Chỉ số BMI là gì ? Ý nghĩa của BMI trong giảm cân :
Tìm hiểu khái niệm chỉ số BMI là gì giúp chúng ta xác định tình trạng và mức độ hiện tại của cơ thể có đang bị béo phì hay có bị suy dinh dưỡng hay khônng. Chỉ số BMI được tính căn cứ trên 2 số liệu về chiều cao và cân nặng của cơ thể. Khi biết được chỉ số BMI của bản thân, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch giảm cân trong trường hợp tình trạng béo phì (dư thừa cân) hoặc bổ sung kịp thời và đầy đủ phù hợp cho thể trạng cơ thể khi thiếu cân, thiếu chất dinh dưỡng.
1. Giới thiệu và lợi ích của Chỉ Số BMI :
1.1 Các chỉ số cơ thể BMI là gì ?
- BMI là chỉ số cân nặng hay còn gọi là “chỉ số khối của cơ thể” viết tắt của ”Body Mass Index”. Công thức tính chỉ số BMI được Adolphe Quetelet đưa ra vào năm 1832(1).
- Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng.
- BMI là một công cụ thường được sử dụng để đo lượng mỡ trong cơ thể con ngưởi ở độ tuổi trưởng thành cho cả nam và nữ.
- BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI “tương quan” với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề thể trạng của cơ thể con người
- Chỉ số BMI chuẩn được tính dựa trên chiều cao và cân nặng.Tuy nhiên, với sự đa dạng về hình thể như ngày nay, cũng như là khối lượng xương và cơ bắp cơ thể khiến BMI không phải là chỉ số duy nhất để tính toán việc thừa cân hay thiếu cân nữa. Ngày nay, BMI thường được sử dụng để tính toán thừa cân hay không? nhiều hơn là thiếu cân.
1.2 Lợi ích của việc tính chỉ số BMI giảm cân :
- Cơ bản như chúng ta hiểu thì béo phì không chỉ khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
- Để đánh giá tình về thẻ trạng béo phì có nhiều phương pháp khác nhau như đo lớp mỡ dưới da, đo tỉ trọng mỡ trong cơ thể,…nhưng phương pháp phổ biến nhất được Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) khuyến cáo là dựa vào chỉ số BMI
- Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với tập thể ,từ đó đưa ra những khuyến cáo về chế độ dinh dưỡng, luyện tập rèn luyện để đạt hiệu quả về chỉ số BMI an toàn như khoa học đã nghiên cứu.
1.3 Việc xác định được chỉ số BMI giúp các cá nhân xác định được thể trạng thực tế hiện tại của cơ thể :
- Sau khi xác định sẽ lên kế hoạch phù hợp với thể trạng của mình để dạt hiệu quả mong muốn sau quá trình tập luyện giảm cân,
- Giúp bổ sung chế độ dinh dưỡng trong quá trình giảm cân cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp hằng ngày trong cuộc sống có một cơ thể khỏe mạnh và đạt độ thẩm mỹ là tất cả chúng ta đều mong muốn…
1.4 Cách tính chỉ số BMI , các phần mềm tính chỉ số BMI chính xác nhất :
*Chỉ số BMI người tuổi trường thành:
*Công thức tính chỉ số BMI:
BMI = W /( H x 2)
Trong đó :
- BMI: đơn vị thường dùng là kg/m2
- W: là cân nặng (kg)
- H: là chiều cao (m)
*Bảng đánh giá theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO) :
Phân loại | WHO BMI ( kg/m2 ) | IDI & WPRO BMI |
Cân nặng thấp ( gầy ) | ||
Bình thường | 18.5 – 24.9 | 18.5 – 24.9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29.9 | 23 – 24.9 |
Béo phì độ I | 30 – 34.9 | 25 – 29.9 |
Béo phì độ II | 35 – 39.9 | 30 – 39.9 |
Béo phì độ III | >40 | >40 |
*Lưu ý:
- Chỉ số BMI không thể biết được chính xác lượng chất béo tồn tại trong cơ thể bạn là bao nhiêu. Bạn chỉ xác định được cân nặng và chiều cao như vậy đã đảm bảo hay chưa, để có được cái nhìn đúng đắn nhất về sức khỏe của chính mình.
- Nếu bạn là vận động viên thể thao chuyên nghiệp, hoặc đang có chế độ tập luyện các bài thể hình thì chỉ số BMI không thực sự chính xác. Bởi các múi cơ sẽ rắn chắc hơn, nặng hơn mỡ, ảnh hưởng đến kết quả tính toán, khiến cho BMI của bạn sẽ trong ngưỡng béo và rất béo.
- Bên cạnh đó, chỉ số này sẽ bị ảnh hưởng khi bạn đang cho con bú, bà bầu hoặc những người vừa ốm dậy.
Khi đã biết cách tính chỉ số BMI cũng như ý nghĩa của nó, bạn hãy thử tính toán với chính cơ thể mình, để nắm bắt tình hình thể trạng của bản thân nhằm có sự điều chỉnh về dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện phù hợp.
2. Rủi ro tác hại của việc thừa cân :
Để đánh giá tình trạng cân nặng của cơ thể chúng ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Một người thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30. Nếu chỉ số BMI này vượt quá mức trên, nghĩa là cơ thể bạn đang bị thừa cân. Thừa cân là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng như:
2.1 Nguy cơ bị tiểu đường cao
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng insulin để làm giảm đường huyết ở người thừa cân béo phì thấp hơn người bình thường và đó chính là nguyên nhân tại sao người bị tiểu đường phần lớn là người béo phì. Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nói đơn giản hơn thì những người có trọng lượng cơ thể nặng hơn bình thường sẽ tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Béo phì khiến hormon insulin do tuyến tụy tiết ra hoạt động không hiệu quả, không thể giúp tế bào của cơ thể hấp thu đường. Lúc này, tuyến tụy sẽ cố gắng sản sinh nhiều insulin hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, thì việc sản sinh insulin của tuyến tụy sẽ giảm đi và khi đó bệnh nhân dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
2.2 Bệnh tim mạch
Tình trạng thừa cân có liên quan đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (đau tim). Bệnh béo phì là tình trạng khiến cholesterol trong máu tăng cao. Cholesterol được tích lại trong mạch máu sẽ ức chế dòng máu và có thể dẫn tới đau tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ.m
2.3 Rối loạn lipid máu thiểu bệnh
Rủi ro lớn trong tình trạng thừa cân là sự phát triển của hàm lượng cholesterol cao. Bệnh béo phì làm tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể. Những người béo phì thường có mức độ cholesterol tốt (HDL) thấp. Mức độ LDL cao và HDL thấp là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động mạch mà kết quả trong việc thu hẹp các mạch máu dẫn đến bệnh tim mạch.
2.4 Tăng khả năng đột quỵ
Nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người thừa cânì cũng cao hơn nhiều lần người bình thường. Người có BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do bệnh tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Những người thừa cân mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác (tiểu đường type 2, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) thì nguy cơ đột quỵ vẫn có thể xảy ra.
2.5 Các bệnh về đường tiêu hoá
Người thừa cân dễ bị bệnh túi mật, có bất thường về gan, suy giảm chức năng gan, tăng khả năng gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ tóm lại là khi béo phì thì chức năng hệ tiêu hóa sẽ giảm đi đáng.Thừa cân làm tăng trào ngược vì mỡ bụng sẽ tạo áp lực trên vòng cơ ở phía dưới của thực quản – ống kết nối từ cổ họng xuống dạ dày. Khi xuất hiện các áp lực lên thực quản, axit trong dạ dày chảy ngược trở lại. Đây cũng là nguyên nhân gây dẫn đến chứng ợ nóng.
2.6 Tăng nguy cơ ung thư
Khi bạn tăng cân quá mức, các cơ chế hoạt động trong cơ thể như hệ hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch cũng bị ảnh hưởng theo và giảm hiệu quả hoạt động. Do đó, nó làm tăng nguy cơ tích tụ các độc tố lại trong cơ thể và về lâu dài đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
2.7 Gout và viêm xương khớp
Một người thừa cân, béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Khi bị bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ… mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout. Trọng lượng cơ thể tăng lên gây sức ép nhiều hơn lên các cơ trên cơ thể. Thừa cân thậm chí tạo sức ép lên các khớp như khớp gối, cột sống lưng và do đó tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp
2.8 Giảm khả năng sinh sản
Khố lượng mô mỡ làm rối loạn buồng trứng ở phụ nữ, trứng hàng tháng trứng không lớn lên và chín rụng được, cũng như chất lượng trứng kém, hay rối loạn kinh nguyệt. Nếu lượng mỡ quá nhiều có thể sẽ lấp kín buồng trứng và gây vô kinh. Đặc biệt béo phì cũng dễ gây hội chứng đa u nang, rất khó thụ tinh, hoặc mang thai thì cũng rất dễ sẩy thai.
2.9 Giảm chức năng hô hấp
Thừa cân dẫn đến lượng mỡ tích tụ nhiều ở cơ hoành, làm cơ hoành kém đàn hồi và uyển chuyển, đồng thời sự thông khí giảm, gây khó thở, khiến não thiếu oxy để hoạt động. Những người thừa cân, béo phì ở cấp độ cao hay béo bụng và có cổ quá bự dễ dần đến tình trạng ngừng thở khi ngủ hay quên hô hấp rất nguy hiểm.
2.10 Giảm hiệu suất lao động
Người thừa cân làm việc thường hay gặp phải hiện tượng chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác do khối lượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người thừa cân mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người thường.
2.11 Hậu quả về tâm lý
Người thừa cân, béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp, ngại xuất hiện trước đám đông, hay tự ti, căng thẳng, kém linh hoạt trong cuộc sống hàng ngày… làm giảm sút hiệu quả công việc, khó tìm thấy hạnh phúc riêng, hạn chế sự cống hiến cho gia đình và xã hội.
Thừa cân, Béo phì là 1 bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng và tiền đề của nhiều bệnh khác, đồng thời còn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, gây mất tự tin và vẻ đẹp. Cần tập luyện hằng ngằng và có lối sống,chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
3. Rủi ro tác hại của việc thiếu cân :
Tác hại của việc cơ thể thiếu cân, quá gầy nó báo hiệu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Ở các nước phát triển, béo phì là một vấn đề cấp thiết, còn những nước đang phát triển và những nước nghèo thiếu cân, suy dinh dưỡng là là một mối lo ngại cho đất nước và là bài toán cần được giải đáp. Thừa cân, béo phì sẽ phải đối mặt nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhưng thiếu cân thì lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác nhau.
3.1 Thiếu máu do thiếu cân
Nếu không phải vì bạn mắc nan y mà thể trạng quá gầy, thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Điển hình cho việc thể trạng gầy gò sẽ là tình trạng thiếu máu đáng lo ngại. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng sẽ phản ứng bằng việc hao mòn chỉ số cân nặng để báo hiệu cho khổ chủ. Những vấn đề về kém hấp thụ những chất cấu tạo nên máu như sắt, axit folic, vitamin B12… sẽ xảy ra đối với những người quá gầy nên các bạn sẽ gặp hàng loạt vấn đề như mệt mỏi, tim đập nhanh…vv..
3.2 Tác hại của việc thiếu cân là hệ miễn dịch suy giảm
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh, các bạn sẽ không phải đối diện nhiều với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh tự phát. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bạn nguồn năng lượng dồi dào, khi cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, bạn hoàn toàn được bảo vệ bởi hệ miễn dịch. Nhưng khi cơ thể quá gầy, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị giảm đi, dẫn đến việc hệ miễn dịch cũng hoàn toàn suy giảm, không có khả năng chống lại các bệnh lý thông thường.
3.3 Cơ thể thiếu cân gây tình trạng suy giảm trí nhớ
Theo Đông y, những người có thể trạng quá gây gò được xếp vào dạng “dương thịnh âm suy”. Những người quá gây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trung ương đặc biệt là não bộ. Người gầy thường “tích lũy” mỡ kém nên lượng mỡ dự trữ ít hơn so với người có trọng lượng trung bình. Từ đó, dinh chất cho não bộ cũng bị hạn chế. Theo thống kê của các nhà khoa học, những người có thể trạng gây gò thường có trí nhớ kém hơn những người có thể trạng tốt tới 30%.
3.4 Thiếu cân gây chứng sa dạ dày
Sa dạ dày là một chứng bệnh của dạ dày thường gặp nhất đối với những người có cơ thể gầy yếu. Cơ thể quá gây khiến cho dạ dày phải làm việc một cách mệt nhọc, việc nhào trộn thức ăn gặp nhiều trục trặc đáng kể. Người quá gây mắc chứng sa dạ dày sẽ luôn có cảm giác đầy bụng, hay bị nấc cụt, nôn nao và đau dạ dày….
3.5 Thiếu cân dẫn tới nguy cơ của bệnh sỏi gan
Sỏi gan là một bệnh lý tương đối nguy hiểm thường gặp ở những người chuyển hóa kém, ăn uống không lành mạnh, và đặc biệt là những người có thể trạng gầy yếu. Cơ thể của những người gầy thường hấp thụ nhiệt lượng kém nên lượng mỡ vào cơ thể được tiêu hóa rất nhanh, đồng nghĩa với việc cholesterol di chuyển khắp nơi trong cơ thể, dẫn đến ứ đọng và nhiễm trùng, lâu ngày sẽ kết sỏi ở gan và đường dẫn mật.
3.6 Cơ thể thiếu cân có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch
Tim đóng vai trò như một cái máy bơm, bơm máu đi khắp cơ thể để duy trì sự sống, nhưng đổi lại các cơ quan khác phải thực hiện tốt vài trò hấp thu nguồn dinh dưỡng và động cơ để tim khỏe mạnh. Khi cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, tim sẽ trở nên suy yếu do sự mất mát của cơ tim. Điển hình là những người gầy gò sẽ phải đối mặt với nguy cơ rối loạn nhịp tim, bệnh van tim..vv…
3.7 Thiếu cân giảm thiểu khả năng sinh sản
“Cơ thể quá gầy gò có thể bị vô sinh” đây là lời khẳng định của các chuyên gia đã nghiên cứu nhiều năm về dinh dưỡng và bệnh lý con người tại Mỹ. Cơ thể quá gây sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, Vitamin và khoáng chất. Đối với phụ nữ sẽ làm ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt, đối với đàn ông sẽ làm giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.
3.8 Tác hại của việc cơ thể thiếu cân là mắc bệnh loãng xương
Những phụ nữ có cơ thể gầy gò được ghi nhận 70% đều bị loãng xương và có nguy cơ loãng xương. Do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, nên lượng estrogen cơ thể tiết ra sẽ không đủ. Cơ thể quá gầy sẽ thiếu hụt lượng vitamin D nghiêm trọng nên chắc chắn bạn sẽ mắc loãng xương nếu sở hữu một thân hình “cò hương”. Khi mắc loãng xương, các bạn sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương do va đập dù nhẹ.
4. Lưu ý về BMI :
- BMI không tính đến lượng chất béo trong cơ thể – yếu tố tiềm ẩn của những nguy cơ liên quan tới sức khỏe của bạn. Chúng tôi sẽ xây dựng một công cụ trong trang thông tin này để giúp bạn tính toán được cả số BMI lẫn chỉ số chất béo trong cơ thể của bản thân. Đối với hầu hết mọi người, BMI có thể được sử dụng để cung cấp một dự đoán tốt cho bệnh béo phì. Nhưng BMI không cung cấp thông tin chi tiết về thành phần cơ thể như lượng cơ, xương, mỡ và các mô khác, vì vậy chỉ mang tính chất tham khảo và mức độ chính xác là tương đối.
- Ở một số người, BMI lại là thước đo lượng mỡ cơ thể chính xác hơn những người khác. Ví dụ, những người rất cơ bắp (tập thể hình) có thể rơi vào hạng mục Thừa cân nặng khi họ thực sự khỏe mạnh và rất khỏe mạnh. Do BMI chỉ tính dựa trên cân nặng và chiều cao nên có thể những người có tỷ lệ mỡ cơ thể rất thấp có thể có cùng chỉ số BMI với người thừa cân. Một lần nữa, BMI chỉ mang tính tương đối nếu làm phép tính cho những người tập thể hình, cơ bắp lớn.Tương tự như vậy, một người già và người yếu có thể thuộc nhóm cân nặng bình thường khi ở tuổi của họ thì khối lượng cơ bắp ít và tỷ lệ mỡ cơ thể cao.
- BMI, khi được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên vẫn đang phát triển, những người có khung cơ thể lớn hoặc dáng người nhỏ nhắn, phụ nữ mang thai và những người có cơ bắp cao sẽ ra những kết quả, Nhưng không được khuyến cáo sử dụng cho những trường hợp trê, nó chỉ mang tính chất tham khảo.
- Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine sau khi phân tích 50.000 đàn ông và phụ nữ đã cho ra kết quả đáng ngạc nhiên: những người có chỉ số BMI càng thấp (tức là gầy hay thiếu cân) thì càng có nhiều nguy cơ…chết sớm hơn những người có chỉ số BMI trung bình. Nguyên nhân là bởi trong cơ thể những người gầy thường tiềm ẩn sẵn nhiều bệnh tật, xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Có thể hiểu rằng thước đo này thể hiện nhiều bất cập khi bỏ qua tầm quan trọng của tỉ lệ mỡ và cơ.
- Một minh chứng dễ thấy hơn: một vận động viên có cơ bắp lớn có thể bị tính là béo phì nếu chỉ dùng chỉ số BMI. Ngược lại, những người có nhiều mỡ nội tạng, béo bụng nhưng gầy tổng thể vẫn có chỉ số BMI khỏe mạnh.
- Thêm nữa, việc tin tưởng một thước đo sức khỏe chỉ được đánh giá qua tiêu chí “béo – gầy” gây ra nhiều rủi ro. Chẳng hạn, một người béo muốn giảm cân thường bị tự ti và ám ảnh về ngoại hình của mình, từ đó có thể gặp rối loạn ăn uống, trầm cảm, tự cô lập mình với xã hội…
5. Tham khảo phương pháp tập luyện và chế độ dinh dưỡng :
5.1 Phương pháp tập luyện :
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tập luyện để chúng ta lựa chọn sao phù hợp với điều kiện sinh hoạt và thời gian của mỗi cá nhân.
- Gym : Tập gym cũng là một phương pháp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, tập gym đúng cách và điều độ cùng chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn có một thân hình săn chắc và khỏe mạnh.
- Yoga: Không đi sâu vào cường độ nhưng nhịp thở, sự chính xác của động tác là rất quan trọng. Yoga có những động tác riêng cho từng bó cơ, đi sâu vào từng bó cơ, thúc đẩy quá trình đốt protein ở cơ không kém gì các môn vận động như gym, dance hay kickboxing. Người tập luyện Yoga kiên trì sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của cơ thể, chỉ cần 1 tiếng tập luyện mỗi ngày bạn có thể đốt cháy 900 kl. không chỉ đem đến tác dụng giảm cân nhanh nhất, Yoga còn điều chỉnh lại số đo cơ thể, giúp cơ thể nhìn mềm mại, linh hoạt và cân đối hơn.
- Ngoài ra còn rất nhiều phướng pháp khác như; dance, kickboxing, chay bộ, đạp xe, tập tạ, nhảy dây… các bạn có thể tập luyện tại nhà hoặc đến phòng tập chuyên dụng và các chuyên gia để được hỗ trợ tập luyện, các bạn có thể lựa chọn phù hợp với bản thân.
5.2 Dinh dưỡng cho quá trình tập luyện và duy trì hàng ngày trong cuộc sống :
Giảm cân là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại của người thực hiện. Việc giảm cân sẽ không thể thực hiện với những ai nóng vội. Xây dựng chế độ ăn hợp lý, mang tính dài lâu có ý nghĩa quyết định tới hành trình giảm cân, tuy nhiên, trước khi đi vào thực hiện quá trình này, bạn cần ghi nhớ và tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản, thiết yếu.
Nguyên tắc 1: Không cắt bỏ các thực phẩm có lợi, đặc biệt là protein, chất béo tốt và rau xanh :
Giảm cân bằng chế độ ăn hiểu một cách đơn giản là quá trình cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong nguồn thức ăn. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn cắt bỏ hoàn toàn mọi dưỡng chất, nhất là các loại thực phẩm có lợi cho quá trình giảm cân. Đối với người có cơ địa khó giảm cân, điều bạn cần làm là cắt giảm lượng carbohydrate (tinh bột, đường), thay vào đó là bổ sung protein và các loại chất béo tốt cũng như vitamin và khoáng chất là các loại rau quả.
Nguyên tắc 2: Giảm cân bằng cách tính toán lượng calo trong một ngày :
Khi tính toán lượng calo trong một ngày cần thiết nạp vào cơ thể, nếu đang có nhu cầu giảm cân, chắc chắn bạn không thể bỏ qua công thức tính chỉ số BMR. BMR là tên viết tắt của Basal Metabolic Rate – tỷ lệ trao đổi chất cơ bản. Đây là lượng calo cần thiết mà cơ thể cần để thực hiện những hoạt động hàng ngày.
Với công thức tính BMR đưa ra bởi các chuyên gia dinh dưỡng và được áp dụng phổ biến hiện nay:
- Nam giới: BMR = 66 + (13.7 x kg) + (5 x cm) – (6.8 x tuổi)
- Phụ nữ: BMR = 655 + (9.6 x kg) + (1.8 x cm) – (4.7 x tuổi)
Tính toán chỉ số BMR, giúp xác định lượng calo phù hợp để nạp vào cơ thể để duy trì cân nặng khi tính toán BMR, khi được kết quả BMR, bạn cần nhân kết quả đó với các mức độ hoạt động của cơ thể theo công thức cho sẵn để cho ra con số chính xác nhất cho cơ thể.
Nguyên tắc 3: Thực hiện chế độ ăn giảm cân lành mạnh, an toàn :
Giảm cân nhanh chóng luôn là mong muốn của bất cứ ai khi thực hiện quá trình giảm cân. Tuy nhiên, không ít trường hợp rơi vào tình trạng huyết áp hạ sâu / ngất do lượng calo bị thiếu hụt đột ngột, cơ thể chưa đủ thời gian thích nghi. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng giảm cân lành mạnh dù với cơ địa khó giảm cân, lượng calo cắt giảm nên duy trì theo nguyên tắc ở mức 10% tới 20% tổng lượng calo bình thường để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm tự nhiên chúng ta cũng có thể tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng để tăng hiệu quả nhanh hơn trong quá trình tập luyện. Hiên nay ngoài thị trường rất đa dạng về sản phẩm đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới để các bạn lựa chọn nhưng các bạn lưu ý, nếu có thể nên tìm đến các chuyên gia, bác sĩ để nhờ sự trợ giúp tư vấn, tìm hiểu kỹ lưỡng và chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phù hợp với cơ thể và duy trì chế độ tập luyện, chế độ dinh dưỡng một cách khoa học, an toàn để đạt hiệu quá như mong muốn nhé!
Tra cứu tính BMI online chính xác nhất :
Truy cập ngay Calculator.net để tính BMI online tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu và chính xác nhất tại đây.
Mong rằng qua bài viết, blogthethao.edu.vn đã giúp các bạn tìm hiểu khái niệm BMI là gì ? Cách tính chỉ số BMI cho người lớn để có thể xác định tình trạng cơ thể và tăng cân, giảm mỡ hiệu quả. Chúc các bạn thành công.