Tại sao ăn ít vẫn mập? Trên thực tế, thừa cân đang là vấn đề của rất nhiều người trong cuộc sống hiện nay cho dù họ có ăn ít, thậm chí họ còn nói vui 1 câu “chỉ hít không khí thôi cũng béo”. Bài viết sau đây, blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn giải thích tại sao ăn ít mà vẫn không giảm cân, tại sao không ăn nhiều vẫn thừa cân, thậm chí ăn ít hơn người bình thường mà vẫn mập?
Bạn đang đọc: Tại Sao Ăn Ít Vẫn Mập? 5 lý do gây thừa cân bạn nên chú ý
1. Tại Sao Ăn Ít Vẫn Mập?
Ngoài 5 yếu tố được liệt kê dưới đây là nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta ăn ít vẫn mập, còn có 1 nguyên nhân phổ biến của việc tăng cân không lý do ở phụ nữ là vấn đề với tuyến giáp.
Tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu trong việc trao đổi chất, sản sinh các hormone cần thiết cho cơ thể. Suy tuyến giáp sẽ làm cho sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại và sản xuất lượng hormone cortisol và insulin cao, gia tăng cảm giác thèm ăn, kích thích nạp nhiều lượng thức ăn hơn, khi đó tình trạng tăng cân sẽ xảy ra. Tất nhiên vấn đề này thì cần phải khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên ngành.
1.1. Ăn ít vẫn mập do căng thẳng – Stress
Theo một số nhà nghiên cứu được nghiên cứu tại đại học Yale năm 2000 thì căng thẳng là 1 nguyên nhân làm tăng lượng Cortisol – hormone căng thẳng trong cơ thể dẫn đến tăng cân vùng bụng, nguy hiểm hơn có thể gây ra chứng bệnh cho cơ thể như tim mạch và tiểu đường… Đó là câu trả lời tại sao ăn ít vẫn béo bụng.
Những người rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng liên tục thường gia tăng nhu cầu ăn uống ở bản thân, ăn uống nhiều nhưng lại giảm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể mập. Cortisol cũng được coi là 1 hormone không liên kết cơ bắp. Mất đi cơ bắp chính là mất đi “cỗ máy” đốt mỡ và đốt calo tốt nhất.
1.2. Ăn ít vẫn mập do Gen
Tại sao người dễ tăng cân? Do một số người mang trong mình gen có khả năng hấp thụ chất béo tốt hơn, bên cạnh đó hoạt động trao đổi chất trong cơ thể chậm hơn. Chính vì lẽ đó một số người ăn ít vẫn mập, thậm chí còn nhịn ăn mà vẫn tăng cân. Do quá trình trao đổi chất chậm lại nên cơ thể họ không những không xử lý được mỡ thừa, mà còn thiếu năng lượng để hoạt động khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không thể hoạt động hiệu quả dẫn tới thừa cân.
1.3. Ăn ít vẫn mập lười vận động
Lười vận động được coi là 1 loại “bệnh” phổ biến hiện nay. Không chỉ với dân văn phòng mà với cả giới trẻ cũng duy trì tình trạng này thường xuyên. Lười vận động sẽ làm giảm khả năng trao đổi chất và đốt cháy calo của bạn, dẫn đến việc thừa calo, tăng cân dễ dàng. Giữ được cuộc sống thể thao, chăm chỉ tập luyện sẽ giúp vóc dáng săn chắc và giúp bạn cải thiện các vấn đề về tim mạch, tuần hoàn máu, trao đổi chất, cải thiện sức đề kháng, sức khỏe tổng thể.
Nếu bạn đã tập thể dục và ăn kiêng vẫn không giảm cân được, hãy theo dõi cơ thể và kiểm tra các nguyên nhân khác khiến bạn ăn ít vẫn mập. Khi đã tìm ra được nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh giúp dáng vóc thon gọn hơn
1.4. Ăn ít vẫn mập do rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ hay ngủ không đủ giấc cũng khiến cho bạn mập lên, kể cả ăn ít vẫn mập. Giấc ngủ là 1 trong những yếu tố rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, giúp đầu óc tỉnh táo hơn đồng thời giảm cân tích cực. Trong giấc ngủ cơ thể chúng ta sẽ đào thải các chất độc hại khỏi cơ thể qua đường bài tiết, đồng thời điều chỉnh hormone giúp giảm cân như cortisol, ghretin,leptin,insulin,… Bởi lẽ thiếu ngủ là nguyên nhân làm tăng hormone ghretin và giảm hormon leptin, 2 loại hormone gây ra cảm giác đói thèm ăn.
Điều trên đã lý giải vì sao 1 đêm mất ngủ lại khiến bạn muốn ăn nhiều hơn gây tăng cân, đồng thời khi ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho tinh thần bạn căng thẳng dẫn tới việc cơ thể sinh sản ra nhiều hormone cortisol tạo cảm giác thèm ăn các đồ ngọt và đường gây – thực phẩm cần hạn chế khi béo. Ngủ không đủ giấc còn gây rối loạn trao đổi chất cũng như các vấn đề về tuần hoàn, tiềm ẩn trong mình nhiều căn bệnh mãn tính nguy hiểm.
1.5. Ăn ít vẫn mập do chế độ ăn uống
Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao ăn rau vẫn mập. Về cơ bản, cơ chế tăng cân chủ yếu là do chế độ ăn uống hằng ngày:
- Nạp nhiều calo hơn mức năng lượng tiêu thụ được
- Sử dụng quá nhiều đường
- Ăn vặt thường xuyên
blogthethao.edu.vn đưa ra 1 ví dụ về nạp dư calo như sau: cơ thể chúng ta chỉ nên tiêu thụ 2000 calo/ngày mà mỗi ngày đều nạp đến 3000 calo. Như vậy mỗi ngày đều dư 1000 calo thì rất dễ dẫn đến tăng cân. Có thể chúng ta không ăn bữa chính những các bữa phụ lại ăn những thực phẩm giàu calo cũng gây béo phì
Đường dù ăn ít vẫn mập đó, 1 muỗng đường nhỏ cung cấp cho cơ thể 500 calo, trong khi phải mất khoảng 25 phút đi bộ lên dốc hoặc chạy bộ với vận tốc 5km/giờ mới đốt cháy khoảng 100 calo.
Sai lầm thường mắc phải trong việc ăn uống dẫn đến việc thừa calo, thường thì chúng ta hay nhịn ăn bữa chính nhưng đến bữa phụ thì lại ăn vặt (những thức ăn vặt thường là lý do gây tăng cân như là bánh ngọt, nước ngọt có gas,…). Một số trường hợp không ăn vặt nhưng vì quá đói nên đã uống nước ngọt (nhiều đường, giàu calo) để nạp năng lượng, việc này đã vô tình làm chúng ta dư calo mà không hề hay biết vấn đề ăn ít vẫn mập là do chúng ta không cân bằng được lượng calo mà chúng ta nạp vào cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Các nhóm thực phẩm cần thiết cho người gầy giúp tăng cân nhanh nhất
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu?
⇒ Xem thêm danh mục các sản phẩm Hỗ trợ giảm cân đang khuyến mãi, giảm giáMong rằng qua bài viết này, blogthethao.edu.vn đã giúp các bạn tìm hiểu thêm được nguyên nhân tại sao ăn ít vẫn mập. Nên làm gì khi bị tăng cân? Bạn điều chỉnh trong chế độ ăn và sinh hoạt, để đạt được vóc dáng mong muốn. Việc giảm mỡ giảm cân cũng là 1 quá trình cần thời gian và công sức chứ không thể trong thời gian ngắn. Mong rằng bạn sẽ có 1 lối sống lành mạnh hơn, hạn chế vấn đề ăn ít vẫn mập, gây ảnh hưởng sức khỏe.