Sữa đậu nành là một trong những thức uống dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy còn đối với việc giảm cân thì sao, uống sữa đậu nành có giảm cân không? Cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu giải đáp thắc mắc uống sữa đậu nành có giảm cân không qua bài viết ngay nhé!
- 10+ cách làm Salad giảm cân Đơn giản, Hiệu quả giảm 3kg/tuần
- 30 cách chế biến ức gà dành cho người ăn kiêng giảm cân
- Giải đáp thắc mắc: Ăn gì giảm cân đẹp da
- Whey Protein hỗ trợ tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi
1. Thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành còn có các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa chất isoflavone là một chất tương tự với hormone giới tính nữ, có thể dùng để bù lại tình trạng thiếu estrogen của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.
Trong một cốc sữa đậu nành 250ml chỉ có chứa 80 calories, tương đương với 1 ly sữa tách béo. Bên cạnh đó trong sữa đậu nành còn chứa các axit béo không bão hòa dạng đơn còn có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ chất béo vào đường ruột, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Không chỉ thế chất xơ trong đậu nành còn mang đến cảm giác no lâu, giúp hạn chế sự thèm ăn của cơ thể.
2. Lợi ích của việc uống sữa đậu nành
Đậu nành tự nhiên chứa rất nhiều axit béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, sữa đậu nành cung cấp năng lượng và tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể. Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của sữa đậu nành.
2.1 Cải thiện chuyển hóa lipid
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của sữa đậu nành là khả năng cải thiện chuyển hóa lipid máu. Không giống như sữa có chứa chất béo bão hòa và cholesterol, sữa đậu nành không chứa cholesterol. Các axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa trong đậu nành có thể ức chế quá trình vận chuyển cholesterol.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống sữa đậu nành thường xuyên có thể làm giảm đáng kể chất béo trung tính trong máu và mức lipoprotein mật độ thấp (LDL), đồng thời tăng mức lipoprotein mật độ cao (HDL). Nếu bạn có cholesterol cao hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch vành, tác dụng này khiến sữa đậu nành trở thành thức uống lý tưởng.
2.2 Tăng cường hoạt động của mạch máu
Các axit béo Omega-3 và omega-6 trong đậu nành và các chất chống oxy hóa thực vật mạnh mẽ có thể bảo vệ hiệu quả các mạch máu khỏi bị hư hại. Các hợp chất này bám vào thành mạch máu và bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Tấn công gốc tự do, sự tích tụ của cholesterol cũng giúp cải thiện sự dẻo dai, và tăng tính đàn hồi của mạch máu.
2.3 Thúc đẩy giảm cân
Sữa đậu nành chứa ít đường hơn sữa. Mỗi cốc sữa chứa khoảng 12 gam đường, trong khi sữa đậu nành chỉ chứa 7 gam đường. Vì vậy, một cốc sữa đậu nành chỉ có 80 calo, tương đương với sữa tách kem. Ngoài ra, các axit béo không bão hòa đơn có trong sữa đậu nành có thể ức chế quá trình hấp thụ chất béo của ruột, rất có lợi cho việc giảm cân.
2.4 Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Sữa đậu nành là nguồn cung cấp phytoestrogen dồi dào Phytoestrogen là hormone thực vật có tác dụng ức chế sản xuất testosterone ở nam giới. Mức testosterone thấp có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới thường xuyên ăn đậu nành có ít nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
2.5 Giảm các triệu chứng mãn kinh
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ tự nhiên sản xuất ít estrogen hơn. Sự sụt giảm đột ngột của estrogen có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gia tăng. Các phytoestrogen trong đậu nành có tác dụng thay thế estrogen, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
2.6 Ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương, tuổi tác có liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Các phytoestrogen có trong đậu nành giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi bên trong cơ thể và ngăn ngừa mất xương. Do đó, để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bạn cần bổ sung thêm canxi và vitamin D.
3. Uống sữa đậu nành có giảm cân không?
Uống sữa đậu nành có giảm cân không? Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì uống sữa đậu nành mỗi ngày không những giúp bạn giảm cân hiệu quả mà còn giúp giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa béo phì, giúp phụ nữ có vóc dáng cân đối nhờ tránh tích tụ mỡ ở vùng bụng.
Một cốc sữa đậu nành chỉ chứa 80 calo, thấp hơn so với những loại sữa khác. Ngoài ra, các loại sữa khác thường chứa tới 12g đường lactose ( loại đường cơ thể không hấp thụ được) trong khi sữa đậu nành chỉ chiếm 1 nửa con số đó, phần còn lại đều là chất xơ và tinh bột.
Isoflavones có trong đậu nành có khả năng ngăn ngừa béo phì nên việc bổ sung Isoflavones từ đậu nành còn giúp cung cấp cho cơ thể nguồn protein thực vật tuyệt vời cùng nhiều chất xơ, ít chất béo không no.
4. Uống sữa đậu nành như thế nào để giảm cân
Có nhiều loại axit béo không bão hòa đơn trong thành phần của sữa đậu nành. Các axit béo này giúp ngăn chặn hiệu quả chất béo hấp thụ trong đường ruột. Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào đảm bảo mang lại cảm giác no lâu và giảm cảm giác thèm ăn.Uống sữa đậu nành hàng ngày vô cùng hữu ích cho việc giảm cân của bạn nhưng bạn cần nhớ không nên lạm dụng sản phẩm này khiến cho cơ thể đầy hơi, khó tiêu và tạo ra cảm giác khó chịu.
- Đối với người trường thành thì lượng sữa tối đa mỗi ngày là 500 ml.
- Mỗi lần bạn chỉ nên sử dụng khoảng một ty nhỏ từ 100-150ml mà thôi.
4.1 Có nên uống sữa đậu nành với đường?
Sữa đậu nành thường rất nhạt, có mùi thơm của đậu nành và vị béo ngậy. Vì vậy, thói quen của hầu hết mọi người là cho thêm đường để món ăn có vị ngọt nhẹ. Nhưng thực chất đây là một thói quen xấu khi cố gắng giảm cân.
Đường luôn là nguyên nhân gây béo, vì đường phân hủy nhiều đơn vị năng lượng. Vì vậy, khi có ý định giảm cân thì việc hạn chế đồ ngọt trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là rất cần thiết.
4.2 Có nên uống sữa đậu nành buổi tối không?
Sữa đậu nành chứa một lượng protein nhất định bởi có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và kích thích chức năng của hệ tiêu hóa. Nó có thể gây mất ngủ. Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thức khuya đều kích thích quá trình tích mỡ vùng bụng. Vì vậy sữa đậu nành là thức uống phù hợp cho bữa sáng hàng ngày vào buổi sáng. Việc không sử dụng sữa đậu nành mọi lúc mọi nơi trong ngày khi giảm cân là không nên.
4.3 Kết hợp sữa đậu nành và những thành thực phẩm ăn kiêng khác
Tuy là thức uống bổ dưỡng nhưng nếu chỉ uống sữa đậu nành thì không phải là ý kiến hay. Bạn cần cân đối sữa với các thực phẩm có lợi khác để tạo thực đơn giảm cân khoa học.
- Bỏ túi bí kíp uống nước vỏ cam giảm cân hiệu quả trong 1 tháng
- Thức khuya có tăng cân không? Tại sao thức khuya gây béo phì
- Bỏ túi 4 cách sử dụng bí đao giảm cân hiệu quả bất ngờ
- Sai lầm chết người cần tránh khi uống giấm giảm cân
5. Lưu ý khi giảm cân với sữa đậu nành
- Bạn cần phải nấu sữa đậu nành thật kỹ càng vì khi đó trong thành phần có vài hợp chất nếu không được đun sôi có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
- Không phải ai cũng có thể sử dụng đậu nành và mang lại hiệu quả cao đâu nhé, những người có hiện tượng di tinh, thận yếu, mộng tinh không nên sử dụng vì nó khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Đường đỏ chứa nhiều axit hữu cơ có thể tác dụng với protit, canxi làm biến chất. Nên đừng pha sữa với đường đỏ để tránh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ.
- Không nên chứa sữa đậu nành ở trong bình giữ nhiệt vì nó sẽ là môi trường tạo vi khuẩn mạnh mẽ.
- Đánh trứng với sữa đậu nành sẽ tạo kết tủa gây khó tiêu và làm mất chất dinh dưỡng tốt có trong thức uống này.
- Cần uống sữa đậu nành kèm với các loại thực phẩm chứa tinh bột. Không nên chỉ uống sữa đậu nành mà thôi.
- Nếu bạn đang uống các loại thuốc kháng sinh thì sữa đậu nành không phải là lựa chọn sáng suốt. Vì các thành phần trong kháng sinh sẽ phân hủy dưỡng chất của đậu nành.
6. Thực đơn ăn giảm cân bằng sữa đậu nành
Ngày thứ nhất:
- Sáng: 1 lít sữa đậu nành không đường.
- Trưa: 1 lạng thịt luộc + nhiều rau xanh luộc.
- 5 giờ chiều: 1 củ đậu
- Tối: uống 1 lít nước dừa hoặc ăn hoa quả
Ngày thứ hai:
- Sáng: 1 lít nước đậu hoặc sữa đậu nành
- Trưa: 2 quả trứng luộc + dưa chuột.
- Tối: 1 lít nước dừa hoặc ăn hoa quả
Chỉ cần chăm chỉ áp dụng thực đơn này trong 2 tuần cân nặng của bạn sẽ giảm nhanh một cách đáng kể.
Trên đây là câu trả lời mà blogthethao.edu.vn đã giúp bạn trả lời câu hỏi uống sữa đậu nành có giảm cân không. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thêm những kiến thức bổ ích hỗ trợ cho việc tăng cơ giảm mỡ của mình nhé!