Khí công là gì và tác dụng của bộ môn khí công mang đến cho sức khỏe như thế nào? Đối tượng nào nên rèn luyện khí công? Nếu bạn có nhiều băn khoăn trước khi bắt tay luyện tập khí công thì hãy cùng blogthethao.edu.vn tham khảo ngay bài viết này để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé!
1. Khí công là gì?
Khí công (氣功, qigong hay chikung) là 1 thuật ngữ tiếng Trung, dùng để chỉ một loạt các hệ thống luyện tập thể chất và tinh thần để rèn luyện sức khỏe, võ thuật và nhận thức bản thân.
Khí công là 1 môn tập luyện lượng khí trong cơ thể. Đây là cách vận động của gân, xương, cơ và các cơ quan để khai thông đường đi của khí trong cơ thể. Các động tác và phương pháp thở của các bài tập khí công sẽ tập trung vào việc khai thông kinh mạch. Ngược lại, thở khí công khi luyện khí công động và trong thời gian tĩnh tâm tập trung rất nhiều vào cách sử dụng khí.
Trong võ thuật cổ truyền phương Đông, khí công hay còn gọi là nội công, là một môn công phu luyện “nội khí” phát huy tối đa trí lực và thể lực. Nó có thể được áp dụng cho các kỹ thuật chiến đấu cũng như tăng sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vậy luyện khí công là 1 phương pháp trị liệu, giúp khai thông các luồng khí và khôi phục lại sự hài hòa, cân bằng cơ thể, khôi phục sự cân bằng giữa âm và dương. Khi các kinh mạch được khai thông và điều hòa, cơ thể bạn sẽ không còn bệnh tật. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng sẽ khác nhau ở một số khía cạnh tùy thuộc vào loại hình bạn chọn để luyện tập.
Khí công hiện nay có 3 loại khác nhau bao gồm: Khí công trị bệnh, khí công võ thuật và khí công tu luyện và 4 loại hình thức luyện khí công bao gồm: động công, tĩnh công, thiền định, phát khí. Mỗi loại khí công đều có những mục đích khác nhau. Nếu bạn muốn cải thiện sức mạnh tiềm ẩn của cơ thể bạn nên tập luyện khí công võ thuật.
2. Khí công có tác dụng gì cho sức khỏe của bạn?
2.1. Tạo cân bằng âm dương
Tu dưỡng sinh khí trong khí công liên quan đến việc luyện tập động tác “động tĩnh hổ căn” để đạt đến sự cân bằng âm dương. Sức khỏe của cơ thể được bảo toàn là cơ thể luôn vận động và thay đổi, giữ được sự cân bằng âm dương.
2.2. Điều hòa khí huyết
Khí công chủ yếu gây ra “khí” trong cơ thể con người và đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đối với quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Nếu khí và huyết cân bằng, cơ thể sẽ hoạt động bình thường, và ngược lại thì cơ thể sẽ mắc bệnh. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao nhiều người tập khí công với mục tiêu chữa khỏi bệnh.
2.3. Tác dụng lưu thông kinh lạc
Sự đều đặn của kinh lạc, sự vận hành của khí huyết và dịch thể đều phải dựa vào sự hoạt động của nguyên khí mới có được. Khi luyện đến trình độ nhất định sẽ có “nội khí” vận hành trong cơ thể hoặc có cảm giác khí lan tỏa đến nơi có bệnh để giảm bớt bệnh tật.
2.4. Bồi dưỡng chân khí
Chân khí, hay còn gọi là nguyên khí, là năng lượng sống của cơ thể con người. Mục đích của khí công dưỡng sinh là huy động năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể để tu luyện chân khí của cơ thể, đạt được tác dụng phòng trị bệnh, bảo vệ và hoàn thiện cơ thể.
2.5. Dự phòng và điều trị bệnh tật
Đối với một số bệnh mãn tính dễ tái phát, khí công có thể nâng cao tác dụng điều trị bệnh. Thực tiễn đã chứng minh khí công đã chữa lành một số các bệnh như: cao áp huyết, xơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, đái đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu, …
2.6. Tác dụng bảo vệ và kiện toàn sức khỏe
Khí công có các tác dụng sau: cải thiện giấc ngủ, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện thể lực và trí tuệ, nâng cao hiệu suất công việc và sức chịu đựng, cải thiện hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh…
2.7. Kéo dài tuổi thọ
Khí công được biết đến là phương pháp có thể phòng trị bệnh vừa có thể kéo dài tuổi thọ. Người cao tuổi tập khí công sẽ có thể duy trì huyết áp, thính giác không giảm, ngủ rất sâu, tinh thần sảng khoái, giọng nói vẫn vang, bước chân vẫn vững vàng, rất ít bệnh tật…
3. Hướng dẫn cách tập khí công tại nhà cho người mới bắt đầu
3.1. Chuẩn bị
Trước khi áp dụng cách luyện khí công cơ bản, bạn cần tìm 1 nơi thoải mái, yên tĩnh để tập luyện bộ môn này, và thêm một nắm lá rau tần ô hoặc tía tô, 1 chai dầu nóng.
3.2. Hướng dẫn tập luyện cho người mới
Trước tiên phải dùng bút lông dầu đánh dấu lên thân thể chính mình, để xác định rõ tất cả các huyệt đạo, giúp cho quá trình tập luyện của các bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
3.3. Bước vào giai đoạn tập khí
Ngồi thẳng trong tư thế kiết già, 2 tay có thể được ngửa lên và đan vào nhau, hoặc có thể để úp xuống và đặt ở 2 bên đầu gối. Cách tập khí công tại nhà này tương tự tư thế thiền định.
3.4. Tập hít thở
Luyện khí công quan trọng nhất chính là phương pháp vận khí trong cơ thể. Cách vận khí công áp dụng phương pháp thở sâu, cụ thể như sau:
- Hít vào thật sâu bằng miệng để không khí tràn vào lồng ngực cho đến khi bạn không thể hít vào được nữa, sau đó thở ra thật mạnh bằng mũi. Bạn hãy tập như vậy trong 3 phút đầu, tương ứng với khoảng 10 – 20 nhịp thở như vậy để phổi có thể phồng lên, các tia khí được hoạt động hết công suất, không khí tồn đọng trong phổi và khung xương sườn được tống ra ngoài quá trình thở này.
- Sau đó hít vào thật sâu bằng miệng, sau đó thở ra hai lần bằng mũi,
- Lần thứ ba giữ nguyên khí trong lồng ngực, đưa khí đến huyệt Nhân trung, từ Nhân trung đến Thừa tương, từ Thừa Tương đến Thiên Tử, rồi quay lại, Thiên Tử – Thừa Tương – Nhân Trung và thở ra.
- Ban đầu, người tập chỉ nên chuyển dần khí qua lại 3 huyệt đạo này, rồi dần dần mới tăng số huyệt đạo lên.
3.5. Chuẩn bị chai dầu nóng
Dầu nóng là để mọi người xoa vào vị trí các huyệt đạo mà chúng ta đang tập, khi đó sức nóng của dầu sẽ khiến cho máu huyết và sự tập trung của chúng ta chuyển đến các huyệt đạo nhiều hơn. Chỉ khi đó, chúng ta mới có cơ hội luyện khí theo cách mình muốn.
4. Đối tượng nào nên rèn luyện khí công?
Thông thường, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những người lớn, người già tập luyện khí công. Nguyên nhân là do đã lớn tuổi nên cơ thể bắt đầu suy nhược, lại hay mắc nhiều bệnh mãn tính nên tìm đến khí công như 1 phương pháp chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Thực tế, vận khí công đơn giản có tác dụng nhanh chóng đối với các trường hợp sau:
- Người mắc bệnh về dạ dày, hệ tiêu hóa, đại tràng, hệ bài tiết…
- Người bị lạnh bụng ăn không tiêu, người bị nóng trong, ợ chua, táo bón…
- Đối tượng mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính nhưng đang ở giai đoạn ổn định.
- Người trẻ muốn bảo vệ cơ thể, giúp tinh thần an yên, điềm tĩnh…
Chắc hẳn qua bài viết này của blogthethao.edu.vn thì các bạn đã biết được khí công là gì? Khí công là một bộ môn khá hay và bổ ích, ngày càng được nhiều người lựa chọn luyện tập. Tuy nhiên, trước khi tập bất kỳ bộ môn nào, thì các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin xem mình có phù hợp hay không. Chúc các bạn tập luyện thành công!