Karate, còn được gọi là Shotokan Karate, là một môn võ thuật được phát triển để tự vệ trước những kẻ tấn công. Trái ngược với các bộ môn khác với các động tác khó nhớ, Karate cơ bản chỉ bao gồm một vài động tác và kỹ thuật cơ bản. Vậy các bài tập Karate cơ bản cho người mới bắt đầu là gì? Xin mời các bạn hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây!
1. Giới thiệu chung về bộ môn Karate
1.1. Karate là gì?
Karate hay Karatedo là một môn võ thuật truyền thống của vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate trước đây bị giới hạn chỉ được lưu truyền ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei trong tiếng địa phương và được viết là 唐 手 (tangsho, Tang Shou, môn võ có nguồn gốc từ Trung Quốc).
Trong Karate còn có các kỹ thuật đánh móc, kỹ thuật đá liên hoàn, các động tác đỡ đòn, né đòn, kỹ thuật đánh trả đòn và đấm. Để tăng sức mạnh của các chuyển động khối, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hoặc kime để tập trung năng lượng của toàn bộ cơ thể tại thời điểm chuyển động tác động của cú đánh.
1.2. Đặc điểm về cấp độ và màu đai của Karate là gì?
Karatekas (từ này dùng để chỉ những người tập Karate) luôn mặc trang phục gồm quần trắng rộng và áo khoác buộc chặt bằng các đai lưng khác màu. Karate cơ bản có 10 cấp độ, mỗi cấp độ tương ứng với một chiếc đai có màu sắc khác nhau. Mức thấp nhất là cấp mười và cao nhất là cấp một.
Màu của thắt lưng trở nên tối hơn khi mức độ karatekas được nâng lên, màu sắc của thắt lưng người tập Karate cũng biểu thị kỹ năng của những người đeo màu đai khác nhau. Những người mới bắt đầu tập môn võ Karate cơ bản đeo đai màu trắng, tượng trưng cho sự trong lành và thuần khiết và chưa biết gì về môn võ này.
Vậy trong karate đai nào cao nhất? Đai đen là đai cấp cao nhất trong karate, nó tượng trưng cho tham vọng, ý chí thực hiện và ý chí quyết thắng. Sau quá trình tập luyện và thi đấu, những người có kỹ năng cao, hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần sẽ nhận được chiếc đai danh giá này.
Karate có bao nhiêu màu đai sẽ được phân thích chi tiết trong hệ thống màu đai Karate cơ bản dưới đây:
- Đai Trắng (White) – Dùng cho cấp 10 và cấp 9
- Đai Vàng (Yellow) – Dùng cho cấp 8
- Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue) – Dùng cho cấp 7
- Đai Xanh lá (Green) – Dùng cho cấp 6
- Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue) – Dùng cho cấp 5 và cấp 4
- Đai Nâu (Brown) – Dùng cho cấp 3,2,1
Đai đen trở lên không còn được chia theo các cấp nữa mà được gọi là đẳng:
- Đai Đen nhất Đẳng
- Đai Đen Nhị Đẳng
- Đai Đen Tam Đẳng
- Đai Đen Tứ Đẳng
- Đai Đen Ngũ Đẳng
- Đai Đen Lục Đẳng
- Đai Đen Thất Đẳng
- Đai Đen Bát Đẳng
- Đai Đen Cửu Đẳng
- Đai Đen Thập Đẳng
2. Cách thực hành các động tác Karate cơ bản
Ngay cả những đòn Karate phức tạp cũng được xây dựng từ những động tác Karate cơ bản cho người mới bắt đầu. Thực hành những điều cơ bản thường xuyên sẽ rèn luyện trí nhớ cơ bắp của bạn để bạn có thể thực hiện tất cả các động tác lâu dài về sau này.
Những điều cơ bản trong karate được gọi là kihon, đó là các thế đứng (tachikata), đấm (tsuki), chặn (uke) và đá (geri).
2.1. Thế đứng (Tachikata)
Về Karate cơ bản, tư thế đứng là một kỹ thuật cần thiết để có thể thực hiện tư thế Karate một cách chính xác. Tư thế thích hợp cho phép chúng ta giữ thăng bằng ngay cả trong khi tấn công và phòng thủ với hiệu quả tối đa. Tùy thuộc vào trường phái Karate bạn đang theo học, bạn sẽ tìm thấy các tư thế khác nhau, nhưng hầu hết các trường phái Karate đều có ba tư thế sau.
Tấn nghiêm (Heisoku Dachi)
- Đứng thẳng người
- Hai chân đặt sát nhau
- Thư giãn hai vai và hai chân
Tấn thẳng (Musubi Dachi)
- Đứng thẳng người
- Hai chân đặt sát nhau, gót chân chụm lại, mũi chân mở ra hai bên tạo hình chữ V
- Hai tay đặt chéo phía trước.
Tấn tự nhiên (Heiko Dachi)
- Đứng thẳng người
- Hai chân dang rộng, cách nhau một khoảng bằng vai
- Hai tay hơi đưa ra phía trước, bàn tay nắm chặt
- Thư giãn hai vai
=> Tham khảo về môn võ Judo và những đặc điểm nổi bật của võ Judo
2.2. Đòn đấm (Zuki)
Nếu bạn tham gia một lớp học Karate cơ bản, bạn có thể sẽ thấy những cú đấm được luyện tập nhiều nhất. Thông thường, ngay từ bài học đầu tiên, bạn sẽ học cách tung một cú đấm và sau đó lặp lại nhiều lần sau đó để tạo thành phản xạ tự nhiên. Hầu hết các võ sĩ Karate đều có một điểm chung là những cú đấm của họ luôn trực diện và trọng tâm của phong cách này là tăng tốc độ và sức mạnh trong chiến đấu.
Trước khi thực hiện các đòn đấm khác nhau, hãy học cách nắm đấm đúng cách:
- Gập các ngón tay lại cho đến khi đầu mỗi ngón tay chạm vào lòng bàn tay
- Đặt ngón tay cái vào ngang giữa ngón giữa và ngón trỏ
- Đánh bằng hai đốt ngón tay trỏ và ngón giữa
- Giữ cổ tay thẳng trong mỗi cú đánh
Có một số động tác tay quan trọng mà bạn cần học để tấn công hiệu quả.
Đòn đấm thẳng (Choku Zuki)
- Đầu tiên, bạn vô tư thế đứng tấn tự nhiên (Heiko Dachi)
- Sau đó đưa tay trái ra thẳng trước mặt, lòng bàn tay duỗi thẳng, vuông góc với mặt đất
- Tay phải nắm chặt, đặt ngang hông sao cho khuỷu tay hướng về sau
- Dùng sức vung nấm tấm phải lên thẳng trước mặt, đồng thời tay trái gập lại thành nắm đấm, đưa về sát hông
- Tiếp tục đổi bên vung đòn đấm
- Lưu ý: Khi vung nắm đấm bên nào, toàn bộ phần cơ thể bên đó sẽ hướng về phía trước, đẩy cú đấm với tốc độ cao về phía mục tiêu.
Đòn đấm thuận (Oi Zuki)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Tay phải gập thành nắm đấm, đặt sát hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Tay trái gập thành nắm đấm, đặt song song với đùi trái, lòng bàn tay hướng xuống dưới
- Sau đó, bước chân phải lên, đầu gối hơi khuỵu, đồng thời đẩy nắm đấm phải thẳng trước mặt, lòng bàn tay úp xuống. Chân trái thẳng, nắm đấm trái đưa về ngang hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Tiếp tục đổi bên vung đòn đấm kết hợp đổi chân.
- Lưu ý: Vai của cánh tay đấm không được mở rộng qua vai của cánh tay còn lại.
Đòn đấm nghịch (Gyaku Zuki)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Tay phải gập thành nắm đấm, đặt sát hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Tay trái duỗi thẳng trước mặt, lòng bàn tay duỗi thẳng, vuông góc với mặt đất. Phần thân trên cơ thể hơi quay về bên phải
- Giữ yên chân, xoay nhẹ thân trên về phía trước. Đồng thời đẩy nắm đấm phải thẳng trước mặt, lòng bàn tay úp xuống. Chân trái thẳng, nắm đấm trái đưa về ngang hông, lòng bàn tay hướng lên trên.
- Thực hiện lại động tác nhiều lần sau đó đổi bên.
=> Tham khảo Aikido và những lợi ích khi tập Aikido
2.3. Đòn đỡ (Uke)
Trong Karate cơ bản, bạn không tấn công trước mà hãy thực hiện các đòn đỡ để tự vệ trước các đòn tấn công của đối thủ. Nếu bạn thực hiện một đòn đỡ hiệu quả, bạn có thể né đòn và đánh trả đối thủ ngay lập tức.
Đòn đỡ trên (Age Uke)
- Đầu tiên, bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
- Hai tay nắm chặt, nắm đấm tay trái giơ lên ngang trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài
- Tay phải gập thành nắm đấm, đặt sát hông, lòng bàn tay hướng lên trên
- Đổi bên vung đòn đỡ và lặp lại.
Đòn đỡ mép ngoài cổ tay (Soto Uke)
- Tương tự như Age Uke, bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai
- Hai tay nắm chặt, nắm đấm tay phải giơ cao ngang ngực, cổ tay hướng ra ngoài
- Tay trái gập thành nắm đấm, đặt sát hông
- Tiếp theo, đổi bên vung đòn đỡ, đồng thời thân trên cơ thể quay theo hướng đó và lặp lại động tác.
2.4. Đòn đá (Geri)
Tập đá tự do liên tục 10 cái là đủ để phát triển sức mạnh của chân, và nâng mục tiêu để tối đa hóa sức mạnh, nhưng bạn nên tập các đòn đá chuyển động ổn định để chuyển động nhịp nhàng giữa các cú đá. Có hai đòn đá cơ bản trong Karate:
Đá vòng (Mawashi Geri)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Hai tay nắm chặt để thẳng trước mặt, tuy nhiên tay trái hơi cong khuỷu tay hướng về trước, tay phải cong khuỷu tay, bắp tay phải đặt sát người.
- Tiếp theo vừa xoay hông vừa đưa đầu gối phải lên vuông góc với thân
- Đồng thời thẳng đầu gối và xoay cổ chân để vung đầu gối ra phía trước theo hình cầu vồng.
- Sau khi đá, chân phải hạ xuống, đầu gối hơi cong, chân trái ở sau, thẳng chân
Đá về phía sau (Ushimo Geri)
- Bắt đầu với tư thế đứng thẳng, sau đó chân trái bước về trước, đầu gối hơi cong, chân phải bước về sau, thẳng chân
- Hai tay nắm chặt để thẳng trước mặt, tuy nhiên tay trái hơi cong khuỷu tay hướng về trước, tay phải cong khuỷu tay, bắp tay phải đặt sát người
- Xoay người thiệt nhanh 180 độ, nhấc chân trái lên, đầu gối vuông gốc
- Dùng lực đạp mạnh về phía sau
- Thu chân lại trở về động tác đứng ban đầu
- Tiếp tục đổi bên, lặp lại động tác
=> Tham khảo Kick Boxing và hướng dẫn tập Kick Boxing giảm mỡ
3. Một số điểm cần chú ý trong quá trình học Karate
3.1. Hình thức, sự cân bằng và điểm trung tâm trọng lực
Người môn sinh Karate phải luôn luôn đứng vững trên một chân để tấn công hay thủ. Nếu bàn chân đặt xa một chút với điểm trọng tâm cú đá hay quả đấm sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên sẽ dễ dàng di chuyển hơn nếu trọng tâm thân mình hơi cao một chút và hai bàn chân gần nhau hơn là dang ra xa. Một đôi khi sức mạnh của thân người phân phối giữa hai chân, và đôi khi ngã về bên chân này hơn chân kia.
Khi đá ngang sức nặng hoàn toàn dồn về một chân. Trong trường hợp này học viên phải đứng vững trên một chân, nếu không phản lực của chiếc đá sẽ làm mất thăng bằng. Tuy nhiên, nếu đứng trên một chân quá lâu địch thủ sẽ dễ dàng tấn công. Vì vậy, sự cân bằng xem xét, thay đổi từ chân này sang chân kia.
3.2. Sức mạnh và vận tốc
Sức mạnh trong bắp thịt không thôi không đủ thắng trong võ thuật cũng như trong các môn thể thao khác. Sử dụng hữu hiệu sức mạnh trong võ thuật thật quan trọng, sự áp dụng lực vào những cử động tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng là tốc lực.
Vận tốc là một yếu tố quan trọng trong sự ứng dụng sức mạnh, nhưng vận tốc không hữu hiệu nếu không kiểm soát đúng. Loại cử động cần thiết trong những kỹ thuật Karate căn bản không phải chuyển động một vật nặng mà chuyển động một vật tương đối nhẹ với vận tốc tối đa. Thí dụ, khi đá đầu gối của chân đá co lại hết sức và chân phải ở xa mục tiêu vừa bằng khoảng chân duỗi ra khi đá. Cú đá càng mạnh khi khoảng cách đó càng xa hơn.
3.3. Dồn lực vào động tác ra đòn
Khi đấm hay đá sức mạnh chuyển động từ giữa eo lưng tại những bắp thịt chính phát ra ngoài và chuyển sang một chuyển động từ những bắp thịt chuyển ra với tốc độ 1/100 giây. Điều quan trọng là những bắp thịt và gân cốt nên buông thả tự do và nghỉ ngơi để đáp ứng những trường hợp thay đổi.
Nếu những bắp thịt đã căng sẵn sẽ không thể căng hơn khi tung đòn đến đích. Sự tập luyện phản ứng mau lẹ trong sự thay đổi căng thẳng sang nghỉ ngơi của cơ thể rất quan trọng nó đòi hỏi trình độ cao trong việc áp dụng những kỹ thuật Karate.
3.4. Vai trò sức mạnh của bắp thịt
Sức mạnh của thân thể được cung cấp bởi những bắp thịt. Bắp thịt được tập luyện kỹ lưỡng, đầy sức mạnh và co giãn là những điều kiện cần trong môn Karate. Do đó tập luyện thường xuyên rất cần để làm sức mạnh những bắp thịt của cơ thể.
Luyện tập Karate cơ bản cần được hướng dẫn một cách khoa học để biết những bắp thịt nào được sử dụng trong những động tác nào. Vì thế người mới học phải theo đúng sự chỉ dạy của bậc thầy, huấn luyện viên. Khi một bắp thịt nào đó sử dụng đầy đủ và điều hòa, kỹ thuật sẽ mạnh và hiệu quả.
3.5. Nhịp nhàng
Một yếu tố cơ bản của việc thực hiện võ thuật, cũng như các môn thể thao khác, là sự ra đòn nhịp nhàng. Thực hành chính xác các động tác trong bất kỳ môn thể thao nào sẽ rất khó khăn nếu không có sự uyển chuyển, nhịp nhàng.
Tính minh bạch của nhịp điệu trong thể thao phức tạp đến mức không thể coi nó là nhịp điệu trong âm nhạc. Nhưng điều cơ bản của một võ sĩ Karate là phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ thuật cơ bản vào trong chiến đấu.
=> Tham khảo thêm Taekwondo và hướng dẫn tập Taekwondo dành cho người mới
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến các bạn những động tác Karate cơ bản. Hãy dành thời gian để luyện tập và một điều cuối cùng, hãy luyện tập thành thạo và nắm rõ các bài tập Karate cơ bản nhất để đạt được kết quả như ý muốn. blogthethao.edu.vn chúc bạn tập luyện hiệu quả!