Đau đầu ngón tay tưởng như chỉ là một triệu chứng thông thường nhưng thực chất đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bên trong chúng ta. Vì vậy, bạn nên đọc ngay bài viết này cùng blogthethao.edu.vn để có kiến thức cặn kẽ về những căn bệnh nguy hiểm mà bạn có thể mắc phải khi có dấu hiệu đau đầu ngón tay!
1. Đau đầu ngón tay là triệu chứng như thế nào?
Đau đầu ngón tay là hiện tượng đau ở một hoặc nhiều đầu ngón tay, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến nhiều người, nhưng phổ biến nhất là người cao tuổi hoặc người đang trong độ tuổi lao động. Khi bệnh xảy ra sẽ ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt, đặc biệt là sinh hoạt hàng ngày như khi cầm đồ vật, cảm giác tay không còn linh hoạt như trước.
Đau ngón tay cái thường xuất hiện ở các ngón tay: đau ngón giữa, đau ngón áp út, đau ngón út… đây là một triệu chứng phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ bệnh nhân nào ở mọi lứa tuổi.
Đau ngón tay thường được chia thành 2 loại:
- Sinh lý – do sự cản trở lưu thông máu bẩm sinh, hoặc bất động trong thời gian dài. Một triệu chứng có thể tự biến mất mà không cần điều trị.
- Do tình trạng bệnh lý: Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý liên quan đến vấn đề hệ thần kinh ngoại vi và cơ xương khớp. Hậu quả của bệnh lý này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với cơ thể.
2. Đau đầu ngón tay là biểu hiện của bệnh gì?
2.1 Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh Raynaud
Đây là căn bệnh có biểu hiện là các mạch máu ngoại vi phản ứng quá mức với điều kiện lạnh, gây ra tình trạng thu hẹp, gây co mạch máu cực mạnh và cản trở máu lưu thông đến các ngón tay, bàn chân, tai, mũi. Sau đó bệnh ảnh hưởng đến các đầu ngón tay nhiều hơn. Các triệu chứng bệnh này như sau:
- Ngón tay lạnh
- Màu da thay đổi khi trời lạnh hoặc căng thẳng. Đầu tiên, da chuyển màu từ trắng sang xanh do áp lực bên trong mạch máu, sau đó đỏ trở lại khi máu lưu thông bình thường hoặc trời ấm lên
- Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay
- Loét trên ngón tay
- Đau các ngón tay, đặc biệt là ở các đầu ngón tay.
2.2 Đau đầu ngón tay cảnh báo bệnh thần kinh ngoại biên
Một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây đau, tê, ngứa ran ở cánh tay và thậm chí cả bàn chân. Hiện tượng này còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Triệu chứng bệnh:
- Tê bì tay, cảm giác như kiến bò qua lòng bàn tay, ngứa ran ở các đầu ngón tay.
- Các bệnh như tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây ra cảm giác đau, tê và ngứa ran ở toàn bộ cánh tay.
2.3 Tay tê cóng
Tê cóng tay là tình trạng lạnh tay chân phổ biến nhất xảy ra khi da và các mô bên dưới bị đông cứng trong mùa đông, hoặc do tiếp xúc với không khí hoặc đồ vật lạnh mà không được bảo vệ với thời tiết lạnh. Triệu chứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường như bàn tay lạnh, trắng, cứng, mất cảm giác hoặc chỉ đau âm ỉ ở các đầu ngón tay xảy ra khi các mô bắt đầu bị phá vỡ do quá lạnh.
2.4 Viêm khớp ngón tay
Viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp thường là những loại khớp gây ra đau ở các đầu ngón tay, viêm khớp có thể ảnh hưởng đến các khớp ngón tay cái, giữa các ngón tay hoặc vùng gần móng tay. Triệu chứng bệnh có thể thấy được là ở giai đoạn đầu, bệnh viêm khớp gây ra cảm giác nóng rát ở các ngón tay, đặc biệt là các đầu ngón tay đau dù rất ít hoạt động.
2.5 Các vấn đề về da
Bất kỳ bệnh ngoài da nào như zona, cellulite, nếu xuất hiện trên các ngón tay đều có thể là nguyên nhân khiến các đầu ngón tay bị đau. Triệu chứng của các bệnh lý này có thể là da bị viêm, bong tróc nhiều, nứt da, nhiễm trùng, hoặc sưng tấy các đầu ngón tay.
3. Cách chuẩn đoán và điều trị bệnh đau đầu ngón tay
3.1. Cách chẩn đoán bệnh
Sự can thiệp và chẩn đoán nhanh chóng giúp ngăn ngừa những hậu quả khó lường của bệnh tật đối với sức khỏe người bệnh. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và ghi lại tình trạng bệnh lý. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe lâm sàng để đánh giá chức năng của cánh tay, bàn tay và các ngón tay. …, đồng thời kiểm tra chức năng của hệ thần kinh. Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị hợp lý đối với từng triệu chứng bệnh khác nhau.
Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh khớp hoặc bệnh tự miễn đã qua nhiều đời nên xét nghiệm máu để giúp xác định các nguyên nhân bệnh lý khác dẫn đến viêm khớp dạng thấp hoặc do thiếu vitamin B12 khiến ngón tay bị đau.
3.2. Biện pháp điều trị đau đầu ngón tay
Cần điều trị sớm nếu có các biểu hiện đau, sưng, tê, nhức các ngón tay. Với các yếu tố sinh lý gây ra triệu chứng đau ngón tay, mọi người có thể dễ dàng điều trị bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, giảm đau tại nhà bằng cách chườm nóng, chườm lạnh…để máu huyết dễ dàng lưu thông đến các đầu ngón tay hơn và giảm đau nhức nhanh chóng
Tuy nhiên, với nguyên nhân bệnh lý, mọi người nên đến trung tâm y tế để được điều trị và chuẩn đoán dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Dùng thuốc điều trị đau đầu ngón tay:
Thuốc Tây y với tác dụng giảm đau, chống viêm không steroid, giãn cơ, giảm đau thần kinh… được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên nhân và bệnh lý gây tê đầu ngón tay. Tuy mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng cho người bệnh, nhưng các bác sĩ cũng khuyến cáo là bệnh nhân tránh lạm dụng thuốc để không gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
Về vật lý trị liệu:
Trị liệu đau các đầu ngón tay được cải thiện hiệu quả mà vô cùng an toàn với các kỹ thuật vật lý trị liệu. Trong đó chườm nóng, dùng nẹp, vận động trị liệu…Bạn có thể tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh Đông y hoặc trung tâm y học cổ truyền để được thực hiện các liệu pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức đầu ngón tay
Điều trị bằng ngoại khoa:
Phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định cho những người bị đau các ngón tay, đặc biệt nếu tình trạng bệnh kéo dài, tổn thương nghiêm trọng đến các dây thần kinh bên trong không thể hoạt động được. Các bác sĩ dựa vào các triệu chứng đau nhức ngón tay và mạch của bệnh nhân để xem tình trạng bệnh rồi cho có biện pháp phẫu thuật hợp lý
Bài thuốc Đông y:
Các bác sĩ dùng ngón tay cảm nhận mạch đập của bệnh nhân để xem xét tình trạng bệnh rồi cho dùng thuốc đông y hoặc châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…. Bên cạnh đó, các bác sĩ kết hợp các loại dược liệu quý để trị liệu và bồi bổ sức khỏe, tùy theo thể trạng của bệnh nhân. Người bị đau ngón tay có thể dùng bài thuốc Đông y bao gồm: Cát căn, Phòng phong, Khương hoạt, Hoàng cầm, Tần giao, Quế chi, Xuyên quy …tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng bệnh
Châm cứu đau đầu ngón tay:
Phương pháp đông y này cũng có thể được áp dụng cho các trường hợp đau ngón tay do bệnh tật. Châm cứu làm giảm các triệu chứng đau nhức, điều hòa cơ thể, thư giãn thần kinh… cùng với đó là tâm trạng của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể sau mỗi lần châm cứu.
Bấm huyệt, xoa bóp:
Đây là phương pháp điều trị giúp cải thiện lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng cứng và đau các khớp, ngón tay. Sau đó bệnh nhân được chuyên gia xoa bóp, bấm huyệt, day ấn, vuốt ve các huyệt đạo trên bàn tay, ngón tay để giảm đau.
3.3. Phòng tránh đau đầu ngón tay như thế nào?
Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng cực kỳ hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng đau đầu ngón tay.
- Khi làm việc trên máy tính, cần điều chỉnh tư thế ngồi sao cho cổ tay được thoải mái hơn.
- Bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi 2 đến 3 giờ làm việc, hãy đứng lên và đi lại nhẹ nhàng để giảm bớt căng thẳng.
- Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt nếu bạn làm việc văn phòng trong thời gian dài, lưu ý là các bài tập chạy với máy chạy bộ hoặc xe đạp tĩnh rất hữu ích.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi ngủ, nhất là những vùng tập trung nhiều dây thần kinh như cổ.
- Luôn nhớ uống đủ nước và chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là canxi và một số vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp để tránh bị đau nhức các ngón tay
» Tham khảo thêm về khái niệm BMR và ý nghĩa của BMR trong quá trình tăng, giảm cân tại: https://wheyshop.vn/bmr-la-gi-y-nghia-cua-bmr-trong-viec-giam-can.html
Hy vọng với những kiến thức về các nguyên nhân gây đau đầu ngón tay trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết. Đau đầu ngón tay là bệnh lý cần được can thiệp sớm để giảm triệu chứng, đồng thời do đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh khi gặp sự cố nên đầu ngón tay rất nhạy cảm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và công việc. blogthethao.edu.vn cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi