Lá lốt có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Cách ngâm chân bằng lá lốt từ lâu đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi đối tượng sử dụng cách này đều sẽ thành công. Vậy ngâm chân bằng lá lốt như thế nào để phát huy được hết tác dụng của biện pháp này? Xin mời các bạn hãy cùng blogthethao.edu.vn tham khảo!
Bạn đang đọc: Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Hướng dẫn cách ngâm chân bằng lá lốt trị bệnh
1. Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì?
Cách ngâm chân được coi là bài thuốc dân gian chữa bệnh ra mồ hôi tay chân vô cùng hiệu quả. Ngoài ra phương pháp ngâm chân bằng lá lốt còn rất nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe của chúng ta.
1.1. Trị tiểu đường, viêm khớp, tim mạch…
Có thể nhiều người chưa biết đến phương pháp này nhưng ngâm chân với lá lốt chữa bệnh tiểu đường là một bài thuốc rất thực tế và mang lại hiệu quả bất ngờ.
Khi bạn ngâm chân trong nước lá lốt, các chất độc có trong cơ thể sẽ được loại bỏ giúp hết đau nhức. Tinh chất của lá được hấp thụ giúp lưu thông khí huyết. Tác dụng của việc ngâm chân lá lốt giúp bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, thấp khớp, gút… giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Bạn nên sử dụng nước lá lốt ngâm chân thường xuyên trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, để lượng đường trong máu nhanh chóng trở lại bình thường. Có một lưu ý là người bệnh sau khi thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, vẫn phải kiêng khem và ăn uống hợp lý để tránh bệnh tái phát.
1.2. Cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần được thoải mái
Khi ngâm chân với lá lốt, bạn nên kết hợp massage chân nhẹ nhàng để phát huy hiệu quả tác dụng kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân. Điều này sẽ giúp tinh thần của bạn sảng khoái và giúp bạn có giấc ngủ sâu và ngon hơn rất nhiều.
1.3. Hỗ trợ điều trị bệnh phong tê thấp
Phong tê thấp là một trong những căn bệnh mà rất nhiều người gặp phải với tình trạng đổ mồ hôi liên tục, thậm chí là nhỏ giọt. Việc áp dụng phương pháp ngâm chân bằng lá lốt sẽ có tác dụng cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh phong thấp.
1.4. Giúp lưu thông khí huyết tốt hơn
Ngâm chân bằng lá lốt kết hợp với massage sẽ có công dụng làm ấm bàn chân, từ đó làm giãn nở mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu trong quá trình ngâm.
1.5. Trị hôi chân
Trong lá lốt chứa ancaloit và tinh dầu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, thậm chí tiêu diệt vi khuẩn gây hôi chân. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay từ lá ổi, đặc biệt là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức cơ xương khớp, hôi chân.
2. Cách ngâm chân bằng lá lốt trị bệnh
Dưới đây là một số “công thức” pha nước ngâm chân đơn giản, các bạn chỉ cần kết hợp với lá lốt và những nguyên liệu sẵn có trong mỗi gia đình. Để đạt hiệu quả, bạn chỉ cần ngâm chân ngày 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút vào lúc 21h, trước khi đi ngủ.
2.1. Ngâm chân nước muối lá lốt
Dùng nước muối và lá lốt ngâm chân là phương pháp dễ thực hiện, và mang lại hiệu quả rất tốt.
Bạn có thể thực hiện như sau:
- Chuẩn bị lá lốt, thân lá lốt và một ít muối hột.
- Đem lá lốt đi rửa sạch.
- Cho vào nồi với 1.5L nước đun sôi, có thể thêm muối khi nấu hoặc ngâm chân.
- Đổ nước vào chậu, đợi nước nguội hoặc cho thêm nước lạnh vào sao cho nhiệt độ vừa phải rồi tiến hành ngâm chân. Để có hiệu quả tốt, nên kết hợp massage nhẹ nhàng quanh bàn chân khi ngâm.
- Sau khoảng 10-15 phút, nhấc chân và lau khô.
Tìm hiểu thêm: Khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân
2.2. Ngâm chân bằng lá lốt và gừng
Bạn có thể cho vài lát gừng tươi vào nước lá lốt để tăng tác dụng làm ấm khi ngâm chân, nhất là những người bị phong thấp, lở loét.
Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng lá lốt, thân lá lốt và 1 củ gừng với lượng vừa phải.
- Rửa sạch lá lốt và gừng, cắt gừng thành từng lát. Sau đó cho vào nồi nấu với 1.5L nước.
- Khi nước sôi được khoảng 5 – 10 phút thì bạn tắt bếp và xả nước vào chậu ngâm. Bạn có thể đợi nước nguội bớt hoặc đổ nước lạnh vào với độ nóng vừa đủ rồi mới bắt đầu ngâm chân.
- Khi ngâm chân, bạn nên kết hợp ấn mạnh dưới bàn chân để tăng hiệu quả giảm đau.
- Ngâm trong khoảng 10 – 15 phút.
2.3. Ngâm chân bằng lá lốt với sả, lá ngải cứu, muối, nước ấm
Cách nấu nước ngâm chân lá lốt bổ sung thêm ngải cứu với sả sẽ làm tăng hiệu quả chữa bệnh cảm cúm giúp tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ…
Chuẩn bị:
- 1,5 lít nước
- 5 nhánh sả tươi
- Vài nhánh lá lốt
- Vài nhánh lá ngải cứu
- 20 gram muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch các loại lá trên, sau đó cho vào khoảng 1.5L nước và muối.
- Đun hỗn hợp trong khoảng 15 phút.
- Lấy nước đun sôi pha thêm nước lạnh sao cho nhiệt độ nước ngâm chân khoảng 40 độ C.
- Đổ nước vào thau gỗ để ngâm chân, sau đó massage nhẹ nhàng cho bàn chân để máu huyết lưu thông tốt hơn.
3. Lưu ý khi ngâm chân bằng lá lốt
3.1. Những ai không thích hợp để ngâm chân?
Ngâm chân bằng lá lốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp để ngâm chân với loại lá này.
- Người bệnh tiểu đường thường không cảm nhận được nhiệt độ rõ ràng, vì vậy nếu ngâm chân ở nhiệt độ nước quá cao mà họ không cảm nhận được, thì rất dễ bị tổn thương.
- Người bị suy thận, suy tim có thể kích thích vùng phản xạ ở chân gây phản ứng mạnh khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp.
- Những người bị phù nề chi dưới và nhiễm trùng đường tiết niệu không nên ngâm chân.
- Những người bị bệnh thận có chân bị tổn thương, chẳng hạn như nhiễm trùng, loét và giãn tĩnh mạch, cũng bị cấm để chân ướt.
- Người bị bệnh tim mạch không nên để chân ướt, vì ở nhiệt độ nước cao, mao mạch dễ giãn nở, tốc độ tuần hoàn máu tăng, tải trọng tim tăng lên và bệnh càng nặng thêm.
- Người huyết áp thấp không nên ngâm chân nước nóng quá lâu vì có thể bị chóng mặt, tụt huyết áp.
- Người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ có thai không nên ngâm chân bằng loại lá này.
3.2. Lưu ý khi ngâm chân bằng lá lốt
- Khi ngâm chân bằng lá lốt, bạn phải ngâm ở trên mắt cá chân khoảng 2cm. Do mắt cá chân có nhiều huyệt đạo, nên việc ngâm chân này sẽ giúp khí huyết lưu thông, tác động đến toàn bộ cơ thể.
- Không nên ngâm chân lâu đến tận khi nước nguội, thời gian lý tưởng là trước khi đi ngủ 15-20 phút.
- Không ngâm chân trước và sau khi ăn khoảng 1 giờ.
- Sau khi ngâm, lau khô chân để không bị ướt. Vào mùa đông, sau khi ngâm chân, bạn nên lau khô bằng khăn sạch rồi ủ ấm ngay.
- Đảm bảo không ngâm chân bằng lá lốt nếu bạn có vết thương hở, vết loét hoặc nhiễm trùng trên bàn chân của bạn.
- Nên kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
3.3. 1 tuần nên ngâm chân lá lốt mấy lần?
Mặc dù ngâm chân bằng lá lốt được nhiều người áp dụng nhằm đem tới nhiều tác dụng chữa bệnh, đào thải độc tố. Tuy nhiên, việc ngâm chân hằng này sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe. Tốt nhất mỗi tuần bạn nên ngâm chân tối đa 3 lần để hỗ trợ chữa các bệnh về xương khớp.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm biến đổi Gen có tốt cho sức khỏe?
Ngâm chân bằng lá lốt tại nhà là cách chữa bệnh cực kỳ đơn giản, chỉ với một khoản chi phí rất nhỏ và một chút thời gian nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu có thể, hãy dành cho đôi chân của bạn 10 đến 20 phút mỗi ngày. Hy vọng qua bài viết này blogthethao.edu.vn các bạn đã biết cách ngâm chân hiệu quả để đảm bảo sức khỏe của bản thân.