Turmeric hay chính là củ nghệ không chỉ là một phần quen thuộc trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia, mà còn được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm và nhiều tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe. Vậy hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu về Turmeric là gì và các lợi ích của chúng đối với sức khỏe nhé!
Bạn đang đọc: Turmeric là gì? Liệt kê 10+ lợi ích của Turmeric đối với sức khỏe
1. Turmeric là gì?
Turmeric hay còn gọi là cây nghệ/ củ nghệ là gia vị tạo màu vàng cho các món ăn như cà ri, thịt gà rang,… Nghệ được trồng nhiều ở các nước Châu Á và Trung Mỹ như một loại gia vị và dược liệu. Gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều nghiên cứu chứng minh trong nghệ có các hợp chất được dùng để chữa bệnh.
Những hợp chất này bao gồm: Curcumin, Demethoxycurcumin và Bisdemethoxycurcumin. Trong đó, quan trọng nhất và chiếm đến 77% là Curcumin, là chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.
Bên cạnh cách sử dụng trực tiếp củ nghệ, ngày nay Turmeric được chế biến thành nhiều dạng như: Trà, Tinh bột nghệ, Chiết xuất thành viên nang hay các sản phẩm bổ sung trên thị trường.
Hàm lượng Curcumin cũng thay đổi, tùy thuộc vào các cách chế biến khác nhau, cụ thể như sau:
- Củ nghệ khô/bột nghệ thường: chỉ chứa khoảng 0.3% Curcumin, 99.7% còn lại là tinh dầu, axit và các tạp chất khác.
- Tinh bột nghệ (được tách lọc và loại bỏ tạp chất, xơ nghệ, tinh dầu): 2 – 3% Curcumin, còn lại là các chất khác.
- Chiết xuất: 95 – 98% Curcumin, còn lại là các chất khác.
Qua đó, có thể thấy để hấp thu đầy đủ tác dụng của Curcumin vào cơ thể qua cách sử dụng trực tiếp làm gia vị là rất khó. Do đó, nhiều người đã lựa chọn sử dụng thực phẩm bổ sung để đẩy nhanh tốc độ hấp thu, và có tác dụng rõ rệt hơn.
2. 10+ Lợi ích của Turmeric đối với sức khỏe
Vậy Curcumin có trong nghệ Turmeric có tác dụng mạnh mẽ đến như nào mà lại được nhiều người khen ngợi đến vậy. Hãy cùng tham khảo 10+ tác dụng của Turmeric đối với sức khỏe như sau:
2.1. Chống viêm tự nhiên
Đây là tác dụng chủ yếu được nhắc đến nhiều nhất của hoạt chất Curcumin trong củ nghệ Turmeric. Khi cơ thể bị viêm cấp tính kéo dài trong nhiều ngày sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và trở thành viêm mãn tính.
Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng viêm mãn tính dù ở mức độ thấp cũng có thể dẫn đến một số bệnh lý như sau:
- Viêm phổi, hen suyễn
- Xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim
- Các bệnh thoái hóa
- Viêm xương khớp
- Bệnh Alzheimer
- Ung thư
Do đó, Curcumin trong Turmeric là một hoạt chất có khả năng phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng viêm mãn tính rất hiệu quả.
2.2. Chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch
Stress oxy hóa là nguyên nhân khiến cơ thể bị tổn thương dẫn đến nhiều bệnh tật như:
- Lão hóa
- Tiểu đường
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa thần kinh (Alzheimer, Parkinson)
- Bệnh tim
- Ung thư
Curcumin là 1 chất chống oxy hóa mạnh có thể trung hòa và ức chế hoạt động của các gốc tự do. Ngoài ra một số nghiên cứu còn cho thấy Curcumin trong Turmeric giúp kích thích hoạt động của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể.
2.3. Tốt cho não bộ
Một thử nghiệm lâm sàng cho những người tham gia (51 – 84 tuổi) sử dụng 90mg Curcumin hoặc giả dược trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy nhóm dùng Curcumin đã có nhiều cải thiện về trí nhớ và độ tập trung hơn so với nhóm dùng giả dược.
Theo các nhà khoa học, các tế bào thần kinh có khả năng hình thành các kết nối mới và có thể nhân lên, tăng số lượng ở một số khu vực nhất định của não. Một trong những yếu tố chính chịu trách nhiệm cho quá trình này là protein BDNF, hay còn gọi là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não.
Protein BDNF đóng một vai trò quan trọng đối với khả năng ghi nhớ và xử lý thông tin của não bộ. Nhiều rối loạn chức năng não phổ biến như suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, kém minh mẫn, bệnh Alzheimer,… có liên quan đến mức độ protein BDNF thấp.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra chiết xuất Curcumin từ củ nghệ Turmeric làm tăng nồng độ BDNF trong não. Vậy nên, Curcumin giúp trì hoãn thậm chí đẩy lùi nhiều bệnh về não và ngăn chặn sự suy giảm chức năng não liên quan đến tuổi tác.
2.4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, Curcumin trong Turmeric có thể đảo ngược tiến trình bệnh tim bằng cách cải thiện chức năng nội mạc và niêm mạc mạch máu, đồng thời giảm mức cholesterol xấu.
Trong một nghiên cứu gồm 121 người sắp trải qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, các nhà nghiên cứu đã chỉ định cho họ dùng giả dược hoặc 4 gam Curcumin trong khoảng vài ngày trước và sau phẫu thuật. Kết quả cho thấy, nhóm dùng Curcumin đã giảm 65% rủi ro trải qua 1 cơn đau tim.
2.5. Ngăn ngừa ung thư
Curcumin trong Turmeric đã được nghiên cứu như 1 loại thảo dược có lợi trong điều trị ung thư và có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách:
- Giảm sự hình thành các mạch máu trong khối u.
- Làm chậm sự di căn, lây lan của các khối u.
- Góp phần tiêu diệt các tế bào ung thư.
Tìm hiểu thêm: Một ngày nên uống Whey mấy lần ?
2.6. Hỗ trợ điều trị viêm khớp
Một trong những nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp là do lão hóa và tuổi tác. Curcumin cũng là chất chống oxy hóa mạnh có thể giảm tốc độ lão hóa, từ đó giúp xương khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất Turmeric cho hiệu quả giảm đau xương khớp tương đương với một số loại thuốc phổ biến như ibuprofen, đặc biệt đối với những cơn đau do thoái hóa khớp, viêm thấp khớp.
2.7. Chống trầm cảm
Trong 1 thử nghiệm lâm sàn, 60 người bị trầm cảm được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm. Một nhóm dùng Prozac (một loại thuốc điều trị trầm cảm), nhóm 2 dùng 1 gam Curcumin và nhóm thứ 3 dùng cả Prozac và Curcumin.
Sau 6 tuần, chất Curcumin đã mang lại những cải thiện về tâm lý tương tự như Prozac, và ít tác dụng phụ hơn so với Prozac. Theo đó, chất Curcumin có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm.
Ngoài ra, Curcumin còn có khả năng giúp tăng mức BDNF và tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine trong não. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn nên uống Turmeric hoặc Curcumin để cải thiện tinh trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
2.8. Bảo vệ làn da khỏe đẹp
Các hoạt chất chống oxy hóa trong Turmeric giúp cải thiện độ trắng sáng và đàn hồi của làn da. Do đó, Turmeric dưới dạng tinh bột nghệ hoặc chiết xuất được nhiều người lựa chọn để cải thiện một số vấn đề về da như:
- Giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.
- Giảm mụn viêm, mụn trứng cá.
- Phục hồi da, giúp vết thương mau lành.
- Giảm thâm, sẹo.
Bạn có thể kết hợp việc uống và bôi Turmeric cùng lúc để mang lại nhiều lợi ích cho làn da hơn.
2.9. Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay và vẫn chưa có cách chữa trị triệt để. Do đó, việc ngăn chặn và phòng ngừa từ đầu là rất quan trọng.
Hoạt chất curcumin đã được chứng minh là có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa tình trạng nghẽn máu não. Ngoài ra, đặc điểm chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ các đám rối protein gọi là mảng amyloid. Nghiên cứu cho thấy rằng chất Curcumin trong Turmeric có thể giúp làm sạch những mảng bám này.
2.10. Tăng cường chức năng gan
Khả năng chống oxy hóa của Turmeric mạnh đến mức nó có thể bảo vệ lá gan của bạn khỏi những tổn thương do độc tố Carbon tetrachloride (CCl4) gây ra. Chiết xuất Turmeric sẽ mang lại một số tác dụng tích cực cho gan bao gồm:
- Hạn chế sự xâm nhập của các chất độc hại vào gan.
- Hạ men gan.
- Giảm tích tụ mỡ trong gan.
- Thúc đẩy quá trình thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi gan.
- Ức chế hoạt động của các gốc tự do.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng Turmeric ở dạng tinh bột nghệ hoặc tốt nhất là dạng chiết xuất bởi nó chứa hàm lượng Curcumin cao, ít tạp chất. Sử dụng bột nghệ thô sẽ khiến gan nóng hơn và phải hoạt động nhiều hơn bởi nó chứa nhiều tinh dầu, tạp chất.
⇒ Xem thêm bài viết: Glucosamine có tác dụng gì?
3. Những lưu ý khi sử dụng Turmeric
3.1. Một số tác dụng phụ có thể gặp
Nếu bạn sử dụng Turmeric không đúng cách hoặc lạm dụng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ sau:
- Chóng mặt, buồn nôn
- Đau dạ dày, đầy bụng
- Tiêu chảy, táo bón
- Rối loạn nhịp tim
- Nóng gan, nổi mụn
- Dị ứng
3.2. Ai nên cẩn trọng trước khi dùng Turmeric?
Mặc dù nghệ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Turmeric nếu bạn ở trong các trường hợp sau đây:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người bị bệnh túi mật
- Người bị rối loạn chảy máu
- Người bị tiểu đường
- Người bị thiếu sắt
- Người có tiền sử dị ứng
- Người có bệnh về gan hoặc thận
- Người chuẩn bị phẫu thuật
3.3. Lưu ý khi dùng kết hợp với các thuốc khác
Sử dụng Turmeric cùng lúc với những loại thuốc dưới đây có thể làm suy giảm hoặc biến đổi tác dụng thuốc, hoặc gây ra những phản ứng không mong muốn:
- Các loại thuốc chống đông máu/chống tập kết tiểu cầu: làm tăng nguy cơ bầm tím, chảy máu.
- Tacrolimus (một loại thuốc ức chế miễn dịch): giảm hiệu lực thuốc.
- Thuốc điều trị ung thư: Turmeric có thể giảm hiệu lực của một số loại thuốc.
- Thuốc điều trị tiểu đường: Turmeric có khả năng giảm đường huyết.
- Amlodipine (một loại thuốc điều trị tăng huyết áp): có thể khiến huyết áp hạ quá thấp.
- Aspirin: dùng với Turmeric có thể khiến máu bị loãng.
Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dùng thuốc đúng theo chỉ định để tránh được những tác hại không mong muốn xảy ra nhé!
4. Hướng dẫn cách sử dụng Turmeric hiệu quả
4.1. Cách sử dụng Turmeric
Turmeric thường được chế biến dưới 4 dạng: củ nghệ tươi/khô, bột nghệ, tinh bột nghệ và chiết xuất Curcumin. Trong đó, bạn nên sử dụng dạng chiết xuất Curcumin với hàm lượng Curcumin lên tới 95 – 98% để phát huy tác dụng tối ưu nhất.
Các chuyên gia khuyến nghị bạn nên sử dụng 500 – 2000mg chiết xuất Curcumin mỗi ngày. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể tham khảo liều lượng dưới đây:
- Viêm xương khớp: 500mg Curcumin, 2 lần/ngày, trong 2 – 3 tháng.
- Cholesterol cao: 700mg Curcumin, 2 lần/ngày, trong 3 tháng.
- Viêm da, ngứa da: 500mg Curcumin, 3 lần/ngày, trong 2 tháng.
Nếu sử dụng tinh bột nghệ, bạn chỉ nên dùng khoảng 1 – 2 muỗng cà phê/ngày, pha với nước ấm. Đối với những vấn đề sức khỏe khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý, không sử dụng quá nhiều Turmeric trong một lần hoặc sử dụng thời gian quá dài, vì sẽ gây ức chế các hoạt chất có lợi, đồng thời sẽ khiến bạn dễ bị mắc máu khó đông và các bệnh về sỏi.
4.2. Nên sử dụng Turmeric lúc nào?
>>>>>Xem thêm: Sử dụng rượu gừng có hại không? Hướng dẫn cách ngâm và sử dụng rượu gừng đúng chuẩn
Đối với dạng thực phẩm bổ sung bạn cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường là trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Đối với tinh bột nghệ Turmeric, bạn nên uống vào những thời điểm sau:
- Buổi sáng trước khi ăn
- Trước bữa ăn chính 15 – 30 phút
- Sau bữa ăn chính 1 – 2 tiếng
Bài viết này blogthethao.edu.vn đã nêu rõ Turmeric Curcumin là gì? Turmeric không chỉ là một loại gia vị thông thường mà còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời sức khỏe. Tuy nhiên, bạn hãy sử dụng đúng cách với liều lượng vừa đủ và lưu ý một số trường hợp đặc biệt để sử dụng Turmeric đạt hiệu quả tối ưu và không gây hại cho sức khỏe nhé!