Taekwondo là một trong những bộ môn võ thuật đã được đưa vào thi đấu chính thức trong các đại hội thể thao lớn như Olympic. Bài viết dưới đây blogthethao.edu.vn sẽ giới thiệu cho bạn biết những tư thế cơ bản và những điều chú ý khi tập luyện Taekwondo nhé!
1. Điều cơ bản cần biết về Taekwondo
1.1. Taekwondo là gì?
Taekwondo còn được viết là Tae Kwon Do hay Taekwon – Do (Hán – Việt: Đài Quyền Đạo, Nguyên Võ Đạo). Đây là môn thể thao mang tính quốc gia của và là loại hình võ đạo thường được tập luyện nhiều. Đặc biệt hơn cả, Taekwondo còn là 1 trong số ít các môn võ được trở thành môn thi đấu chính thức của sự kiện thể thao lớn nhất thế giới Olympic.
Để học Taekwondo, lên đai và thành thạo nó không khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ vì nó đặc biệt chú trọng vào những kỹ thuật và chiến lược này trong quá trình luyện tập của bạn. Taekwondo bao gồm các đòn đá nhanh và mạnh, kết hợp với bàn chân tinh tế. Bạn cần kiểm soát được vai, lưng, hông, đầu gối và mắt cá chân tất cả cùng một lúc.
1.2. Taekwondo của nước nào?
Taekwondo không chỉ đơn thuần là một môn võ thuật mà còn trở thành một di sản văn hóa, là phương tiện đưa Hàn Quốc đến gần hơn với văn hóa của thế giới. Nó đã trở thành 1 môn thể thao phổ biến trên toàn thế giới.
1.3. Lịch sử Taekwondo
Võ Taekwondo được người dân Hàn Quốc coi là “tinh hoa võ thuật” hay “nghệ thuật đấu võ”. Điều gì khiến người dân nơi đây coi trọng môn võ Taekwondo này? blogthethao.edu.vn đã tìm hiểu lý do Taekwondo có lịch sử đến 2.000 năm, bắt đầu từ thời Cao Ly 37 năm trước Công Nguyên. Những di tích lịch sử có hình vẽ lâu năm về võ Taekwondo.
Tuy nhiên đó chỉ là 1 phần của Taekwondo vì Võ Taekwondo là sự kết hợp hài hòa của Karate, Võ thuật Trung Hoa và Võ thuật Hàn Quốc. Taekwondo bị thất truyền do chiến tranh kéo dài. Mãi đến năm 1945, với sự ủng hộ lan truyền của người dân, võ Taekwondo mới được khôi phục lại các kỹ thuật 1 cách phổ biến cho người dân Hàn Quốc và được đặt tên là Taekwondo.
1.4. Trang phục của Taekwondo
Trang phục của môn võ Taekwondo hay còn được gọi là Dobok là bộ đồng phục trắng, kèm theo 1 chiếc đai. Tất cả các học viên đều mặc đồng phục áo trắng giống nhau. Điều đó thể hiện tinh thần bình đẳng của môn võ Taekwondo, đồng thời giúp học viên cảm thấy thoải mái và tập luyện dễ dàng hơn.
1.5. Taekwondo có bao nhiêu bậc, đai?
Taekwondo có bao nhiêu đai? Các đai trong Taekwondo có tất cả 6 màu đai theo thứ tự lần lượt sắp xếp từ thấp đến cao là: trắng, vàng, xanh lá cây, xanh dương, đỏ và đen. Đen là cũng là màu sắc biểu tượng cho đai cao nhất trong Taekwondo.
Taekwondo có bao nhiêu bậc? Các màu sắc đai theo Liên đoàn Taekwondo thế giới (WTF) có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng/cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng). Đầu tiên khi mới bắt đầu học Taekwondo, mọi võ sinh nhập môn đều sẽ mang cấp 8 tương ứng với đai trắng sau đó lần lượt sẽ thi lên cấp (thường là từ 3 đến 6 tháng) từ đó lần lượt lên các cấp như sau:
Cấp độ | Màu đai | Cấp bậc |
Cấp 8 | Đai trắng | Võ sinh |
Cấp 7 | Đai vàng | Võ sinh |
Cấp 6 | Đai xanh lá | Võ sinh |
Cấp 5 | Đai xanh biển | Võ sinh |
Cấp 4 đến cấp 1 | Đai đỏ | Võ sinh |
Đẳng 1 | Đai đen | Võ sinh huyền đại |
Đẳng 2 | Đai đen | Trợ lý huấn luyện viên |
Đẳng 3 | Đai đen | Trợ lý huấn luyện viên |
Đẳng 4 | Đai đen | Huấn luyện viên |
Đẳng 5 | Đai đen | Huấn luyện viên |
Đẳng 6 | Đai đen | Võ sư |
Đẳng 7 | Đai đen | Võ sư |
Đẳng 8 | Đai đen | Võ sư |
Đẳng 9 | Đai đen | Võ sư cựu đẳng |
Đẳng 10 | Đai đen | Đại võ sư |
2. 2+ Chấn thương thường gặp khi luyện tập Taekwondo
Taekwondo có nguy hiểm không? Không riêng mỗi Taekwondo, mọi bài tập luyện thể thao đều có nguy cơ gặp chấn thương vùng dây chằng, dây gân, cơ bắp, tay, chân, mũi,… Hôm nay hãy cùng blogthethao.edu.vn xem cách tìm hiểu Taekwondo thường gặp những tai nạn nào nhé. Khi một người bị thương trong quá trình tập Taekwondo, thường là có hai loại: chấn thương cấp tính và chấn thương tích lũy.
2.1. Các loại chấn thương cấp tính
Chấn thương cấp tính là kết quả liên quan đến va chạm khi thi đấu Taekwondo: chẳng hạn như tấn công đối thủ của bạn, nhận một cú đá,… Thương tích cấp tính thường là kết quả trực tiếp của việc tiếp xúc.
- Chấn động từ một cú đá vào đầu
- Bầm tím
- Mũi gãy
- Gãy tay chân
- Gãy xương
- Vết rách da
- Tổn thương cơ quan nội tạng: thận, gan, xuất huyết máu
Mặc dù va chạm này thường được coi là ít đáng lo ngại hơn so với các chấn thương tiềm ẩn khác, nhưng chúng vẫn có thể tạo ra các vấn đề riêng khiến bạn khó thi đấu hết tốc lực do chấn thương.
2.2. Chấn thương tích lũy
Trái ngược với thương tích cấp tính, chấn thương tích lũy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi không tiếp xúc đối thủ khi luyện tập võ Taekwondo. Một vài chấn thương tiêu biểu:
- Vết rách
- Căng gân vùng háng (do đá cao)
- Đầu gối bị bong gân
- Tổn thương dây chằng (do đá luân phiên)
- Viêm gân (do chuyển động lặp đi lặp lại)
Về cơ bản, các chấn thương tích lũy thường là do tích lũy lại từ quá trình luyện tập sai cách, hít thở không chính xác hoặc không giãn cơ,… Những loại chấn thương này có thể xảy ra trong quá trình thi đấu hoặc luyện tập.
3. Cách ngăn ngừa chấn thương
3.1. Khám sức khỏe thường xuyên
Việc kiểm tra toàn diện định kỳ có thể đảm bảo sức khỏe thể chất của bạn để tham gia tập luyện. Ngoài ra, trong trường hợp cơ thể có tổn thương tiềm ẩn hoặc biến chứng của các bệnh hoặc chấn thương trước đó chưa hồi phục hoàn toàn, bác sĩ sẽ đưa ra phương thuốc và lời khuyên về sự an toàn khi luyện tập Taekwondo.
3.2. Mang thiết bị phù hợp
Thiết bị bảo hộ quan trọng nhất là mũ đội đầu và các dụng cụ bảo vệ miệng vì trên thực tế chúng có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương khi bị đánh vào đầu này cũng như các loại chấn thương khác.
Lớp đệm toàn thân cũng rất quan trọng, nó có thể được đeo trên cánh tay, ngực, bụng và chân để làm dịu cú đánh vào bàn chân và mắt cá chân, những nơi dễ bị thương nhất. Các thiết bị bảo vệ vùng xương chậu cũng có thể làm giảm nguy cơ bị chấn thương khi bị đá.
2.4. Uống đủ nước
Uống đủ nước trong các buổi tập không những có thể làm giảm căng thẳng do sự sản sinh nhiệt trong khi tập thể dục mà còn có thể duy trì chức năng cơ thể một cách bình thường.
2.5. Khởi động và hạ nhiệt thích hợp
Bạn cần đảm bảo rằng nhịp tim và nhiệt độ cơ được tăng lên trong 5 – 10 phút đầu tiên của lớp học và sau đó dần dần tăng lên trong suốt buổi học. Khi hạ nhiệt nên bao gồm các bài tập cường độ thấp hơn, chẳng hạn như kéo giãn tĩnh, để giúp giảm đau cơ.
2.6. Chế độ tập luyện hợp lý
Luyện tập Taekwondo không nên quá sức mình, hãy hỏi ý kiến huấn luyện viên về 1 lịch trình tập luyện Taekwondo phù hợp với bản thân. Đặc biệt hơn 1 chế độ tập luyện khoa học vừa giúp giảm nguy cơ chấn thương, vừa đảm bảo được sức khỏe cơ thể.
Các bài tập kéo giãn và chuẩn bị đầy đủ có thể giúp phát triển tính linh hoạt và do đó, giảm thiểu nguy cơ chấn thương có thể xảy ra. Lưu ý không giữ một động tác kéo căng quá 15 giây để tránh gây hại cho cơ của bạn. Nếu bạn không chắc về quy trình chính xác của các động tác kéo căng của mình, hãy tham khảo ý kiến huấn luyện viên.
4. 5+ động tác Taekwondo cơ bản trong quá trình luyện tập
Taekwondo có dùng tay không? Rất nhiều người lầm tưởng Taekwondo chỉ sử dụng kỹ thuật chân khi thi đấu. Thực tế, Taekwondo là môn võ phối hợp động tác chân và kỹ thuật tay để hạ đối thủ. Khi luyện tập võ Taekwondo hãy dồn lực thật nhiều vào chân và tay.
4.1. Đấm ngang bằng tay
Kỹ thuật đấm ngang bằng tay trong Taekwondo là kỹ thuật cơ bản nhất nhưng có vai trò vô cùng quan trọng.
- Động tác 1: Hai chân đứng mở rộng song song với vai, hai bàn tay nắm hờ để ngón cái thẳng đứng hướng ra. Hai tay đặt ngang bụng, ngay phía trên của đai, sau đó vung tay về điểm chính giữa phía trước cơ thể.
- Động tác 2: Khi cánh tay gần duỗi thẳng, nhanh chóng xoay nắm đấm để các khớp tay hướng xuống dưới mặt đất. Nắm tay còn lại nhanh chóng thu về vị trí ngang hông phía trên đai.
- Động tác 3: Tay đang ở phía trên đùi nhanh chóng vung ra phía trước với lực mạnh hơn nhiều lần so với cú đấm đầu tiên. Đồng thời cánh tay còn lại rút về vị trí ngang sườn.
4.2. Đấm bằng cả hai tay
Bài tập Taekwondo cơ bản thứ hai là đấm bằng cả hai tay. Thao tác như sau:
- Động tác 1: Khi thực hiện động tác này, người học cũng làm tương tự như kỹ thuật đấm ngang bằng tay. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng cả hai tay để vung cú đấm thay vì lần lượt đấm bằng từng tay.
- Động tác 2: Xoay nắm tay khi gần kết thúc đấm ở động tác 1. Trước khi cú đấm đến đối thủ, người võ sĩ cần thực hiện sự thay đổi hướng cú đấm đột ngột. Thông thường, cú đấm sẽ được chuyển hướng vào ngực và bụng của đối thủ.
4.3. Xỉa tay
Kỹ thuật xỉa tay trong võ Taekwondo được thực hiện tương tự như kỹ thuật đấm, chỉ khác là thay vì nắm bàn tay thì võ sĩ cần làm cho ngón tay thẳng và cứng để tạo được lực đánh mạnh và nguy hiểm khi tấn công vào đối thủ.
Cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật xỉa tay là các ngón tay thứ hai và thứ ba cần phải hơi nghiêng để tránh các chấn thương xương khớp khi đối kháng.
4.4. Xỉa tay khép
Xỉa tây khớp được coi là một kỹ thuật phản công trong võ Taekwondo cực kỳ hữu dụng khi tấn công đối phương. Hướng dẫn thực hiện đúng thao tác sau:
- Động tác 1: Trong khi hai bàn tay để sát bên người thì các ngón tay cũng được duỗi thẳng ra
- Động tác 2: Thực hiện vung 2 tay lên phía trước một cách mạnh mẽ và dứt khoát để lực tấn công mạnh nhất có thể
4.5. Đòn chặt tay trước
Kỹ thuật này là một trong những đòn cơ bản nhất trong võ Taekwondo để hạ gục đối phương trong chiến đấu. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, đòn chặt tay trước sẽ tạo ra một lực tấn công rất mạnh tới đối thủ, thậm chí có thể gây ra tổn thương bả vai và xương khớp.
- Động tác 1: Đưa bàn tay phải lên phía ngang với tai bên phải của đối thủ
- Động tác 2: Kéo bàn tay trái về phía ngang cơ thể
- Động tác 3: Trong khi đưa bàn tay phải về phía tai phải, vẽ một đường tròn và tác động lực lên thái dương của đối phương
⇒ Tham khảo thêm về võ Aikido và những lợi ích tuyệt vời khi tập Aikido tại: Võ Aikido là gì? Những lợi ích tuyệt vời khi tập Aikido
Trên đây là bài viết giới thiệu cho các bạn về những tư thế Taekwondo cơ bản và những điều cần lưu ý khi tập luyện để đạt kết quả cao và tránh chấn thương. Đây là một môn võ thuật rất tốt để rèn luyện sức khỏe và tăng tính tự vệ cho bản thân. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi các bài viết của blogthethao.edu.vn.