Cây dừa được tìm thấy nhiều dọc bờ biển, đối với người dân nơi đây, dừa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng lại thơm ngon. Quả dừa có thể tận dụng tối đa như chiết xuất sữa dừa, dầu dừa, nước dừa, cùi dừa. Nhưng sự thật quả dừa có tốt như vậy? Hôm nay, hãy cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu câu hỏi ăn cùi dừa có béo không nhé!
1. 100g Cùi dừa bao nhiêu calo?
Cùi dừa hay gọi là cơm dừa là phần thịt trắng bên trong quả dừa. Cùi dừa có vị bùi, thơm và hơi ngọt, bởi vậy mà cùi dừa được sử dụng để làm đa dạng các món ăn như dừa khô và dừa bào sợi để làm tăng hương vị món ăn vặt hay làm món chính thịt kho tàu với cùi dừa,…
Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng calo trong 100g cùi dừa chứa (1):
- 354 Calo
- 33g Chất béo
- 3g Chất đạm
- 15g Carb
- 9g Chất xơ
Ngoài các chất dinh dưỡng chính trên, cùi dừa còn chứa canxi, sắt, maggie, kẽm, kali, natri, vitamin C, B6,… Tuy nhiên hàm lượng của các chất này không đáng kể. Hầu hết các chất dinh dưỡng góp phần giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài ra, cùi dừa non chứa nhiều nước hơn thông thường, do đó cùi dừa non ít calo hơn. Trong 100g cùi dừa non chứa khoảng 40 calo và các vitamin và khoáng chất. Do đó, ăn cùi dừa non đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Có thể thấy cùi dừa chứa hàm lượng chất béo nhiều nhất. Như vậy ăn cùi dừa có béo không? Đây chắc hẳn vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ của nhiều người.
2. Ăn cùi dừa có béo không?
Ở trên blogthethao.edu.vn đã tìm hiểu chính xác thông tin dinh dưỡng của cùi dừa, từ đó có thể trả lời cho thắc mắc: ăn cùi dừa có béo không? Mặc dù cùi dừa có hàm lượng chất béo khá cao nhưng hầu hết đều là chất béo bão hòa. Sau khi nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành năng lượng tiêu thụ.
Đừng vì vậy mà sử dụng nhiều cùi dừa. Tất nhiên khi bạn dùng nhiều cùi dừa quá mức sẽ gây ra tình trạng tăng cân. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn dừa vừa đủ không vượt quá lượng chất béo trong 1 ngày và không quá 10% lượng calo nạp vào cơ thể trong 1 ngày.
3. Ăn cùi dừa có tác dụng gì?
Phía trên blogthethao.edu.vn đã cung cấp thông tin về hàm lượng calo của cùi dừa, cũng như ăn cùi dừa có béo không? Dưới đây là 5 lợi ích sức khỏe cực kỳ tuyệt vời khi ăn cùi dừa thường xuyên:
3.1. Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo các khảo sát được kiểm chứng, những người ăn cùi dừa nguyên chất sẽ làm tăng cholesterol HDL, đồng thời làm giảm cholesterol LDL. Các loại cholesterol trên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, cải thiện nhịp tim hoạt động tốt hơn. Ngoài sử dụng cùi dừa, bạn cũng có thể chiết xuất thành dầu dừa và sử dụng.
3.2. Cải thiện chức năng não bộ
Trong 1 khảo sát cho thấy, những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ đã cải thiện não bộ khi sử dụng cùi dừa. Chất béo trong cùi dừa chuyển hóa thành nguồn năng lượng bổ sung cho não bộ, từ đó giúp người sử dụng nhớ lâu hơn, cải thiện não bộ phát triển toàn diện.
3.4. Chống oxy hóa
Cùi dừa có hoạt chất phenolic chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do, từ đó hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh. Bên cạnh đó, hoạt chất chống oxy hóa có khả năng giúp bạn hồi phục sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này đã được kiểm chứng qua 1 nghiên cứu quốc gia.
3.3. Cải thiện hệ tiêu hóa
Cùi dừa có nhiều chất xơ và chất xơ sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động. Trong cùi dừa còn có hàm lượng vitamin và khoáng chất, có khả năng giúp tiêu hóa nhanh hợn, cũng như hấp thụ vào cơ thể. Theo 1 nghiên cứu cho thấy, cùi dừa tạo điều kiện cho những vi khuẩn lợi, bảo vệ đường ruột, ngăn ngừa 1 số bệnh về đường ruột.
3.5. Hỗ trợ giảm cân
Liệu ăn cùi dừa có giảm cân không? Theo một số nghiên cứu cho thấy, ăn cùi dừa không những không gây béo mà còn có thể hỗ trợ giảm cân. Bởi cùi dừa có hàm lượng chất xơ cao, do đó cùi dừa có thể làm bạn đầy bụng, từ đó hạn chế ăn vặt và giảm cân hiệu quả. Bạn có thể sử dụng cùi dừa để chế biến một số món ăn hằng ngày giúp thúc đẩy loại bỏ mỡ thừa.
Như vậy, ăn cùi dừa đem tới những tác dụng tốt nhất cho sức khỏe. Đối với chị em phụ nữ, ăn cùi dừa còn chăm sóc da khỏe đẹp và căng bóng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều cùi dừa sẽ thừa năng lượng, dẫn đến tăng cân và gây nên các bệnh chuyển hóa khác.
4. Lưu ý khi sử dụng cùi dừa
Những ai không nên ăn cùi dừa? Mặc dù cùi dừa tốt là vậy nhưng một số đối tượng nên cẩn thận khi sử dụng cùi dừa.
Dưới đây là 4+ nhóm người không nên ăn cùi dừa:
- Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, tính hàn của cùi dừa sẽ làm rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng. ảnh hưởng đến thai nhi
- Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp
- Người bị đầy bụng, khó tiêu không nên ăn cùi dừa
- Những người bị dị ứng cùi dừa
Có nhiều bạn thắc mắc với blogthethao.edu.vn: Chế độ keto có được ăn cùi dừa không? Chế độ keto vẫn ăn được cùi dừa, cũng như các thành phần khác của quả dừa.
⇒ Mời bạn tham khảo: Tập thể hình uống nước dừa có tốt không?
Qua bài viết này, blogthethao.edu.vn đã tìm hiểu thông tin chính xác về cùi dừa bao nhiêu calo, cũng như giải đáp câu hỏi ăn cùi dừa có béo không. Ngoài ra, bài viết còn nêu rõ 5 lợi ích sức khỏe khi ăn cùi dừa, bạn nên tham khảo và sử dụng đúng hàm lượng cùi dừa nhé! Chúc các bạn cải thiện được sức khỏe sau khi ăn cùi dừa.