dụng lực để tiếp đất và đẩy chân chạy tiếp. Những bước sải chân dài sẽ giúp vận tốc đạt nhanh hơn, đó là lý do tại sao các vận động viên chạy đều cao.
Bài viết đã cung cấp cho các bạn cái nhìn khái quát về vận tốc chạy. Cùng với đó, blogthethao.edu.vn đã đưa ra kiến thức bổ ích về tốc độ chạy nhanh nhất của con người và phương pháp giúp nâng cao tốc độ chạy. Các bạn hãy tránh các yếu tố ảnh hưởng tốc độ chạt mà blogthethao.edu.vn đã liệt kê để đạt được hiệu quả nhé!