Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc gói một chiếc bánh chưng chay, để chinh phục được khẩu vị của cả nhà trong ngày Tết ăn quá nhiều thịt chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết 5 cách làm bánh chưng chay đơn giản nhưng lại cực ngon nhé! Xin mời các bạn hãy cùng tham khảo
- 15 cách không tăng cân ngày Tết cực kỳ hiệu quả
- 10 món ăn tăng cân dịp Tết hiệu quả bất ngờ
- Tổng hợp 10 loại mứt Tết ăn thoải mái không lo tăng cân
- Whey Protein hỗ trợ tăng cơ giảm mỡ đang khuyến mãi
1. Bánh chưng chay nhân nấm
1.1 Nguyên liệu
- 4kg gạo nếp cái hoa vàng. Lưu ý rằng mỗi chiếc bánh chưng chay sẽ cần khoảng 0,5kg gạo.
- 1/2 lon nước cốt dừa.
- 200gr hạt dẻ
- 2kg đậu xanh không vỏ
- 1 bông biển trắng
- 5-6 chiếc nấm đông cô
- 200gr hạt sen trắng
- Gừng, muối, ngũ vị hương, nước tương, tiêu, dầu mè, dầu hào chay.
- Lá dong, hay lá sen, hoặc lá chuối để gói bánh (lưu ý rằng mỗi cái bánh chưng sẽ cần 4 lá dong)
- Lạt dùng để buộc lại bánh sau khi gói
- 8 lạng lá rau ngót tuốt sẵn
1.2 Cách chế biến
Sơ chế nguyên liệu:
- Xay rau ngót để lấy nước, dùng nước này để ướp, và đồ nếp vàng cho đến khi chuyển sang màu xanh, để sau khi gói, chúng ta có chiếc bánh màu xanh ngọc trông rất đẹp mắt.
- Gạo nếp trước khi bắt đầu gói bánh chưng thì cần phải đem ngâm trong nước rau ngót xay sẵn. Quá trình ngâm khoảng 6 – 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm, sau đó vớt ra để cho ráo nước.
- Cho một chút ngũ vị hương và thêm một chút dầu ăn và muối, nước cốt dừa trộn đều với gạo nếp đã để ráo.
- Hạt sen, hạt dẻ cũng như đậu xanh cần ngâm nước ấm qua đêm.
- Rửa sạch lá dong rồi cho vào nồi nước sôi chần qua lá, gọt bỏ gân lá, cắt khúc, thậm chí cắt cả lá chuối và gân lá.
- Sau khi rửa sạch bằng nước lọc, nhúng toàn bộ lá vào nước sôi để chần qua, sau đó dùng khăn sạch lau khô. Việc bạn chần lá cũng làm cho bánh chưng xanh hơn và cũng có thể giúp lá bánh mềm và dễ gói hơn.
Chế biến nguyên liệu:
- Sau khi ngâm và rửa sạch tất cả các nguyên liệu, bạn cho hạt dẻ và hạt sen vào nồi, hấp cách thủy khoảng 15 phút. Sau đó phủ hạt dẻ, đậu xanh và hạt sen lên trên. Khi hạt sen chín thì đậu xanh cũng chín.
- Thái thịt thành các phần nhỏ.
- Nấm đông cô cắt khúc, luộc chín rồi vớt ra chần sơ qua nước sôi.
- Làm nóng chảo sau đó cho dầu ăn vào xào cùng gừng và ngũ vị hương.
- Cho nấm đông cô vào, vừa xào vừa đảo, sau đó tiếp tục cho hạt dẻ, hạt sen và bông tuyết vào xào cho đến khi chảo nóng. Bạn tiếp tục nêm muối, tiêu, rưới nước tương lên trên, thêm dầu hào chay, dầu mè cho vừa ăn.
- Với kinh nghiệm chế biến món bánh chưng chay ngon, bạn nên rán nhân mặn một chút, thì khi ăn bánh sẽ vừa miệng hơn.
Cách gói bánh chưng:
- Thoa đều một lớp dầu lên bề mặt lá, trải lá dong ra mặt phẳng, rồi đặt khuôn lên trên mặt lá. Nhớ lót thêm một lớp lá chuối vào giữa, để phủ kín đáy và toàn bộ phần khuôn bánh.
- Cho vào một lớp nếp (ước chừng khoảng tầm 2/3 chén gạo nếp) đã trộn chung vào trong khuôn rồi dàn trải đều ở khắp 4 góc khuôn
- Cho vào một phần của nhân đậu xanh, cho thêm một ít hạt sen, một ít hạt dẻ và phần nhân nấm lên. Bạn đừng quên cho thêm một lớp gạo nếp để phủ lên trên thật kín
- Ép bìa của lá từ bên ngoài vào thành khuôn cho bánh không bị hở, rồi bạn lấy khuôn ra từ từ và thật nhẹ nhàng bằng cách kéo nhẹ khuôn về phía vai và giữ chặt cho mép lá không bị bung ra.
- Cuối cùng, bạn gấp lá bên ngoài thành khuôn lại rồi sau đó dùng lạt buộc bánh sao cho thật chắc tay, để không bị bung ra khi luộc.
Cách nấu bánh chưng chay:
- Lót lá còn dư vào dưới đáy nồi để nấu bánh.
- Xếp bánh chưng đã gói vào, đổ cho nước ngập mặt bánh rồi nấu trong khoảng từ 6 – 8 tiếng (hoặc nấu 8 – 10 tiếng tùy theo kích thước của bánh) là bánh chín.Trong quá trình ta đang luộc luôn luôn chế để nước ngập mặt bánh. Bánh chưng nếu được luộc trên bếp củi là ngon và dẻo nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể luộc với bếp than.
- Khi bánh đã chín, vớt bánh từ nước sôi ra thì bạn nên cho vào nước nấu để nguội rồi rửa sơ qua lớp nhớt bám ở bên ngoài.
- Dùng vật nặng để đè bánh xuống, làm như vậy bánh vừa chắc lại vừa vuông vắn, đẹp mắt nhé.
2. Bánh chưng chay nếp trắng nhân đậu xanh thập cẩm
2.1. Nguyên liệu
- 4 kg gạo nếp trắng ngon
- 700 gram đậu xanh đã tách vỏ
- 300 gram đậu gà
- 150 gram đậu lăng đỏ
- 12 – 15 gram nấm hương
- 80 gram hành tím khô (bóc vỏ, thái sợi)
- 4 muỗng canh dầu mè
- Gia vị: muối ăn, đường trắng, ngũ vị hương, nước tương, dầu hào, tiêu đen xay
- 10 lá dong màu xanh tươi
- Lạt giang (hoặc dùng sợi chỉ cotton loại sử dụng cho thực phẩm thay thế)
- Nồi áp suất (hoặc nồi thường)
2.2. Cách làm bánh chưng chay
Sơ chế các nguyên liệu:
- Đem hạt đậu gà đi rửa sạch, ngâm thau nước 12 giờ.
- Sau thời gian này, xả đậu gà lần nữa với nước lạnh, rồi cho vào nồi. Chế thêm 1 lít nước lọc vào nồi, bắc lên bếp nấu với lửa lớn. Nước sôi, vặn lửa về mức nhỏ nhất, nấu thêm 1 giờ nữa cho đậu chín mềm.
- Đổ đậu ra rổ, để ráo nước, giữ lại nước nấu đậu trong tô sạch và để qua một bên. Giã nhuyễn đậu hạt gà trong cối sạch.
- Vo sạch đậu xanh rồi ngâm nước lạnh 8 giờ. Vớt đậu xanh ra, để ráo. Muốn làm nhân đậu bánh chưng ngon hơn, bạn đem trộn nguyên liệu này với 1 muỗng canh muối ăn. Sau đó, hấp chín đậu xanh nửa tiếng, rồi tán thật nhuyễn trong cối.
- Đậu lăng đỏ cũng rửa nước cho sạch, rồi cho vào nồi, châm thêm 300 ml nước lọc. Nấu lửa to cho nước luộc đậu sôi, rồi hạ xuống mức liu riu, luộc thêm 10 phút cho đậu mềm. Vớt đậu lăng ra rổ, đợi ráo, giã nhuyễn.
- Nấm hương rửa sạch, ngâm nước nở mềm. Sau đó, xả nước lạnh lần nữa, rồi để ráo, thái hạt lựu.
- Vo gạo nếp, cũng cho vào thau nước khác, ủ 8 giờ cho mềm. Vớt gạo ra, để ráo nước, trộn với 3 muỗng canh muối.
Cách sên nhân đậu thập cẩm:
- Trộn đậu gà, đậu lăng đã giã nhuyễn với nhau, thêm nấm hương và 100ml nước luộc đậu gà vào tô sạch, trộn đều.
- Bắc chảo sạch lên bếp, chế dầu mè vào làm nóng với hành khô. Hành phi dậy mùi thơm, chuyển màu hơi vàng thì đổ hỗn hợp đậu ở trên vào chảo, đảo đều tay.
- Nêm ít tiêu xay theo khẩu vị, 1 thìa cà phê ngũ vị hương, 1 thìa cà phê dầu hào, 2 thìa cà phê nước tương, 2 thìa cà phê đường và nửa thìa cà phê muối ăn vào chảo. Liên tục sên đậu đều tay cho các nguyên liệu hòa quyện cùng gia vị.
- Điều chỉnh lại hương vị vừa miệng, đảo đậu xanh thêm 1 – 2 phút nữa thì tắt bếp.
Chuẩn bị lá gói bánh chưng chay:
- Chọn những chiếc lá lớn, màu xanh đậm. Kích cỡ tiêu chuẩn bề rộng lá chuối khoảng 26 – 27 cm.
- Rửa lá với nước lạnh nhiều lần, rồi lấy khăn sạch, và khô để lau theo chiều của gân lá. Nếu dùng lá dong, bạn cần lau cho thật khô và không cần phơi như lá chuối, chỉ cần để rửa và lau cho hơi héo xuống, mềm lại là có thể gói bánh dễ hơn.
- Lá ráo nước, bạn trải lên mặt phẳng sạch, lật mặt dưới lên.
- Dùng dao rọc, hoặc kéo, cắt bỏ đường sống lá đi
Cách gói bánh chưng chay bằng lá chuối không cần khuôn:
- Đặt 1 lá dong nằm ngang, trở mặt màu xanh đậm lên trên, mặt tươi úp xuống dưới. Sau đó, đặt tiếp 1 lá dong khác lên trên lá thứ nhất theo chiều vuông góc (nằm dọc), mặt tươi trở lên trên và mặt sẫm màu hướng xuống.
- Đổ 30 gram gạo nếp dàn đều lên lá, rồi đổ 10 gram nhân đậu xanh lên trên. Múc 15 gam nhân đậu hạt gà đã sên dàn đều lên trên. Tiếp tục rải thêm 10 gam nhân đậu xanh và 30 gram nếp trên cùng.
- Gấp đầu lá bên phải (lá nằm dưới) qua trái, rồi gấp đầu lá còn lại lên trên.
- Vòng 1 dây lạt ngang gói bánh rồi cuộn xoắn ốc lại để cố định tạm mối gấp lá ban đầu. Nhẹ nhàng bẻ đầu lá phía dưới lên trên, gói chặt nếp và đậu bên trong.
- Từ từ dựng đứng gói bánh lên, vỗ nhẹ và dùng muỗng nhấn nếp ở trên để rút đều xuống dưới.
- Cắt bớt phần lá dư ở trên (cho đều với phần lá bên dưới), lấy phần lá dư này lót bên trong để giữ nếp gọn trong khuôn lá. Khi này, dùng ngón tay gấp 2 bên đầu lá vào trong trước, rồi giữ tạo góc vuông, gập 2 bên đầu lá còn lại vào (giống gói quà).
- Lật ngược gói bánh, gấp đầu lá còn lại tương tự. Nếu lá còn dư, bạn gấp làm đôi rồi mới gập lại nhé.
- Dùng dây lạt khác cột tạm theo chiều dọc gói bánh (vuông góc với mối lạt buộc ban đầu). Lấy tay chỉnh gói bánh cho vuông vức, đều đặn lại.
Cách nối lạt gói bánh chưng chay vuông vức:
- Gỡ mối lạt buộc thứ 2 ra, dùng 1 tay chặn chỗ mấu nối lạt, tay còn lại nắm 2 đầu dây lạt xoay 1 chiều siết chặt lại gói bánh. Dùng dao cắt bớt dây cho gọn, rồi lồng vào trong chỗ dây gói thân bánh
- Gỡ mối lạt buộc ban đầu ra, lấy 1 dây khác buộc tương tự các bước như trên.
- Nối thêm 2 dây lạt 2 bên đường buộc ở giữa nữa là xong. Như vậy, mỗi bánh chưng sẽ cần khoảng 6 dây lạt buộc bánh
Luộc bánh chưng nhanh bằng nồi áp suất:
Nếu nấu theo cách truyền thống, tùy kích cỡ bánh mà thời gian luộc bánh chưng mấy tiếng sẽ dao động trong khoảng 8 đến 10 giờ. Có 3 cách nấu bánh chưng như sau:
- Dùng nồi thường: Đổ ngập nước vào nồi bánh, nấu khoảng 8 – 10 tiếng là bánh chín. Trong lúc luộc, nhớ canh để châm nước nếu cạn, không là bánh sẽ bị khê, thậm chí khét
- Dùng nồi áp suất: Với thiết bị này, thời gian luộc bánh chưng sẽ nhanh hơn, chỉ mất khoảng 1 – 1,5 tiếng. Hết thời gian, mở van ngược chiều kim đồng hồ, rồi mở nắp. Trở mặt bánh lại, tiếp tục châm thêm nước đến 2/3 nồi, đậy nắp, khóa van, luộc tiếp lần 2 khoảng 40 phút nữa là bánh chín. Thời gian chờ van hạ là 2 tiếng. Như vậy, tổng cộng thời gian nấu bánh là 3 giờ 40 phút, bánh sẽ chín mềm cực ngon. Bạn có thể chỉnh thời gian nấu nhanh xuống còn 1,5 – 2 giờ, nhưng bánh sẽ không mềm ngon đúng chuẩn.
Phơi khô bánh chưng và thưởng thức:
- Sau khi luộc chín, dùng một cái mâm sạch đặt lên trên, ép nhẹ bánh cho nước chảy hết ra ngoài
- Phơi bánh lên cho ráo là có thể đem vào nhà bảo quản, hoặc cắt bánh ra ăn ngay cho ngon nhé.
3. Bánh chưng chay nếp lứt
3.1. Nguyên liệu
- 700 gram gạo nếp lứt (có thể thay thế bằng gạo nếp cẩm, nếp than)
- 350 gram gạo nếp trắng hạt dài
- 2 thìa cà phê muối ăn
- 500 – 510 gram hạt đậu xanh đã cà sạch vỏ
- 50 gram củ hành tím bóc vỏ
- Gia vị nêm bánh: đường trắng, bột ngọt, muối ăn, tiêu đen xay, nước mắm chay
- 8 – 10 cái lá dong (hoặc gói bánh chưng bằng lá chuối cũng được)
- 20 – 25 dây lạt
3.2. Cách làm bánh chưng chay
Ngâm gạo lứt và nếp trắng:
- Cho nếp lứt với nếp trắng vào tô sạch, chế nước sạch vào tô sao cho ngập gạo khoảng 1 lóng ngón tay.
- Ngâm 2 loại gạo ít nhất 12 giờ, tốt nhất là 14 tiếng. Để gạo nở thơm và ngon hơn, bạn cho 1 thìa muối ăn vào, khuấy đều.
- Lưu ý: So với nếp trắng, gạo lứt hạt cứng hơn nên có thời gian ngâm cho nở mềm ra lâu hơn. Hạt nếp lứt bung mềm sẽ cung cấp đầy đủ các giá trị dinh dưỡng vốn có của mình.
- Sau khi ngâm đủ thời gian cần thiết, bạn sẽ thấy nước ngâm có màu tím tiết ra từ gạo lứt rất đẹp.
- Đem gạo đi vo sạch nhiều lần với nước lạnh. Kế đến, rải đều gạo lên một cái mẹt sạch cho ráo nước.
- Chia nếp ra thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần khoảng 380 gram.
Cách ướp nhân đậu xanh:
- Vo, rửa đậu xanh với nước lạnh khoảng 2 – 3 lần. Cho đậu xanh vào tô sạch, ngâm ngập nước pha với 1 thìa muối, khoảng 4 tiếng sau thì vớt ra.
- Vo đậu lại vài lần nữa, rồi rải lên mẹt phơi ráo luôn.
- Đậu xanh rút bớt nước, bạn cho vào thau sạch. Thêm 1/2 thìa cà phê đường trắng, 1/2 thìa cà phê muối trắng, 1/4 thìa cà phê bột ngọt (có thể bỏ qua bột ngọt nếu nhà không ăn gia vị này), trộn đều.
- Để thau đậu qua một bên, ướp cho thấm gia vị.
- Khoảng nửa tiếng sau, đậu xanh đã thấm vị, bạn đem chia ra thành 3 phần bằng nhau.
Cách gói bánh chưng chay không cần khuôn:
- Xếp lá như cách làm bên trên
- Trút 1/2 lượng nếp cẩm lên lá dong, dùng mặt sau muỗng dàn đều ra.
- Tiếp đến, rải hết 1 phần đậu xanh lên trên nếp cẩm, dàn đều.
- Dàn hết nửa phần nếp lứt còn lại lên trên lớp đậu xanh, rải đều để gói hết đậu xanh bên trong.
- Gói bánh chưng lại như các hướng dẫn ở trên cho vuông vức, đẹp mắt. Sau đó, đem bánh chưng đi luộc chín.
Luộc bánh chưng chay và bảo quản:
- Bạn có thể chọn 1 trong 3 cách nấu bánh chưng như đã hướng dẫn ở trên.
- Sau đó, dùng vật nặng nhấn chặt bên trên để ép nước trong gói bánh ra. Khi này, bạn sẽ thấy bánh có hình dạng vuông vức đẹp mắt mà không còn phồng nữa.
- Phơi bánh chưng cho ráo nước và thưởng thức ngay, hoặc bảo quản.
4. Bánh chưng chay nếp cẩm nhân hạt sen
4.1. Nguyên liệu
- Nửa kg nếp cẩm (hoặc nếp than)
- Nửa ký gạo lứt
- Nửa kg đậu xanh đã tách vỏ
- 1 lạng nấm đông cô
- 1 lạng nấm tuyết
- 100 gram hạt sen tươi
- 15 gram gừng gọt vỏ
- 15 gram hành boa-rô
- 100 gram hạt dẻ đã rửa sạch
- 1 muỗng canh dầu thực vật
- Gia vị: 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh dầu hào, nửa muỗng canh đường trắng, nửa thìa cà phê bột ngũ vị hương, 1 thìa cà phê muối ăn
- Chuẩn bị 1 khuôn gỗ, 10 lá dong, 20 dây lạt để gói bánh
4.2. Cách gói bánh chưng chay nhân hạt sen làm từ nếp cẩm
Ngâm gạo nếp cẩm và đậu xanh làm bánh chưng chay:
- Cho nếp cẩm, gạo lứt, đậu xanh vào 3 thau riêng.
- Chế nước sạch vào 3 thau này cho ngập nguyên liệu.
- Ủ gạo và đậu qua đêm cho mềm hạt, rồi vớt ra rổ, để ráo.
- Trộn gạo lứt với nếp cẩm, cho vào nồi sạch.
- Chế thêm nửa lít nước lọc vào nồi, nấu cho đến khi cạn nước thì rót thêm 200 ml nước lọc vào nồi. Tiếp tục nấu và xào nếp đều đến khi nước cạn lần nữa thì tắt bếp.
- Với đậu xanh, bạn nêm 1 thìa cà phê muối, trộn đều, rồi đem đi hấp chín. Sau đó, dùng mặt sau muỗng tán đậu xanh đã hấp ra thật nhuyễn mịn.
Sơ chế hạt sen tươi và các loại nấm làm nhân:
- Ngâm nấm tuyết, nấm đông cô trong thau nước ấm. Nấm nở mềm thì vớt ra, xả nước lạnh lại rồi để ráo.
- Cho hạt sen vào nồi nước sôi luộc chín, vớt ra.
- Thái 2 loại nấm và hạt dẻ ra thành miếng nhỏ dạng sợi vừa ăn.
- Bắc chảo vừa lên bếp, đổ dầu thực vật vào để làm nóng chảo. Băm gừng, hành, rồi cho vào chảo phi thơm.
- Cho nấm đông cô vào xào sơ 30 phút. Sau đó, lần lượt cho hạt sen, nấm tuyết, hạt dẻ vào xào cùng.
- Nêm nếm các thành phần gia vị còn lại vào chảo nhân hạt sen, đảo đều 30 giây nữa rồi tắt bếp.
Cách gói bánh chưng chay bằng khuôn gỗ:
- Sau khi sơ chế làm sạch và để ráo, bạn lấy 3 lá dong gấp đôi lại theo trục chiều dọc. Rồi gấp lá lại làm tư cho đều nhau. Đo phần tư lá này với khuôn gỗ rồi dùng dao cắt phần lá thừa. Mở ngang lá dong ra, rồi kéo đường gấp ở mặt lá dưới tạo thành góc vuông như ảnh hướng dẫn dưới đây. Đặt lá vào 1 góc khuôn gỗ. Gấp thêm 3 lá dong tương tự, đặt ở 3 góc còn lại.
- Đặt dọc 1 dây lạt dưới khuôn gỗ. Múc khoảng 2 muỗng cơm nếp cẩm vào khuôn, dàn đều. Múc tiếp khoảng 1 muỗng đậu xanh hấp dàn thành lớp mỏng ở trên. Thêm 1 muỗng hạt sen xào nấm đặt lên, trải đều, rồi múc thêm 1 muỗng đậu xanh, 2 muỗng nếp gói kín bên trên cùng.
- Lấy khuôn gỗ nhỏ, nén các nguyên liệu lại cho chặt và dàn đều hết khuôn. Lấy 1 tấm lá dong cắt hình vuông nhỏ đặt lên trên lớp nếp. Gập phần lá 2 bên hông vào trong, rồi gấp lá ở trên, dưới vào. Từ từ gỡ khuôn gỗ ra, dùng dây lạt buộc lại như các hướng dẫn ở trên là hoàn tất.
Luộc bánh chưng:
- Vì là bánh chưng chay, không có thịt, và các nguyên liệu đã được xào trước, nên thời gian luộc bánh chín cũng nhanh hơn thông thường. Bạn xếp lá dong còn dư vào đáy nồi, xếp bánh chưng lên trên.
- Chế nước sôi ngập bánh, chèn vật nặng (như cối gỗ, thớt,…) lên trên để giữ bánh luôn ngập nước.
- Luộc khoảng 2 tiếng là bánh chín, vớt ra, đem treo lên cho khô.
5. Bánh chưng sườn chay
5.1 Nguyên liệu
- Gạo nếp: 4 kg
- Đậu xanh: 1 kg
- Nấm khô: 0.3 kg (tùy chọn)
- Sườn chay: 10 miếng
- Lá riềng
- Lá dong: 1 bó (khoảng 50 cái)
- Lạt
- Gia vị: hạt tiêu xay, muối, mì chính (bột ngọt)
5.2 Cách chế biến
Sơ chế nguyên liệu:
- Ngâm gạo nếp qua đêm rồi vo cho sạch, đổ ra giá cho ráo hết nước.
- Đậu xanh cũng ngâm trong nước, vớt bỏ phần vỏ còn lại rồi rửa sạch, cho ra ráo bớt nước rồi hấp chín. Dùng muôi nghiền nhuyễn đậu ra.
- Nấm cho vào bát nước nóng để ngâm cho nở, sau đó rửa sạch bẩn và cho vào máy xay nhỏ nhuyễn.
- Sườn chay cũng ngâm cho nở rồi xé nhỏ ra.
- Lá riềng đem rửa sạch rồi xay nhuyễn ra, chắt lấy nước để cho vào ngâm gạo. Thời gian ngâm khoảng 20 phút. Sau khi ngâm xong thì cho ít muối vào.
Làm nhân bánh:
- Cho chảo lên bếp, thêm ít dầu ăn đun nóng rồi cho sườn chay xào với nấm trước, tiếp đó mới cho đậu xanh vào đảo cùng, nêm gia vị muối ăn, bột ngọt, hạt tiêu xay, … vào cho vừa khẩu vị.
- Đeo găng tay nilon vào và vo nhân thành từng phần nhỏ.
Gói bánh chưng chay:
- Cũng dùng khuôn vuông như cách làm bánh bên trên.
- Gói bánh thật kỹ và chắc chắn để khi nấu giữ nguyên được hình dáng bánh.
Luộc bánh chưng sườn chay:
- Xếp bánh lần lượt vào nồi to, đổ nước xấp xỉ mặt bánh.
- Luộc bánh trên bếp củi trong thời gian 12 tiếng, sau khi nước sôi thì có thể cho lửa vừa lại. Lưu ý duy trì lượng nước xấp xỉ mặt bánh để tất cả đều chín.
- Khi bánh đã chín, vớt ra rồi đem rửa hết nhớt trên bánh. Dùng vật nặng đặt lên trên bánh chưng để bánh giữ được trạng thái vuông vắn.
- Để bánh nguội hẳn rồi mới bóc vỏ ra để ăn hoặc cho vào tủ lạnh để bảo quản.
- Bảng calories các món ăn ngày Tết chi tiết chính xác nhất
- Bánh Tét bao nhiêu calo? Ăn bánh Tét có mập không ?
- 20 mẹo giảm cân đón Tết hiệu quả bất ngờ
- Những ý tưởng trang trí Tết cổ truyền độc đáo, mới lạ
Trên đây là 5 cách nấu bánh chưng chay ngon miệng cho thực đơn ngày Tết của gia đình bạn thêm phong phú. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm bí quyết để có được những chiếc bánh chưng ngon như ý. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của