Đói là dấu hiệu tự nhiên của cơ thể rằng nó cần nhiều thức ăn hơn. Khi bạn đói, dạ dày của bạn có tiếng kêu như báo hiệu rằng nó đang trống rỗng, hoặc một vài dấu hiệu khác như bạn có thể bị đau đầu, cảm thấy cáu kỉnh hoặc không thể tập trung làm việc, tay chân có thể hơi run. Tuy nhiên nếu bạn liên tục cảm thấy đói thì đó có thể là những dấu hiệu cần lưu ý, bài viết này blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Bạn đang đọc: Tại sao bạn luôn cảm thấy đói – Những dấu hiệu cần lưu ý ngay
1. Điểm qua 10 lý do khiến bạn luôn đói :
1.1 Bạn ngủ thiếu giấc
Giấc là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bạn, ngủ đủ giấc là một yếu tố trong kiểm soát sự thèm ăn, vì nó giúp điều chỉnh ghrelin, đây là hormone kích thích sự thèm ăn. Thiếu ngủ dẫn đến mức ghrelin cao hơn, đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy đói khi bạn bị thiếu ngủ. Để kiểm soát mức độ đói, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên bạn nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày.
1.2 Ăn quá nhiều carbs tinh chế
Carbs tinh chế đã được xử lý và tước bỏ chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì carbs tinh chế thiếu chất xơ nên cơ thể bạn tiêu hóa loại thực phẩm này vô cùng nhanh. Đây là một trong các lý do chính khiến cơ thể bạn có thể đói thường xuyên nếu bạn ăn nhiều carbs tinh chế, vì sản phẩm này không làm cho bạn có cảm giác no lâu được. hơn nữa thành phần này còn làm tăng lượng đường trong máu. Dẫn đến tăng mức độ insulin, đây là một loại hormone chịu trách nhiệm vận chuyển đường vào các tế bào. Khi insulin được giải phóng nhiều cùng một lúc để đáp ứng với lượng đường trong máu cao, nó sẽ nhanh chóng loại bỏ đường ra khỏi máu, điều này có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu đột ngột, có thể dẫn đến hạ đường huyết. Để giảm lượng carb tinh chế, chỉ cần thay thế chúng bằng thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc. Những thực phẩm này vẫn chứa nhiều carbs, nhưng chúng rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát cơn đói.
1.3 Bổ sung thiếu hàm lượng Protein
Nếu cung cấp đủ lượng protein có thể kiểm soát được ngăn cảm giác thèm ăn. Protein có đặc tính giảm đói nên có thể giúp bạn tự động tiêu thụ ít calo hơn trong ngày. Nó hoạt động bằng cách tăng khả năng sản xuất hormone báo hiệu no và giảm đi mức độ hormone kích thích cơn đói.
Nhiều loại thực phẩm khác nhau có hàm lượng protein cao, vì vậy vô cùng đơn giản để có đủ protein thông qua chế độ ăn uống của bạn như, các sản phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, gia cầm, cá và trứng, đều có chứa lượng protein cao. Chất dinh dưỡng này cũng được tìm thấy trong một số sản phẩm sữa, bao gồm sữa và sữa chua, cũng như một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, hạt và ngũ cốc.
1.4. Chưa đảm bảo đủ lượng chất béo tốt
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn cảm giác no. Điều này một phần là do thời gian vận chuyển qua đường tiêu hóa chậm, đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và thực phẩm này tồn tại trong dạ dày trong một thời gian dài. Ngoài ra, ăn chất béo có hiệu quả trong việc giải phóng các loại hormone có khả năng tăng cảm giác no khác nhau. Vì những lý do này, bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên nếu chế độ ăn ít chất béo.
1.5 Bổ sung thiếu nước:
Bổ sung đầy đủ 2l/ ngày là rất tốt cho sức khỏe. Uống đủ nước có một số lợi ích sức khỏe như thúc đẩy sức khỏe của não bộ, trái tim và tăng cường hiệu suất tập thể dục. Ngoài ra, bổ sung nước giữ cho da dẻ cùng với hệ tiêu hóa của cơ thể luôn khỏe mạnh. Nước cũng có khả năng làm giảm đi sự thèm ăn và cơn đói trước mỗi bữa ăn bởi vì cảm giác khát có thể bị nhầm lẫn với cảm giác đói thông thường. Nếu bạn lúc nào cũng đói, bạn có thể uống một hoặc hai ly nước trước để biết bạn có khát không.
1.6 Thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn
Thiếu chất xơ, bạn có thể cảm thấy đói thường xuyên. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát cơn đói. Chất xơ làm chậm tốc độ làm trống dạ dày và hệ tiêu hoá mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với thực phẩm ít chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao ảnh hưởng đến việc giải phóng hormone làm giảm sự thèm ăn và sản xuất axit béo chuỗi ngắn, được chứng minh là có tác dụng tăng cảm giác no.
1.7 Không tập trung khi ăn
Việc ăn uống mất tập trung làm giảm nhận thức của bạn về việc lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ. Nó ngăn bạn nhận ra tín hiệu no nên bạn cần ăn rất nhiều mới cảm thấy no. Để tránh mất tập trung khi ăn uống, bạn nên giảm thời gian vừa xem màn hình vừa ăn, tắt tiếng các thiết bị điện tử và tập trung ăn.
1.8 Vận động quá nhiều
Những người tập vận động hay tập luyện thể thao thường xuyên sẽ đốt cháy rất nhiều calo. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục mạnh thường xuyên có xu hướng có tốc độ chuyển hóa nhanh hơn, điều đó có nghĩa là họ đốt cháy nhiều calo hơn khi nghỉ ngơi so với những người tập thể dục ở mức vừa phải hoặc sống theo lối sống tĩnh tại. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục có lợi cho việc ngăn chặn sự thèm ăn, nhưng có một số bằng chứng cho thấy những người tập thể dục mạnh, lâu dài có xu hướng thèm ăn nhiều hơn những người không tập thể dục.
1.9 Ăn thức ăn dạng lỏng
Tiêu thụ nhiều thực phẩm lỏng, chẳng hạn như sinh tố thay thế bữa ăn và súp, cháo… bạn có thể bị đói nhiều hơn so với khi bạn ăn nhiều thực phẩm rắn. Chất lỏng đi qua dạ dày nhanh hơn so với thực phẩm rắn. Hơn nữa, một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm lỏng không có tác động lớn đến việc ức chế hormone thúc đẩy cơn đói, so với thực phẩm rắn.
Tìm hiểu thêm: Bánh Cosy bao nhiêu calo? Ăn bánh Cosy có mập không?
1.10 Stress (căng thẳng)
Stress quá mức được biết là làm tăng sự thèm ăn. Điều này chủ yếu là do tác động của căng thẳng làm tăng mức độ cortisol, đây là một loại hormone đã được chứng minh là tăng cảm giác đói và thèm ăn. Vì lý do này, bạn có thể nhận thấy rằng bạn luôn đói nếu bạn gặp stress thường xuyên.
2. Tác hại của việc đói đối với giảm cân :
2.1 Thèm ăn nhiều hơn:
Đây là tác hại đầu tiên của cơn đói. Khi bạn đột nhiên nhịn ăn, cơ thể không kịp thời thích ứng với việc bị mất nguồn năng lượng. Thêm nữa, nhịn ăn khiến bạn luôn cảm thấy đói bụng. Thậm chí, “đồ ăn, nước uống, thực phẩm” trở thành những từ cấm kỵ đối với bạn. Khi cơ thể thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng do quá trình nhịn ăn kéo dài, nó sẽ truyền tín hiệu đến não để “hối thúc” bạn nạp lượng calo cần thiết. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy không thể nhịn nữa rồi ăn rất nhiều, thậm chí là bạn sẽ thấy luôn đói bụng và ăn không ngừng. Điều này gây nên chứng cuồng ăn kéo dài làm bạn tăng cân nhanh và khó kiểm
2.2 Thiếu hụt dinh dưỡng:
Nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu có thể bị loại bỏ khỏi chế độ ăn khi bạn nhịn ăn và điều này có thể dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng. Loại bỏ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể cũng dẫn tới loãng xương và thiếu máu. Giảm cân không hiệu quả còn có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2.3 Mệt mỏi:
Mệt mỏi là một trong những tác hại phổ biến khi đói ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Khi bạn đói, có sự mất cân bằng các vitamin trong cơ thể làm chậm quá trình sinh lý và dẫn tới mệt mỏi. Bạn sẽ không thể tập luyện tốt nhất nếu bạn không có đủ năng lượng sinh hoạt bình thường, khó hơn là quá trình giảm cân.
2.4 Mất nước:
Đây là tình trạng rất phổ biến ở những người theo đuổi chế độ giảm cân. Khi bạn đói, bạn có thể bị mất dịch cơ thể, dẫn tới mất nước. Điều này rất có hại cho sức khỏe.
2.5 Mất khối cơ:
Thiếu hụt hay Cạn kiệt protein – chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng cơ bắp – có thể gây mất khối cơ khi bạn bắt cơ thể trong trạng thái đói một cách thường xuyên.
3. Cách kiểm soát cơn đói trong chế độ ăn kiêng :
3.1 Ăn sáng đầy đủ:
Mặc dù có nhiều mẹo giúp bạn kiểm soát cơn đói cho chế độ ăn kiêng của bản thân thành công nhanh chóng. Một trong những gợi ý là bạn hãy ăn sáng đều đặn sẽ giảm cảm giác đói trong suốt cả ngày, hạn chế và kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa. Bỏ bữa sáng sẽ khiến bạn cảm thấy đói nhiều hơn trong ngày. Bên cạnh đó, theo kết quả của một nghiên cứu, người bỏ bữa sáng sẽ có xu hướng nạp nhiều calo hơn. Người thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ bị tăng hàm lượng insulin, khiến cho tăng cân và phá hỏng chế độ ăn kiêng của bạn.
3.2 Bổ sung đủ Protein:
Với những người trong chế độ ăn kiêng, chất đạm có vai trò rất quan trọng. Điều đáng chú ý về chất đạm là nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn so với các chất dinh dưỡng khác. Chất đạm cũng giúp giảm cảm giác thèm ăn thực phẩm nhiều đường và nhiều chất béo. Chất đạm ít béo bao gồm: hải sản, thịt gia cầm, thịt bò nạc, thịt heo, trứng, sản phẩm từ sữa ít béo, các loại đậu và đậu phụ…
3.3 Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ:
Nhiều nghiên cứu cho biết người có chế độ ăn giàu chất xơ sẽ cảm thấy no và thỏa mãn hơn người tiêu hóa ít chất xơ.
Có nhiều suy luận khác nhau cho hiệu quả làm đầy dạ dày của chất xơ. Một là thực phẩm giàu chất xơ cần phải nhai nhiều nên sẽ làm chậm tần suất nạp thức ăn và giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn. Chất xơ thường thô và sẽ giúp cho cơ thể cảm thấy no hơn. Ăn hoa quả để thỏa mãn cảm giác thèm ngọt. Một quả táo hoặc cam cung cấp chất xơ và vitamin cùng với đường giúp thỏa mãn cơn thèm ngọt.
3.4 Ăn đúng và không bỏ bữa ăn:
Việc ăn đều đặn trong ngày là rất quan trọng và cần thiết. Khi bạn bỏ bữa ăn hoặc khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa, bạn sẽ thèm ăn nhiều hơn. Để có kết quả dài lâu, hãy lập kế hoạch ăn uống phù hợp với bạn.. Các bữa ăn chính nên cách nhau 4-5 giờ và bổ sung xen kẽ bữa phụ hợp lý. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đói và cảm giác thèm ăn.
3.5 Sử dụng kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà.
Một số nghiên cứu cho biết nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo bạc hà sẽ giảm cảm giác đói ngay lập tức. Cảm giác nhai và ngậm cùng với mùi vị của kẹo sẽ cho não biết rằng bạn thỏa mãn cơn thèm ăn và đây là lý do tại sao mẹo này lại hiệu quả như vậy.Chọn kẹo cao su và kẹo bạc hà không đường. Nhìn chung thì hai loại này không có nhiều calo và là một cách thích hợp để dừng sự khó chịu của cơn đói khi bạn đang ăn kiêng.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Ăn chuối buổi tối có tốt không?
Kiểm soát cơn đói thành công giúp bạn, đảm bảo đúng hàm lượng Calo hợp lý cũng như chất lượng nguồn thực phẩm bổ sung vào cơ thể trong chế độ ăn kiêng của bản thân. Điều này cũng rất quan trọng với các bạn có nhu cầu giảm cân.