Một trong những loại hình võ thuật đang phát triển mạnh mẽ thời gian gần đây, không thể không nhắc đến Wushu. Wushu là 1 đại diện cho tinh hoa võ thuật Trung Quốc và ngày càng khiến nhiều người tò mò. Vậy môn võ Wushu là gì? Đây là nghệ thuật võ học hay Wushu là môn võ thực chiến không? Cùng blogthethao.edu.vn tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
1. Môn võ Wushu là gì?
Môn võ Wushu là gì? Môn võ Wushu là bộ môn võ thuật hiện đại của Trung Quốc thiên về tính chất thể thao, được biết đến từ những năm 1950. Hiện nay, Wushu có nhiều loại hình võ thuật khác nhau như: Võ Đang, Nga Mi, Vịnh Xuân Quyền, Thái cực quyền, Thiếu Lâm, Không Động,…
1.1. Nguồn gốc của Wushu
Wushu là môn võ được thống nhất giảng dạy trên các võ đường Trung Quốc với chương trình luyện tập khác nhau. Năm 1928 Wushu được sử dụng chính thức như 1 môn quốc võ tổng hợp đại diện cho toàn thể võ thuật Trung Hoa.
Năm 1949, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời và Wushu cũng được coi như 1 môn nghệ thuật thừa kế của quốc gia. Wushu Trung Hoa đã dựa vào nhiều môn phái truyền thống từ những danh sư như Zhang Wenguang, Sha Guozeng, Wang Ziping, Chai Longyun phát triển thành những phương thức luyện tập rèn luyện luyện thân thể và sức khỏe như ngày nay.
1.2. Sự phát triển của Wushu tại Việt Nam
Wushu là môn võ bắt đầu gia nhập vào Việt Nam từ năm 1989 do ông Hoàng Vĩnh Giang mang về nước khi tiếp thu tài liệu giáo khoa từ Nga với 7 bài ghi trong video. Đến đầu năm 1990, ông Hoàng Vĩnh Giang thành lập ban nghiên cứu Wushu gồm một vài nhân vật tâm huyết ở miền Bắc.
Trong năm 1990, đội tuyển Wushu Việt Nam gồm 5 vận động viên được ra quân lần đầu trong kỳ ASIAD 11 tổ chức ở Bắc Kinh. Đến tháng 6/1992, Sở Thể dục Thể thao Hà Nội bắt đầu mời chuyên gia Wushu Trung Quốc sang tập huấn về môn Wushu cho các vận động viên Việt Nam.
Sau kỳ huấn luyện này, các võ sĩ Wushu Việt Nam đã thể hiện phong độ đỉnh cao ở Thượng Hải và cả ở Thiếu Lâm Tự, mang về 23 huy chương bạc và đồng cho đất nước. Từ năm 1993 đến nay, Wushu Việt Nam đang ngày càng phát triển lớn mạnh với nhiều lứa thế hệ vận động viên vàng trong làng Wushu với thành tích và phong độ cực tốt trong các kỳ thi quốc tế.
2. Võ Wushu có mấy loại?
2.1. Wushu Sanshou
Wushu Sanshou còn được gọi võ thuật wushu tán thủ – thiên về sức mạnh đòn, tổ hợp đòn thực chiến. Wushu Sanshou là môn võ có khả năng sát thương lớn, tốc độ nhanh và dùng lực mạnh. Do đó, môn thể thao Wushu Sanshou đã được đưa thêm các quy định bổ sung đó là hạn chế cùi chỏ, đầu gối gây sát thương trực tiếp cho đối thủ.
Wushu có thực chiến không? Có Wushu đối kháng không? Wushu Sanshou là môn võ thực chiến và đối kháng rất được các bạn trẻ ưa chuộng bởi tính thực tế cao. Tập môn võ này, võ sinh sẽ được trau dồi thể lực, các thế đòn thực chiến, tổ đòn kết hợp, bắt vật, quật ngã đối phương, các tư thế ngã, hóa giải đòn thế nhằm hạn chế thương tích trong chiến đấu.
2.2. Wushu Taolu
Wushu có mấy loại? Môn võ thể thao Wushu Taolu còn được gọi với cái tên là võ thuật biểu diễn và có xu hướng thiên về quyền pháp, tập trung vào độ mềm dẻo của cơ thể.
Wushu Taolu mang đậm chất nghệ thuật – thẩm mỹ nhờ các màn múa nhào lộn, động tác đá, nhảy quét hay đứng tấn. Được thực hiện với các động tác suất (ném), nã (chộp), kích (đánh), thích (đâm), dịch (đá), đả (đập).
Diễn tập môn võ Wushu Taolu cụ thể:
- Quyền thuật: bài quyền tay không (Hình ý quyền, Bát cực quyền, Thông bối quyền, Trường Quyền, Thái cực quyền,…
- Quyền binh khí: binh khí đôi (đao, kiếm, câu, thương, roi), binh khí ngắn (đao, kiếm, dao găm), đại đao nhuyễn binh khí (côn ba khúc, côn chín khúc), binh khí dài (côn, thương, đại đao).
- Đối luyện: giao đấu theo quy định tay không hay binh khí, gồm 2 hay nhiều người tham gia.
- Diễn quyền tập thể nhiều người.
3. Võ phục của Wushu
Nếu bạn thắc mắc: Võ phục của Wushu là gì? Võ phục của Wushu được quy định tùy vào nội dung tập luyện, thi đấu, biểu diễn khác nhau mà sử dụng các trang phục khác nhau. Miễn sao đem lại sự gọn gàng và thoải mái tốt nhất cho võ sinh khi tập luyện.
4. Các nghi lễ của Wushu
Như đã biết, Wushu là môn võ tới từ Trung Quốc. Khác với nhiều môn võ khác, Wushu có những kỹ thuật và võ phục và nghi lễ vô cùng độc đáo. Vậy Nghi lễ của Wushu là gì? theo dõi thông tin dưới đây nhé!
4.1. Đô thủ lễ
- Bao quyền lễ: Võ sĩ đứng thẳng, 2 chân bằng nhau. Tay trái mở chưởng và tay phải nắm thành quyền.
- Chú mục lễ: Võ sĩ đứng thẳng, lưng không cong, 2 chân bằng nhau. Mắt nhìn người nhận lễ một cách chăm chú và thành tâm. Người nhận lễ có thể đáp lại bằng cách hơi cúi đầu.
4.2. Trì khí giới lễ
Trì khí giới lễ thường được thực hiện khi tham gia thi đấu, biểu diễn hay luyện tập bằng khí giới. Gồm có:
- Ôm đao chào.
- Cầm kiếm chào.
- Cầm côn chào.
- Cầm thương chào.
4.3. Đệ giới lễ
Đây là hình thức trao khí giới cho đồng môn trong Wushu, gồm:
- Nghi thức trao đao.
- Nghi thức trao kiếm.
- Nghi thức trao côn.
- Nghi thức trao thương.
4.4. Tiếp lễ giới
Đây là hình thức nhận khí giới cho đồng môn trong Wushu, cụ thể là:
- Nhận dao.
- Nhận kiếm.
- Nhận thương.
- Nhận côn.
5. Các kỹ thuật võ Wushu cơ bản
Wushu là môn võ thực chiến tới từ Trung Quốc. Để tập luyện Wushu, bạn cần biết đến các kỹ thuật cơ bản của Wushu là gì? Wushu bao gồm 4+ kỹ thuật chính: thoái công, yêu công, kiên công, trang công. Vậy thoái công hay yêu công trong Wushu là gì, cùng theo dõi thông tin dưới đây:
5.1. Thoái công
Thoái công là bài tập phát triển sự mềm dẻo, linh hoạt chân. Phương pháp luyện tập thoái công Wushu bao gồm:
- Ban thoái (mang, vác chân).
- Áp thoái (ép chân).
- Khống thoái (ghìm, khống chế).
- Áp thoái, phách thoái (xoạc).
- Dịch thoái (hất).
5.2. Yêu công
Kỹ thuật yêu công của môn võ Wushu là luyện hông giữa thượng chi và hạ chi của cơ thể. Yêu công được chú trọng đặc biệt đối với sự tiến bộ của môn sinh Wushu.
Phương pháp luyện tập yêu công của môn thể thao Wushu gồm có:
- Ninh yêu (xoắn vặn hông).
- Tiền phủ yêu (cúi hông xuống phía trước).
- Hạ yêu (đưa hông xuống).
- Loát yêu (xoay hông).
- Phiên yêu (lật hông).
5.3. Kiên công
Kiên công của môn võ Wushu là luyện tập tay và vai tăng cường sự mềm dẻo của dây chằng phát triển sức mạnh cánh tay, mở rộng phạm vi của khớp xương vai và của chi. Từ đó tập luyện Wushu tạo nên sự nhanh nhẹn, nâng cao năng lực vươn dài, xoay chuyển của cơ thể.
Phương pháp luyện tập Kiên công Wushu gồm:
- Áp kiên (đè, ép vai).
- Luân kiên (vung vai).
- Phủ xanh (cúi người, chống vai).
- Chuyển kiên (xoay vai).
- Nhiễu hoàn (cuốn vòng).
5.4. Trang công
Trang công trong Wushu là gì? Trang công là luyện tập đứng yên để tăng cường sức mạnh, đặc biệt nhất trong môn võ wushu là giúp bồi dưỡng hơi thở, củng cố động lực.
6. Tập võ Wushu có lợi ích gì?
Bên cạnh hiểu được wushu là môn võ gì? chắc hẳn ai cũng muốn biết Wushu đem tới những lợi ích gì. Trên thực thế, môn võ Wushu là 1 bộ môn nghệ thuật võ học, vừa là 1 môn thể thao giúp học viên rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể chất.
Việc luyện tập Wushu thường xuyên không chỉ giúp cơ thể có thêm sức mạnh, độ dẻo dai, linh hoạt mà còn giúp bạn chủ động phòng vệ trước những tình huống xấu.
Wushu là môn võ đem tới ưu điểm lớn cho những bạn làm những công việc đòi hỏi kỹ năng võ thuật như bảo vệ, cảnh sát, an ninh,… Wushu không chỉ giúp bạn bảo vệ được bản thân trước những trường hợp xấu mà còn giúp được những người khác tránh được hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm.
Trên đây là một số thông tin về môn võ Wushu là gì và một số kiến thức liên quan đến môn võ cổ truyền tới từ Trung Quốc này. Hy vọng bài viết trên của blogthethao.edu.vn sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về nghệ thuật môn thể thao Wushu nổi tiếng này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!