Cholesterol chắc chắn là cụm từ mà bạn đã được nghe nói đến rất nhiều lần và những tác hại của nó đến tim mạch và nhiều bệnh lý khác nguy hiểm cho cơ thể. Nhưng có phải liệu cholesterol nào cũng có tác động xấu đến có thể và chúng ta cần loại bỏ. Hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu chi tiết về Cholesterol và những vai trò, lợi ích của chúng qua bài viết!
Bạn đang đọc: Cholesterol là gì? Tìm hiểu chi tiết về vai trò và tác hại của Cholesterol
1. Cholesterol là gì?
Cholesterol theo khoa học là một chất béo được gọi là lipid (mỡ), nó là chất quan trọng cho hoạt động của cơ thể mỗi người và có nguồn gốc đến từ hai nguồn.
- Nguồn thứ nhất là từ gan tạo ra lượng Cholesterol mà bạn cần.
- Phần còn lại đến từ các thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể như thịt đỏ, thịt gia cầm và những sản phẩm từ sữa.
Những thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng có tác động khiến gan tạo ra nhiều Cholesterol. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch, đối với nhiều người thì quá trình này thực sự là một quá trình chuyển hóa cực kỳ nguy hiểm.
Bản thân Cholesterol là một chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu quá dư thừa và nồng độ trong máu quá cao thì đó lại là một mối nguy hiểm cận kề đối với sức khỏe bạn. Các căn bệnh như gút, xơ vữa động mạch, đột quỵ,…đều do nguyên nhân từ dư thừa chúng.
LDL và HDL Cholesterol
Cholesterol khi di chuyển trong máu sẽ kết hợp với các protein tạo ra các lipoprotein. Lipoprotein được chia làm hai loại chính: LDL cholesterol và HDL cholesterol. Đây cũng là cách để phân loại Cholesterol trong cơ thể.
- Lipoprotein mật độ thấp với tắt là LDLtừ gan đến các tế bào cần nó. Nếu quá trình này thừa LDL thì nó sẽ bám ở động mạch và không rời đi. Nên LDL là Cholesterol xấu.
- Lipoprotein mật độ cao viết tắt là HDL ra khỏi tế bào và trở lại gan để phân hủy và thoát ra ngoài cơ thể. Vì thế HDL là Cholesterol tốt.
Nhưng HDL khi quay lại không thể loại bỏ hoàn toàn LDL do đó, nếu LDL tích tụ quá lâu thì quá trình này mới dẫn đến vấn đề trong sức khỏe của bạn mà bạn rất khó phát hiện.
Lượng Cholesterol trong máu hoàn toàn có thể biết được qua quá trình xét nghiệm máu.
2. Vai trò của Cholesterol với cơ thể
Cholesterol có những vai trò rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Đó là những vai trò không thể không kể đến sau đây:
- Là dưỡng chất cần thiết để cơ thể có các quá trình chuyển hóa khác nhau, từ cách điện tế bào thần kinh trong não bộ để cung cấp các cấu trúc màng tế bào.
- Mặc dù lượng cholesterol lên mức quá cao sẽ không tốt cho cơ thể, nhưng mặt khác, hàm lượng thấp quá đương nhiên cũng ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều quan trọng là lượng cholesterol trong cơ thể nên giữ ở mức ổn định bởi nếu xuống thấp dưới 160 mg/dL thì có tỷ lệ mắc các bệnh như: trầm cảm, ung thư và sinh non đối với phụ nữ đang mang thai sẽ cao.
- Những người có lượng cholesterol trong máu thấp thì cũng sẽ bị giảm sức đề kháng trong cơ thể. Những người này mắc bệnh sẽ lâu hơn và có khả năng tử vong cao hơn do nhiễm trùng.
3. Thế nào là nồng độ cholesterol tăng cao?
Việc ăn quá nhiều đồ ăn chứa chất béo chính là những nguyên nhân hàng đầu. Chất béo bão hòa, chất béo dạng trans sẽ làm tăng nguy cơ đẩy lượng cholesterol lên mức cao. Một số yếu tố về lối sống cũng là nguyên nhân như:
- Lười vận động
- Lạm dụng rượu bia
- Các chất kích thích và hút thuốc lá.
Di truyền cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng Cholesterol tăng cao. Nếu cha mẹ có lượng cholesterol trong máu cao thì khi sinh ra con cái cũng sẽ dễ bị như vậy. Một số rối loạn di truyền mang tính gia đình cũng có tác nhân ảnh hưởng.
Một số vấn đề sức khỏe khác như mắc các bệnh về đái tháo đường thiểu năng giáp trạng cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc cholesterol trong máu cao và các chứng bệnh liên quan.
Bên cạnh đó sẽ có những trường hợp người dễ bị tăng cao hơn so với người bình thường như:
- Mắc chứng thừa cân và béo phì.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học
- Không luyện tập thể dục thường xuyên.
4. Tác hại của Cholesterol tăng cao
Tìm hiểu thêm: Số đo 3 vòng chuẩn của nữ cao 1m55 là bao nhiêu?
Động mạch được ví như hệ thống giao thông trong cơ thể vì nó chuyên trở các chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol trong máu cao thì các mảng lipid lắng đọng và một số chất khác bám trên các thành động mạnh, hình thành các mảng xơ vữa động mạch và khi đó thành động mạch trở nên dày mà gây tắc nghẽn quá trình vận chuyển oxy và các chất.
Thêm vào đó, các mảng ở động mạch có thể bị vỡ ra và làm cho động mạch bị tắc nghẽn. Tình trạng này mọi người hay gọi với nhau là xơ vữa động mạch. Nguyên nhân này chính là yếu tố tạo nên các bệnh có tỷ lệ tử vong cao như: tai biến mạch máu não (đột quỵ); nhồi máu cơ tim; tăng, giảm huyết áp đột ngột,…
Cholesterol trong máu cao có nguy hiểm hơn ở chỗ là nó thường không gây ra triệu chứng dễ nhận biết nào. Do đó, bạn nên tìm hiểu về mức Cholesterol được khuyến cáo cho cơ thể của bạn và đi khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra máu.
5. Những dấu hiệu nhận biết Cholesterol tăng cao
Như đã chia sẻ, mặc dù việc Cholesterol tăng cao gây rất nhiều nguy hại cho cơ thể tuy nhiên dấu hiệu nhận biết của chứng bệnh này lại không rõ ràng và chỉ đến khi bị nặng mới thấy được. Đó là lý do khiến chứng bệnh này trở nên đáng sợ và chúng ta phải thường xuyên đi kiểm tra chứ không nên suy đoán tại nhà. Tuy nhiên một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn và để cho chúng ra dễ nhận biết hơn một chút.
- Nếu trong gia đình có nhiều người bị huyết áp cao và bị bệnh gút thì bạn sẽ có nguy cơ cao
- Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt
- Bạn là người ít vận động và hay sử dụng các chất kích thích.
- Bạn là phụ nữ và đã quá tuổi mãn kinh.
- Nếu bạn đang ở độ tuổi trung niên, bạn cũng có nguy cơ cao bị tăng cholesterol hơn so với người bình thường.
Với những trường hợp kể trên thì bạn hãy lưu ý về sức khỏe của mình và nên thường xuyên đi bệnh viện để kiểm tra máu. Từ đó mới có thể phát hiện sớm cholesterol trong máu có cao hay không.
>>>>>Xem thêm: Cao 1m60 Nặng Bao Nhiêu Cân Là Vừa
Trên đây là những kiến thức về Cholesterol cùng với vai trò và tác hại của chúng mà blogthethao.edu.vn muốn đề cập tới cho bạn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức cho riêng mình. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!