Từ khi ra đời cho đến nay, trường phái Yoga Therapy đã được yêu thích và trở thành một trong những trường phái yoga với nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây blogthethao.edu.vn sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn liệu Yoga Therapy là gì và làm thế nào để tập bộ môn này chính xác nhất nhé!
1. Yoga Therapy – Sự kết hợp giữa tâm trí và cơ thể
1.1 Yoga Therapy là gì
Yoga Therapy (Yoga trị liệu) là hình thức tập Yoga để duy trì và cải thiện sức khỏe ở mọi khía cạnh, giúp thể chất và tinh thần khỏe mạnh, vững vàng hơn trong cuộc sống. Yoga trị liệu áp dụng tối đa các kỹ thuật Yoga như cách tập thở, các tư thế, điều tức và thiền nhưng không đòi hỏi kỹ thuật cao để kéo giãn nhẹ nhàng, tác động lên các bó cơ, giảm căng các khớp xương, cải thiện các chứng đau khớp, đau cơ, giúp cơ thể săn chắc hơn, ngăn ngừa lão hóa nói chung và thoái hóa xương khớp nói riêng.
Yoga Therapy có hệ thống các bài tập theo quy chuẩn phác đồ điều trị riêng biệt cho từng người và từng loại bệnh khác nhau để đem lại sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân.
Từ xưa đến nay, Yoga Therapy được coi là một hình thức trị liệu dựa trên sự kết hợp giữa tâm trí và thể xác, con người và vũ trụ, nguồn năng lượng bên trong và nguồn năng lượng bên ngoài…. Đây là một trong những trường phái yoga cổ điển với những động tác chậm rãi nhẹ nhàng phù hợp với tất cả mọi người. Ngoài ra, Yoga Therapy còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là sự điều trị cho cả thể chất lẫn tinh thần, giúp nâng cao sức khỏe thể chất và giảm bệnh tật.
1.2 Phác đồ điều trị của Yoga Therapy
Với Yoga Therapy, mỗi người sẽ được thiết lập chương trình điều trị chủ động và có lộ trình rõ ràng tùy theo tình trạng cơ thể. Những giáo viên dạy Yoga Therapy sẽ thực hiện bước kiểm tra và thiết kế một chuỗi các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng đối tượng người tập dựa trên các tiêu chí như:
- Tình trạng sức khỏe.
- Các thói quen trong cuộc sống.
- Lý do khiến người tập muốn thực hành Yoga Therapy (các vấn đề đang gặp phải)
- Xác định xem đây là hình thức trị liệu chính hay chỉ bổ trợ.
- Đưa ra phác đồ tập luyện cụ thể để điều trị.
Một liệu trình tập luyện hoàn chỉnh của Yoga Therapy sẽ bao gồm các yếu tố sau:
- Luyện tập hơi thở.
- Luyện tập các tư thế(asana).
- Thiền.
- Cung cấp các hình ảnh có tính định hướng để tâm trí bình an.
- Thực hành bài tập tại nhà.
» Tham khảo 7 tư thế tập Yoga Ấn Độ cơ bản dành cho người mới tại: https://wheyshop.vn/top-7-bai-tap-yoga-an-do-cho-nguoi-moi.html
2. Tác dụng của Yoga Therapy là gì?
2.1 Điều trị bệnh xương khớp
Một lợi ích dễ nhận thấy nhất của Yoga Therapy là giúp điều trị các bệnh xương khớp, cũng là một trong những hình thức tập vật lý trị liệu cho người cần phục hồi sau tai nạn hoặc phẫu thuật. Các nghiên cứu còn cho thấy, Yoga Therapy đặc biệt phù hợp và có ích với những người bị viêm xương khớp hoặc gặp các vấn đề như gù lưng, cong vẹo cột sống….
2.2 Điều trị bệnh tâm lý
Không dừng lại ở tác dụng với thể chất, Yoga Therapy còn tác động tích cực với các bệnh tâm lý. Các nhà khoa học cho thấy, Yoga Therapy ảnh hưởng tích cực đối với các bệnh nhân mắc chứng PTSD(rối loạn lo âu sau khi bị tai nạn), tâm thần phân liệt, lạm dụng chất gây nghiện và thậm chí là trẻ tự kỷ qua các bài tập Yoga riêng biệt.
Nếu không bị mắc cách bệnh này, tập luyện Yoga Therapy cũng sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, ngăn ngừa stress hay trầm cảm, giúp tinh thần thư thái và dễ chịu hơn.
2.3 Tác động tích cực đến toàn bộ sức khỏe
Ngoài trị bệnh, Yoga Therapy còn có khả năng cải thiện sức khỏe toàn diện cũng như các bài tập Yoga khác ví dụ giúp tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giải quyết tình trạng mệt mỏi mãn tính, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và tác dụng phụ của hóa trị trong việc điều trị ung thư.
» Tham khảo thêm 15 lợi ích của Yoga mà bạn chưa biết tại: https://wheyshop.vn/15-loi-ich-cua-yoga-ma-ban-se-muon-di-tap-ngay.html
3. Cần lưu ý gì khi tập Yoga Therapy?
Sau đây là một số điều cần lưu ý khi thực hiện Yoga Therapy để đạt hiệu quả tốt nhất
3.1 Tập đúng động tác
Bạn nên tuân theo chỉ dẫn của huấn luyện viên khi tập Yoga Therapy để phát huy được hết công dụng của bài tập. Nếu tự tập tại nhà cần thực hiện các động tác một cách chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất.
3.2 Không bỏ qua bước khởi động trước khi tập
Nếu không khởi động kỹ trước khi tập thì chúng ta rất dễ gặp phải những chấn thương ngoài ý muốn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng buổi tập. Nên nhẹ nhàng giãn cơ, xoay khớp và thực hiện làm nóng người đầu mỗi buổi tập ít nhất 5 – 10 phút để đảm bảo cơ thể dẻo dai và thực hiện bài tập một cách tốt nhất
3.3 Tập luyện đều đặn, thường xuyên
Đây là điều mà bất cứ chuyên gia nào cũng nói với học viên để đảm bảo hiệu quả của Yoga Therapy, nhất là khi các bạn tự tập yoga tại nhà.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy tạo cho mình một không khí vui tươi và luyện tập thường xuyên để có một kết quả tốt nhất. Tập yoga Therapy là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì rất lớn thì mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.4 Về cường độ tập
Những người mới nên tập từ cơ bản đến nâng cao, và tăng dần cường độ bài tập để không bị quá sức, tránh gây đau đớn. Lưu ý, nếu thấy các triệu chứng bất thường như: đau ngực, nhịp tim không đều, thở dốc hay chóng mặt thì nên ngừng tập ngay lập tức.
3.5 Giãn cơ sau khi tập
Bạn hãy dành ra 15 phút cuối để thư giãn và cảm nhận sự khoan khoái của cơ thể sau mỗi bài tập. Khi hoàn thành các động tác co giãn cơ, việc thả lỏng sẽ giúp chúng hồi phục một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý việc uống đủ nước v làm mát cơ thể để giải phóng quá trình tỏa nhiệt trong lúc tập, nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
3.6 Những ai nên tập Yoga Therapy?
Tuy Yoga Therapy là một hình thức trị liệu nhưng không có nghĩa chỉ những người mắc bệnh mới được tham gia trường phái Yoga này. Thực tế, nó phù hợp với hầu hết mọi người, kể cả người khỏe mạnh có nhu cầu tăng cường sức khỏe, đặc biệt là các đối tượng sau
- Người mắc các bệnh về xương khớp, chẳng hạn thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, người cần phục hồi khả năng vận động sau chấn thương…
- Những người cần điều trị các bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm…
- Người có nhu cầu cải thiện và nâng cao sức khỏe toàn diện.
- Người mắc một số bệnh lý liên quan đến tim mạch, hô hấp như hen suyễn, xơ vữa động mạch…
4. Một số tư thế Yoga Therapy cơ bản
4.1 Sun Salutation (Chuỗi động tác chào mặt trời)
Chuỗi động tác này rất hiệu quả trong việc luyện tập cơ đùi trong, cơ ngực, cơ delta, cơ lưng rộng. Bên cạnh đó, chuỗi động tác này rất hiệu quả trong việc giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm, qua đo làm cột sống và các khớp mềm mại, linh hoạt hơn.
Các bước thực hiện động tác:
- Hai bàn chân đặt sát nhau và đứng thẳng, hai tay xuôi.
- Từ từ hít vào, hai tay ép trước ngực, thở ra chậm và sâu.
- Hít vào, ngửa người ra sau.
- Thở ra gập người xuống, hai lòng bàn tay chạm đất cạnh bàn chân, cố gắng giữ thăng bằng 2 đầu gối.
- Bước chân phải ra sau, ngửa cổ hít vào.
- Nín thở đưa chân trái ra sau.
- Thở ra hạ gối và ngực xuống (tư thế hít đất)
- Thở ra nâng đầu và ngực lên cao hết sức có thể.
- Thở ra đưa đầu về vị trí cũ, mông nâng cao.
- Đưa chân trái về giữa hai bàn tay, ngửa cổ hít vào.
- Đưa chân phải về giữa hai bàn tay, thở ra đầu chạm gối.
- Hít vào đầu và tay ngửa ra sau, thở ra thẳng đứng.
- Đổi chân
4.2 Tư thế vặn mình
Động tác vặn mình này sẽ giúp bạn giãn cơ lưng và cơ liên gai cột sống giúp cột sống bạn mềm mại và linh hoạt hơn.
Các bước thực hiện động tác như sau:
- Đặt 1 chân thẳng trên sàn, chân còn lại vắt chéo, tay chống lên sàn.
- Thở ra quay người ra xau.
- Vặn mình và giữ nguyên tư thê 10 giây.
4.3 Tư thế đá chân thẳng góc
Đây là 1 tư thế rất hiệu quả giúp vùng bụng trở nên săn chắc và nhỏ gọn, chữa thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Các bước thực hiện động tác bao gồm:
- Hít vào, cố gắng đưa chân vuông góc với người, bàn chân song song với mặt đất.
- Hạ chân và thở ra
- Thực hiện tương tự với chân còn lại. Thực hiện động tác này 10 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
4.4 Tư thế cây cầu (Bridge Pose)
Luyện tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp làm mềm mại cột sống và giúp hồi phục những tổn thương do thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống gây nên.
Các bước thực hiện động tác gồm:
- Nằm ngửa trên sàn, co 2 đầu gối.
- Thở ra dùng lực từ bàn chân và cánh tay làm điểm tựa để nâng hông lên cho đến khi bắp đùi song song với mặt sàn.
- Cố gắng giữ nguyên tư thê trong 1 phút.
4.5 Tư thế rắn hổ mang (Cobra Pose)
Tư thế rắn hổ mang sẽ giúp tăng sự lưu thông máu trong cơ thể, đưa máu tới buồng trứng và tử cung giúp gia tăng hooc môn cho cơ thể qua đó giúp cải thiện khả năng sinh sản của bạn.
Các bước thực hiện động tác gồm:
- Nằm úp xuống sàn, hai chân mở rộng bằng hông, lòng bàn tay úp xuống sàn và ngang cạnh đầu.
- Hít vào và dùng tay làm điểm tựa nâng phần thân trên lên khỏi mặt đất.
- Thở ra và từ từ hạ đầu xuống sàn, trở về tư thế ban đầu.
Bài viết trên đây cung cấp thông tin về Yoga Therapy là gì hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình Yoga này. Trường phái Yoga Therapy này phù hợp với tất cả mọi người nhưng chúng có kỹ thuật tương đối khó, vì thế bạn nên đến các cơ sở Yoga uy tín để được tư vấn và hướng dẫn tập luyện đúng cách. blogthethao.edu.vn chúc các bạn thành công