Hiệu ứng cánh bướm là tên gọi của việc một chi tiết có thể ảnh hưởng đến cả một sự việc lớn. Đây là một hiệu ứng tâm lý khá phổ biến trong cuộc sống, nhưng để hiểu chính xác về hiệu ứng này thì lại không phải là điều đơn giản. Bài viết này blogthethao.edu.vn sẽ giúp các bạn lý giải thêm về hiệu ứng cánh bướm là gì? Xin mời các bạn cùng tham khảo!
1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?
1.1. Nguồn gốc ra đời
Vào khoảng thập kỷ 1960, nhờ có sự phát triển của các loại máy tính mà đã có thể cho phép con người ta thực hiện các nghiên cứu khoa học mà trước đó những tưởng không thể làm được.
Năm 1961, khi Lorenz mô phỏng dự đoán về thời tiết trên máy tính, ông đã nhập số liệu là 0.506 thay vì nhập đầy đủ là 0.506127, vì vậy đã thu về kết quả dự đoán thời tiết khác xa so với dự tính ban đầu.
Từ sai lầm này, Lorenz đã nhấn mạnh về sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài diễn thuyết của mình. Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể tạo ra sự thay đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý, kéo theo những thay đổi rõ rệt về thời tiết, thậm chí là tạo ra cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cánh hàng vạn km.
Đây chính là khởi nguồn cho sự ra đời của hiệu ứng cánh bướm.
1.2. Phương diện lý thuyết khoa học
Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) được Edward Norton Lorenz dùng để mô tả một hiệu ứng tâm lý, một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc. Năm 1972, ông đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ bài diễn thuyết với tựa đề: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”
Theo ông, một cái đập cánh của con bướm cũng có thể tạo ra sự thay đổi trong điều kiện gốc của hệ vật lý, kéo theo những thay đổi rõ rệt về thời tiết, thậm chí là tạo ra cơn lốc tại một địa điểm cách đó nửa bán cầu. Vì thế, đây là một hệ lý thiết nghiên cứu về các hệ thống động lực hay nguyên lý trật tự nhạy cảm với điều kiện ban đầu.
Đồng thời trên thực tế, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với cơn lốc có sự chênh lệch quá lớn, nên có thể nói vai trò của con bướm là không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý. Có thể hiểu, nếu một cái đập cánh của con bướm dẫn đến cơn lốc thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó. Có thể nói rằng việc gì cũng có hai mặt của nó, nên cho dù chỉ là một cái đập cánh cũng có thể gây bão ở cách xa hàng nghìn cây số.
1.3. Phương diện văn hóa đương đại
Với phương diện văn hóa đương đại, hiệu ứng cánh bướm cũng là một chủ đề được khai thác rất nhiều, đặc biệt là các tác phẩm điện ảnh và âm nhạc. Ở đây, hiện tượng này được dùng để miêu tả quan hệ nhân quả trong đời sống và các hiện tượng nghịch lý thời gian đang còn là một bí ẩn thú vị của con người.
Ban đầu, cụm từ này được sử dụng như một khái niệm khoa học đơn thuần, nhưng sau đó lại xuất hiện nhiều trong văn hóa đương đại, tiêu biểu là trong các tác phẩm đề cập đến nghịch lý thời gian, quan hệ nhân quả. Từng có bộ phim được lấy cảm hứng và đặt tên theo hiệu ứng tâm lý này – bộ phim “Hiệu ứng cánh bướm”.
Bộ phim này nói về việc du hành thời gian hay xuyên không về quá khứ, từ đó khiến cho quá khứ đảo lộn và mất trật tự, tương lai từ đó cũng bị biến đổi và trở nên hỗn loạn.
2. Những ví dụ thực tế nổi tiếng về hiệu ứng cánh bướm
Trên thực tế, hiệu ứng cánh bướm cũng đã xuất hiện trong các sự kiện làm thay đổi thế giới của chúng ta. Và hơn hết, các sự kiện ấy đều bắt nguồn từ những nguồn động lực rất nhỏ, không đáng nói đến hằng ngày.
2.1. “Hung thủ” gây ra cuộc chiến Iraq là ai?
Khi nhắc đến cuộc chiến tranh tại Iraq thì không ai là không biết, mặc dù nó chỉ xảy ra tại các nước Trung Đông và đặc biệt là Iraq nhưng đó cũng là cuộc chiến ảnh hưởng rất nhiều đối với thế giới.
Thực chất, mọi người đều biết rằng Saddam Hussein là người khơi mào cuộc chiến tranh tại Iraq nhưng thật sự dưới góc nhìn của hiệu ứng cánh bướm thì nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu từ một cậu bé người Cuba trên một chiếc thuyền vượt biên sang Mỹ.
Và thật tình cờ khi Elian Gonzalez cũng có mặt trên chiếc thuyền cùng với cậu bé ấy. Và nhờ có đứa bé mà George Bush mới thắng cử tại Florida. Tuy vậy, vì bất mãn trong một cuộc chiến quốc tế về quyền nuôi con mà hầu như tất cả những người Mỹ gốc Cuba đã chọn bỏ phiếu cho Đảng Cộng Hòa. Có thể nói, hiện tượng con bướm đập cánh trong hiệu ứng cánh bướm chính là đứa bé người Cuba này.
Nói cách khác, nếu Elian Gonzalez không có mặt trên chiếc thuyền ngày hôm đó thì một người khác đã trở thành Tổng thống. Và khi đó, ắt hẳn thế giới sẽ khác đi dù ít thì nhiều cũng như cuộc chiến vô nghĩa tại Iraq cũng không trở nên quá nghiêm trọng như những gì đã xảy ra ở đây.
2.2. Tài xế đi nhầm đường dẫn đến Thế chiến Thứ nhất
Ngày 28/6/1914, kế hoạch ám sát thái tử nước Áo – Archduke Franz Ferdinand của nhóm khủng bố Black hand đã không thành công. Một quả lựu đạn ném vào xe của Thái tử trong chuyến thăm đã bị trượt, rơi ra phát nổ khiến hai tùy tùng bị thương.
Lẽ ra, Thái tử nên quay về khách sạn nhưng ông nhất định đến thăm người tùy tùng cấp cứu trong bệnh viện. Tuy nhiên tài xế của ông, do không quen lộ trình đã rẽ nhầm đường và gặp ngay đúng Gavrilo Princip, một trong những kẻ tham gia vụ mưu sát hụt trước đó, đang ngồi ở quán cà phê bên đường. Ngay lập tức, Princip rút súng bắn thẳng Thái tử Franz Ferdinand. Vụ ám sát đã châm ngòi cho Thế chiến Thứ nhất.
Người ta cho rằng, chung quy là do tài xế sơ sểnh nhầm đường nên đã dẫn đến vụ ám sát Thái tử nước Áo. Hệ quả là đế quốc Áo-Hung tuyên chiến với Serbian, dẫn tới việc Đức tuyên chiến với Nga, lôi kéo Bỉ, Pháp và Anh tuyên chiến với Đức.
2.3. Sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố hiện đại
Thế giới hiện nay đang rất đau đầu với một tổ chức mới mang tên Chủ nghĩa khủng bố hiện đại. Thế nhưng đâu ai biết rằng, tổ chức này ra đời bắt nguồn từ một hiệu ứng cánh bướm là cái chết của một chú chó nhỏ bé.
Đó là vào năm 1933, Charles Hazard lúc này là một ủy viên trong hồi động bang Texas. Khi đó, ông bực bội với một chú chú của nhà hàng xóm vì nó hay đi vệ sinh bậy trong vườn nhà ông. Vì thế mà ông lên thủ đoạn để giết chết con chó.
Và thật không may chú chó ấy của Charlie Wilson. Lúc đó Charlie Wilson chỉ là một cậu bé 13 tuổi. Lúc đó, Hazard cũng sắp tái đắc cử nhưng vì Wilson đã đi đến từng nhà để kể cho họ nghe về những gì ông ấy làm với chú chó của mình. Vì thế mà kêu gọi một lượng người cho phiếu chống lại Charlie Hazard.
Khi lớn lên, Charlie Wilson trở thành một đại biểu Quốc Hội và cũng là một người thuyết phục được người Mỹ giúp đỡ Afghanistan khi Chiến tranh giữa Afghanistan và Liên Xô diễn diễn ra. Từ đó mà thay đổi toàn bộ thế cục trận chiến
Từ đó mà phong trào Mujahideen của Afghanistan đã chiến thắng. Taliban và Al-Qaeda hình thành. Cũng nhờ đó mà Osama bin Laden cảm thấy đúng thời điểm để có thể tiến hành các cuộc khủng bố trên diện rộng. Cuối cùng thì nhờ có hiệu ứng là cái chết của một chú chó mà chủ nghĩa khủng bố ra đời.
3. Sự ra đời của Vật lý lượng tử hiện đại đã bác bỏ Hiệu Ứng Cánh Bướm
Những nghiên cứu gần đây về khoa học vật lý lượng tử đã cho biết Hiệu ứng cánh bướm không hoàn toàn đúng và biện chứng trong cuộc sống này.
Để chứng minh điều đó, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm đưa một quantum bit (Quantum bit được hiểu như là đối tượng dùng để truyền tải thông tin trên nền tảng lý thuyết thông tin lượng tử) về quá khứ để xem xét về vấn đề nghịch lý thời gian trong hiệu ứng cánh bướm. Kết quả cho thấy rằng “thực tế đã tự chữa lành” khi quá khứ bị thay đổi sẽ không có sự phân nhánh nghiêm trọng nào liên quan đến việc thay đổi thực tại này.
Cụ thể thì các nhà nghiên cứu đã sử dụng một bộ xử lý lượng tử IBM-Q với các cổng lượng tử nhằm mô phỏng nguyên nhân và các kết quả ngược – xuôi. Hệ thống máy tính và bộ xử lý tiêu chuẩn thì được sử dụng khái niệm ‘bit’ trong chip của chúng. Chúng được tồn tại ở hai vị trí – đó là ‘bật’ hoặc ‘tắt’. Đây chính là cấu trúc của nhị phân trong khoa học. Còn đối với máy tính lượng tử thì sử dụng ‘qubit’ chứ không phải dùng bit, nhờ đó mà các nhà khoa học có thể bật và tắt đồng thời, cũng như là ở khoảng đâu đó ở giữa bật và tắt.
Theo mô phỏng, họ đã gửi một kết quả qubit ngược thời gian. Một hoặc một nhóm đối tượng trong quá khứ sẽ thực hiện nhiệm vụ đo lường qubit, làm xáo trộn nó lên và thay đổi mối tương quan về lượng tử của nó. Điều này xảy ra bởi vì sự tiếp xúc nhẹ giữa một nguyên tử để thể hiện hành vi lượng tử và bên cạnh đó là một nguyên tử khác. Nó sẽ ngay lập tức di chuyển nguyên tử thành phần ra khỏi trạng thái lượng tử của nó.
Mô phỏng ấy sau đó đã được chạy về phía trước, nhằm mục đích đưa qubit đến hiện tại. Các nhà khoa học lúc ấy đã nhận thấy rằng, thay vì thông tin đó không thể phục hồi được do sự cố trong quá khứ đối với hành động tương tự như việc con bướm vỗ cánh thì nó lại được bảo vệ khỏi sự thay đổi. Hay ta cũng có thể nói, thực tế đã chủ động “tự chữa lành” sự cố lượng tử này.
Các nhà khoa học nhận định rằng, thực tế lý thuyết hỗn loạn trong vật lý cổ điển là lý thuyết hỗn loạn trong vật lý lượng tử hiện đại phải hiểu theo 2 cách khác nhau. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa là chứng minh chắc chắn rằng hiện tượng này là sai. Vì thế mà việc nghiên cứu vẫn chưa dừng lại tại đây.
Hiệu ứng cánh bướm là một hiện tượng khoa học thú vị, biểu thị cho ý niệm mọi sự vật đều nằm trong một thể thống nhất, mỗi hành động lại có sự tương tác, ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh. Chính vì thế mà việc hiểu rõ thêm về hiện tượng này là điều cần thiết. blogthethao.edu.vn hy vọng bạn có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu ứng cánh bướm và cách nó hoạt động thông qua bài viết này