Khoai sọ là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam, khoai sọ dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên nhiều người đang trong chế độ ăn kiêng thắc mắc: khoai sọ bao nhiêu calo? Hãy cùng blogthethao.edu.vn và chuyên gia giải đáp thông tin này nhé!
1. Khoai sọ bao nhiêu calo?
Khoai sọ có vỏ ngoài nâu sậm, bên trong củ trắng với những đốm chấm màu tím nhạt, khoai sọ khi nấu chín sẽ có vị ngọt dịu và mềm. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, khoai sọ còn được sử dụng phổ biến bởi nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cùng khám phá khoai sọ bao nhiêu calo và hàm lượng dinh dưỡng của khoai sọ dưới đây:
1.1. 100g khoai sọ bao nhiêu calo?
Theo thông tin được chuyên gia dinh dưỡng giải đáp thông tin khoai sọ bao nhiêu calo? cho biết:
- 100g khoai sọ chứa 115 calo
- 1 tô canh khoai sọ cung cấp 667 calo
- 100g bánh khoai sọ nhân đậu xanh có 198 calo
1.2. Giá trị dinh dưỡng của khoai sọ
Bên cạnh tìm hiểu khoai sọ bao nhiêu calo, các chuyên gia còn tìm thấy lượng lớn các chất dinh dưỡng trong 100g khoai sọ bao gồm:
- 26g Carbohydrate
- 4.1g Chất xơ
- 1.5g Protein
Khoai sọ còn chứa các khoáng chất bao gồm: Vitamin C, Natri, Kali, Sắt, Kẽm, Đồng, Canxi, Photpho, Niacin,… Đặc biệt, khoai sọ cực kỳ ít chất béo, trong 100g khoai sọ có ít hơn 1g chất béo, do đó khoai sọ rất phù hợp với đối tượng ăn kiêng.
2. Ăn khoai sọ có béo không?
Ăn khoai sọ có giảm cân không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất. Ngay dưới đây, blogthethao.edu.vn sẽ giải đáp thông tin này:
Trên thực tế, với 0.2g chất béo trong 100g, khoai sọ trở thành 1 nguồn thực phẩm hoàn hảo hỗ trợ giảm cân. Lượng lớn carb tốt trong khoai sọ sẽ chuyển đổi thành năng lượng cho bạn hoạt động. Mặt khác, 4.1g chất xơ của khoai sọ sẽ giúp đường ruột chậm tiêu hóa, tạo cho bạn cảm giác no bụng, khi đó bạn sẽ hạn chế ăn vặt và nạp ít calo hơn.
Tuy nhiên, khoai sọ có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác, nếu bạn kết hợp với thực phẩm giàu chất béo, giàu carb sẽ dễ dàng khiến bạn mập mạp. Do đó, hãy ước tính lượng calo món khoai sọ mà bạn ăn nhé, đảm bảo nạp 533 – 667 calo/bữa, nếu vượt quá con số này sẽ gây dư thừa calo và tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.
3. 5 Lợi ích sức khỏe khi ăn khoai sọ
3.1. Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
Theo một số nghiên cứu, khoai sọ chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp ổn định nhịp đập trái tim. Ngoài ra, chất xơ và tinh bột trong khoai sọ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng bệnh, trong khi đó tác dụng của kali là lưu thông máu ổn định.
3.2. Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Trong khoai sọ có chứa lượng lớn chất xơ, có tác dụng giúp bạn điều trị táo bón hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn khoai sọ giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa bởi chất xơ và tinh bột trong khoai sọ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, không những hỗ trợ giảm cân mà còn sản sinh lợi khuẩn trong đường ruột.
3.3. Khả năng miễn dịch với một số bệnh
Theo các nhà dinh dưỡng cho biết, cơ thể của chúng ta khi hấp thụ vitamin C sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân xấu bên ngoài bao gồm: vi khuẩn, ánh nắng mặt trời,… Vitamin C và các chất chống oxy hóa còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể.
3.4. Điều trị viêm thận
Những người viêm thận nên ăn khoai sọ đều đặn, các nhà nghiên cứu tìm thấy trong khoai sọ có lượng lớn photpho và vitamin, hỗ trợ thuyên giảm bệnh tình.
3.5. Hồi phục sức khỏe
Khoai sọ là món ăn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu hay đối tượng cần hồi phục sức khỏe, bởi khoai sọ được coi là “phương thuốc” giúp giảm đau, cải thiện sức đề kháng. Với hàm lượng dinh dưỡng lớn, khoai sọ giúp cân bằng dưỡng chất trong cơ thể mẹ và bé.
4. 4 Món khoai sọ giảm cân
Không phải món ăn khoai sọ nào cũng giúp bạn giảm cân. blogthethao.edu.vn sẽ bật mí 4 cách làm món khoai sọ giảm cân cực kỳ đơn giản ngay dưới đây:
- Khoai sọ luộc: chế biến đơn giản bằng cách lột sạch vỏ khoai sọ và bắc nồi nước nấu đến khi chín. Cách làm này vẫn giữ nguyên được chất dinh dưỡng của khoai sọ
- Canh khoai sọ chay: nấu canh khoai sọ với các loại rau bao gồm: nấm hương, đậu hũ,… sẽ giúp bạn no lâu hơn, đồng thời bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể
- Canh khoai sọ: nấu canh khoai sọ với xương hầm hoặc tôm khô, hàm lượng chất béo ít nhưng giàu dinh dưỡng, đặc biệt canh khoai sọ còn giúp cải thiện sức khỏe, tâm trạng và giúp ngủ ngon hơn
- Chè khoai sọ: Chè khoai sọ khi nấu cùng đường ăn kiêng sẽ không khiến bạn mập đâu nhé! Bạn hãy yên tâm nấu món chè khoai sọ thưởng thức vào những ngày hè nóng
5. 6 Lưu ý khi ăn khoai sọ
Ăn khoai sọ không đúng cách sẽ khiến ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, khi chế biến và ăn khoai sọ, bạn nên lưu ý 6 điều dưới đây:
- Đối tượng không nên ăn khoai sọ: người mắc bệnh tiểu đường, người dị ứng, trẻ nhỏ, người mắc bệnh gút
- Nên ăn tối đa 1 – 2 củ khoai sọ trong 1 ngày, hạn chế sử dụng liên tục
- Luôn nấu chín khoai sọ, bởi khoai sọ sống sẽ gây kích ứng cổ họng khi ăn
- Đeo găng tay khi gọt củ khoai sọ để tránh dị ứng, ngứa tay
- Kết hợp tập luyện thể thao thường xuyên để giảm cân
- Có thể ăn khoai sọ vào bữa ăn phụ để hồi phục năng lượng, tuy nhiên nên thay thế khoai sọ thành Bánh Protein hoặc Meal Replacement tăng cơ giảm mỡ hiệu quả hơn
⇒ Xem thêm Bánh Protein hoàn hảo cho bữa ăn phụ tại: https://wheyshop.vn/category/protein-bar
Qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về khoai sọ bao nhiêu calo và ăn khoai sọ có béo không. Bên cạnh đó, blogthethao.edu.vn còn đưa ra cách sử dụng khoai sọ không tăng cân, bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mong rằng bài viết này đem lại nhiều kiến thức cho bạn về khoai sọ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!