Phương pháp ngồi thiền định hấp thu năng lượng vũ trụ mới nghe qua thì có vẻ lạ lùng, nhưng nó lại là một trong những cách trị bệnh đang được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên ngồi thiền hấp thu năng lượng vũ trụ đúng cách để có thể trị bệnh thì không phải là điều đơn giản.
Bài viết dưới đây blogthethao.edu.vn sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu thêm về phương pháp ngồi thiền hấp thu năng lượng và làm thế nào để ngồi thiền cho đúng cách. Xin mời các bạn cùng tham khảo!
» Tham khảo 7 tư thế tập Yoga Ấn Độ cơ bản dành cho người mới
1. Tác dụng của việc ngồi thiền
Ngồi thiền được bắt nguồn từ Ấn Độ, và gắn liền với Phật giáo, với mục đích hướng con người ta đến với sự bình an, loại bỏ mọi buồn phiền, căng thẳng, mang đến sự lạc quan, yêu đời.
- Ngồi thiền còn có tác dụng làm tăng sức mạnh kiểm soát cảm xúc, từ đó điều chỉnh huyết áp, làm chậm quá trình lão hóa, giúp não phục hồi tổn thương rất tốt.
- Đặc điểm của thiền là việc hít thở chậm, đều, hỗ trợ điều chỉnh cho những người có vấn đề về đường hô hấp, giúp cơ thể người ngồi thiền được cải thiện khả năng miễn dịch, phòng chống bệnh tật tấn công.
- Ngồi thiền thường xuyên giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress, cũng như giải phóng các hormone căng thẳng ra ngoài cơ thể để tạo sự tập trung, cải thiện trí nhớ hiệu quả.
» Tham khảo thêm 15 lợi ích của Yoga mà có thể bạn chưa biết
2. Ý nghĩa của phương pháp thiền hấp thu năng lượng vũ trụ
2.1. Cách ngồi thiền hấp thu năng lượng vũ trụ
Với cách ngồi thiền hấp thu năng lượng vũ trụ, bạn hãy thực hiện như sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Khởi động: Với phương pháp này, khi khởi động tư thế thiền lưng phải thẳng, cổ thẳng, thả lỏng toàn bộ cơ bắp, hai bàn tay để ngửa trên 2 đầu gối, mở mắt và hít thở nhẹ nhàng.
- Ngồi thiền: Bạn khép đôi mi lại, sau đó nhắm mắt và thư giãn, cảm nhận sự bình yên.
- Xả thiền: Cuối cùng, hãy mở mắt ra, chập 2 bàn tay lại và hít mũi thở miệng giống với thao tác khởi đầu.
2.2. Hướng dẫn tiếp nhận năng lượng từ vũ trụ
Trong cuộc sống, sự căng thẳng kéo dài, stress ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người cả về thể chất cũng như tinh thần. Trong trường hợp này, việc ngồi thiền lấy năng lượng từ vũ trụ chính là một liệu pháp chữa trị trực tiếp và hữu hiệu. Khi áp dụng phương pháp ngồi thiền năng lượng vũ trụ, bạn có thể giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực và cải thiện được hành vi.
Không những thế, nó còn giúp tăng cường nội khí, nâng cao sức đề kháng, sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường, để lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn và cải thiện sức khỏe.
2.3. Phương pháp lấy năng lượng từ mặt trời
Nguồn năng lượng từ mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, có sẵn trong tự nhiên và mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe. Chính vì thế mà phương pháp thiền định để lấy năng lượng mặt trời là một phương pháp vô cùng quan trọng, kích thích sự phát triển và duy trì sự sống dưới mọi hình thức. Nếu thiếu hụt hoặc mất cân bằng nguồn năng lượng này, có thể dẫn đến việc căng thẳng thần kinh, hay lo lắng, bực bội.
Nguồn năng lượng này hoạt động ở khắp các tế bào và cơ quan trọng cơ thể, khi nó luân chuyển trong cơ thể, chúng ta gọi đó là năng lượng ở luân xa. Với sự luân chuyển này, hệ thống năng lượng sẽ giữ cân bằng sự tự nhiên vốn có, giúp cho sức khỏe được nâng cao một cách toàn diện, hòa hợp giữa thể xác, tâm trí và linh hồn.
3. Cách ngồi thiền chữa bệnh
Vậy phải làm thế nào mới có thể áp dụng được thiền định hấp thu năng lượng vũ trụ vào trong chữa bệnh? Dưới đây là hướng dẫn tiếp nhận năng lượng vũ trụ cực đơn giản và hiệu quả:
3.1. Chuẩn bị tư thế
Trên thực tế, sự kết hợp giữa cơ thể và tâm trí là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của mỗi lần thiền. Cách thu năng lượng vào cơ thể tốt nhất, cần chuẩn bị kỹ càng những yếu tố sau:
- Không gian yên tĩnh: Lựa chọn một không gian tĩnh lặng sẽ giúp bạn tăng cường sự tập trung và phát huy hiệu quả cao nhất cho bài thiền. Có thể thực hiện trong nhà nhưng hãy tắt tất cả các thiết bị điện tử phát ra âm thanh gây ảnh hưởng đến sự tập trung. Đồng thời giảm bớt ánh sáng trong phòng, thay vào đó có thể sử dụng nến thơm hoặc 1 chút tinh dầu để thư giãn cơ thể.
- Lựa chọn đệm ngồi: Mỗi bài thiền thường kéo dài ít nhất 15 – 30 phút, vì thế đệm giúp thư giãn vùng mông, tạo sự thoải mái cho cơ thể.
- Trang phục: Nên lựa chọn những trang phục rộng, thoáng mát và chất liệu phù hợp. Tránh chọn những trang phục bó sát, quá chật gây khó chịu và phân tâm khi thiền.
- Thời gian: Tùy vào mục đích ngồi thiền và mức độ nặng nhẹ của bệnh tật, người ngồi thiền có thể quyết định xem thời gian ngồi thiền là bao lâu. Ví dụ, ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ có thể thực hiện trước khi đi ngủ, để giấc ngủ cải thiện tốt hơn. Mỗi lần, bạn thiền khoảng 15 – 30 phút và cài đặt đồng hồ báo thức hoặc đồng hồ bấm giờ để đảm bảo thời gian ngồi thiền.
3.2. Cách ngồi thiền
Thiền tập trung vào nhận thức về hiện tại, người bệnh cần chú ý hơi thở và tâm trí. Ban đầu có thể bạn sẽ gặp phải những khó khăn bởi sự phân tâm, lo âu nhưng chỉ cần kiên trì vài lần là tạo được thói quen và mang đến những điều tích cực.
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, hãy tiến hành như sau:
- Ngồi lên đệm với tư thế thoải mái hoặc ngồi theo tư thế hoa sen trong Phật giáo, thẳng lưng, tay đặt lên đùi hoặc đầu gối. Giữ trạng thái thoải mái, thả lỏng cho cơ thể.
- Cúi đầu nhẹ, nhắm mắt để tăng tính tập trung. Bạn cũng có thể mở mắt trong quá trình thiền nhưng cần phải giữ bình tĩnh, không bị phân tâm.
- Tập trung vào hơi thở, hít thở bằng mũi. Hít sâu kết hợp căng cơ thể, sau đó thở ra nhẹ nhàng, thả lỏng cơ thể. Lặp lại 5 lần.
- Khi có suy nghĩ hoặc cảm xúc xuất hiện trong quá trình thiền, hãy tập trung vào hơi thở, nhịp thở nhẹ nhàng để suy nghĩ đó bị lãng quên.
3.3. Một số lưu ý cần biết khi ngồi thiền
- Khi thiền, sự tập trung đòi hỏi quyết định đến hiệu quả của thiền trong việc hấp thu năng lượng vũ trụ. Nên ngồi thiền ở nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn để có thể tập trung 100% tâm trí và nguồn năng lượng của bạn.
- Việc tập trung hơi thở trong thiền vô cùng quan trọng giúp kéo dài thời gian thiền. Khi thiền bạn cần chú ý đến hơi thở, hít sâu và thở đều chậm rãi bằng mũi.
- Bạn nên xả thiền trước khi kết thúc bài tập thiền để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết được lưu thông.
- Bạn nên chuẩn bị một tấm đệm có độ rộng vừa đủ, chất liệu mềm, chiều cao khoảng 3-5cm để cơ thể được thật sự thoải mái khi thiền.
- Tư thế ngồi thiền thẳng lưng giúp bạn phát triển hệ xương, giải phóng cơ thể, tránh nhức mỏi làm bài tập thiền bị gián đoạn.
- Tập trung luồng suy nghĩ, coi trọng bản thân, loại bỏ sân si, bớt tham vọng sẽ giúp tâm trí bạn được tĩnh tâm. Nhờ vậy mà thiền cũng đạt hiệu quả cao hơn.
=> Tham khảo bài viết về Luân xa là gì và cách khai mở luân xa
Qua bài viết trên, các bạn đã có thêm kiến thức về sức khỏe và phương pháp hấp thu năng lượng vũ trụ trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đối với một số loại bệnh đặc thù như ung thư, vỡ mạch máu, chấn thương… thì các bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. blogthethao.edu.vn chúc các bạn thành công