EAA là gì? Đánh giá EAA so với BCAA

Chắc hẳn nhiều bạn tập gym đều nghe tới khái niệm EAA phục hồi cơ bắp. Vậy EAA là gì? Công dụng của EAA? Đánh giá và so sánh sự khác nhau của BCAA và EAA là gì. Bài viết này blogthethao.edu.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết hơn về EAA.

Bạn đang đọc: EAA là gì? Đánh giá EAA so với BCAA

1. EAA là gì?

EAA là viết tắt của Essential Amino Acids – các axit amin thiết yếu cấu tạo nên cơ bắp. EAA có vai trò quan trọng và cần thiết cho sự phát triển cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tái tạo tế bào và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, đối với các gymer, EAA làm chậm quá trình đau nhức cơ bắp, từ đó tăng hiệu suất tập luyện hiệu quả.

Thông thường, cơ thể không thể tự sản sinh ra các EAA mà cần bổ sung qua chế độ dinh dưỡng hằng, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng hằng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, nên nhiều người lựa chọn sử dụng thực phẩm bổ sung EAA.

EAA có 9 loại axit amin thiết yếu là:

  • Leucine
  • Isoleucine
  • Valine
  • Histidine
  • Lysine
  • Methionine
  • Phenylalanine
  • Threonine
  • Tryptophan

Và EAA không có sẵn trong cơ thể, chỉ có thể bổ sung nó từ các thực phẩm ăn uống hằng ngày như các loại thịt, cá, trứng và một số nguồn thực vật nhất định như hạt quinoa và hạt chia. Đây đều được coi là thực phẩm giàu protein hoàn chỉnh, bởi vì chúng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể bạn cần. Hoặc bổ sung EAA qua các sản phẩm bổ sung dưới dạng bột, dễ dàng sử dụng, hấp thu.

2. Vai trò đối với cơ thể của từng EAA là gì?

2.1. Phenylalanine

Phenylalanine là 1 trong 9 loại EAA thiết yếu đóng vai trò truyền dẫn thần kinh tyrosine, epinephrine, dopamine và norepinephrine. EAA Phenylalanine có tác dụng tạo cấu trúc và bình thường hóa chức năng của protein, enzyme và sản xuất các axit amin khác.

2.2. Valine

Valine là 1 trong 3 axit amin chuỗi nhánh BCAA có tác dụng kích thích tăng trưởng, phục hồi và tái tạo cơ bắp. Đồng thời, loại EAA này cũng tham gia vào sản xuất năng lượng, cải thiện hiệu suất tập luyện.

2.3. Threonine

Threonine được coi là thành phần chính của các protein cấu trúc như collagen và elastine. Đây là một trong những thành phần EAA cấu tạo nên mô của da và mô liên kết đồng thời cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong chuyển hóa chất béo và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

2.4. Tryptophan

Tryptophan là axit amin giá trị nhất trong EAA, bao gồm nhiều chức năng khác như cân bằng, duy trì nồng độ nitơ thích hợp, hỗ trợ tổng hợp protein, phát triển cơ bắp. Tác dụng của EAA Tryptophan liên quan tới việc sản sinh hormone serotonin giúp giảm stress, ảnh hưởng tới sự dẫn truyền thần kinh.

2.5. Methionine

Methionine là một trong những EAA có nhiệm vụ đặc biệt trong quá trình trao đổi chất và quá trình giải độc của cơ thể.

2.6. Leucine

Giống như valine, leucine là 1 axit amin chuỗi nhánh rất quan trọng, đây thành phần cấu thành nên EAA nên Leucine cần thiết cho việc tổng hợp protein và phục hồi cơ bắp. Nó cũng giúp điều chỉnh cân bằng lượng đường trong máu và sản xuất hormone tăng trưởng.

2.7. Isoleucine

Cũng là thành phần của BCAA, isoleucine hỗ trợ chuyển hóa cơ bắp, phục hồi và phát triển cơ bắp cũng như tập trung nhiều ở mô cơ. Isoleucine liên quan tới chức năng miễn dịch, sản xuất huyết sắc tố và điều tiết năng lượng.

2.8. Lysine

Lysine giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổng hợp protein, sản sinh hormone và enzyme. Tác dụng của EAA Lysine có ảnh hưởng đối với việc sản xuất năng lượng ở tế bào, chức năng miễn dịch và sản xuất collagen và elastin.

2.9. Histidine

Histidine được sử dụng trong quá trình sản xuất histamine, 1 chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng, có vai trò thiết yếu đối với hệ thống miễn dịch, tiêu hóa và chu kỳ giấc ngủ. EAA Histidine có tác dụng duy trì sự ổn định ở vỏ myelin, 1 hàng rào có công dụng bảo vệ bao quanh các tế bào thần kinh giúp chúng luôn khỏe mạnh.

3. Lợi ích sức khỏe của EAA là gì?

Tìm hiểu thêm: BCAA giá bao nhiêu? Nên chọn BCAA loại nào vừa rẻ vừa tốt

3.1. Cải thiện tâm trạng và giấc ngủ

Tryptophan cần thiết cho việc sản xuất serotonin – 1 chất dẫn truyền thần kinh giúp cho cơ thể giảm stress, mệt mỏi và cải thiện chất lượng của giấc ngủ, điều khiển tâm trạng, hành vi.

Mặc dù nồng độ serotonin thấp được chứng minh có liên quan đến tâm trạng chán nản và rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung EAA tryptophan có tác dụng giảm các triệu chứng trầm cảm, tăng cường tâm trạng và cải thiện giấc ngủ rõ rệt.

3.2. Ngăn ngừa dị hóa cơ bắp

Dị hóa cơ bắp (hay còn được gọi là mất cơ bắp) là quá trình phân hủy cơ bắp do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc do quá trình tập luyện căng thẳng, kiệt sức,…

Tác dụng của các axit amin thiết yếu – EAA ngăn chặn sự phân hủy cơ bắp và chống dị hóa cơ bắp hiệu quả bằng cách duy trì nồng độ axit amin trong máu, phục hồi cơ bắp trên cơ thể. Bổ sung axit amin thiết yếu EAA còn duy trì khối lượng cơ nạc ở người già và vận động viên.

3.3. Tăng cường hiệu suất tập luyện

BCAA đã được nghiên cứu chứng minh giảm mệt mỏi trong tập luyện, tăng cường hiệu suất tập luyện hiệu quả. Bổ sung EAA bao gồm BCAA có tác dụng cải thiện hiệu quả rõ rệt và toàn diện hơn. Ngoài ra, dùng 4g Leucine mỗi ngày trong 12 tuần được chứng minh có khả năng giúp tăng hiệu suất tập.

Trong 1 nghiên cứu, bổ sung chuỗi axit amin EAA có tác dụng cải thiện hiệu suất tập và phục hồi cơ bắp, giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả. Đánh giá khác cho thấy rằng bổ sung axit amin chuỗi nhánh BCAA mang tới hiệu quả vượt trội trong việc phục hồi cơ bắp.

3.4. EAA hỗ trợ giảm cân

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng các EAA thiết yếu đem tới hiệu quả trong việc kích thích giảm béo, giảm cân hiệu quả. Tác dụng của EAA cải thiện tâm trạng và hệ thần kinh, giảm căng thẳng từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu kéo dài 8 tuần đối với 36 người đàn ông tập luyện thể thao cho thấy việc bổ sung 14g EAA mỗi ngày làm giảm đáng kể tỷ lệ mỡ cơ thể so với người không sử dụng.

3.5. Nguồn thực phẩm giàu EAA

Bởi vì cơ thể không thể tự tổng hợp và sản xuất EAA nên việc bổ sung EAA từ chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh, phát triển cơ bắp. Lựa chọn được nguồn thực phẩm giàu EAA là điều quan trọng khi chuẩn bị bữa ăn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng.

4. Đánh giá so sánh EAA và BCAA

Các chất bổ sung axit amin chuỗi nhánh (BCAA) từ lâu đã giữ 1 vị trí đặc biệt trong chế độ của những người tập thể hình và các vận động viên sức bền như nhau. Nhưng gần đây, các chất bổ sung axit amin thiết yếu (EAA) đang có xu hướng sẽ thay thế cho BCAA nhằm phục hồi cơ bắp.

Chúng ta cùng tìm hiểu điểm khác biệt giữa BCAA và EAA là gì, đồng thời đưa ra lời đánh giá khách quan nên dùng EAA hay BCAA nhé!

>>>>>Xem thêm: Whey Protein dạng viên là gì? So sánh Whey Protein dạng viên và dạng bột

4.1. Thành phần của BCAA và EAA

BCAA cung cấp chuỗi 3 amino acid thiết yếu gồm: leucine, isoleucine và valine. Trong khi đó EAA cung cấp tới 9 amino acid thiết yếu, bao gồm cả BCAA cùng 6 loại amino acid khác nữa, tất nhiên về thành phần EAA sẽ có phần vượt trội hơn BCAA.

4.2. Công dụng của BCAA và EAA

Cả BCAA và EAA đều có khả năng hỗ trợ chống dị hóa cơ bắp, phục hồi cơ bắp hiệu quả trong và sau tập luyện. Nếu bạn cần tìm 1 sản phẩm phục hồi cơ và giảm mệt mỏi suy nhược thì EAA và BCAA đều mang tới hiệu quả tương đương.

Còn lựa chọn sản phẩm tăng khả năng tổng hợp Protein hiệu quả, thì EAA sẽ tốt hơn so với BCAA bởi nó cung cấp đầy đủ tới 9 amino acids thiết yếu của cơ thể. Bổ sung đầy đủ amino axit thiết yếu làm tăng tổng hợp protein và phát triển cơ bắp hiệu quả hơn so với việc bổ sung 3 amino acids chuỗi nhánh.

4.3. Giá thành sản phẩm

EAA là 1 phiên bản nâng cấp hơn so với BCAA. Bởi vậy, thành phần và công dụng EAA nhỉnh hơn nên tất nhiên EAA giá thành sẽ cao hơn so với BCAA.

EAA và BCAA đều là sản phẩm tốt, tuy nhiên bạn nên lựa chọn sản phẩm bổ sung EAA nếu như chế độ ăn uống của bạn thiếu hụt nguồn protein hoặc muốn tối ưu hóa khả năng phát triển cơ bắp vượt trội nhé!

Lựa chọn sản phẩm bổ sung BCAA khi bạn muốn sử dụng chuỗi amino acids tiết kiệm hơn, vẫn mang tới những hiệu quả rõ rệt như chống dị hóa cơ bắp, phục hồi cơ bắp hiệu quả trong tập với mức giá phải chăng hơn.

5. Những thực phẩm tự nhiên giàu EAA

EAAs là 1 nhóm gồm 9 axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung qua chế độ dinh dưỡng bên ngoài. Chúng rất cần thiết cho sự phục hồi và phát triển cơ bắp, sự kích thích tổng hợp protein. EAA còn mang tới nhiều lợi ích thiết thực như cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giảm cân và cải thiện hiệu suất tập luyện.

Hoa Kỳ khuyến nghị chế độ bổ sung dinh dưỡng hàng ngày cho mỗi 2.2 pound (1kg) trọng lượng cơ thể người đối với EAA là:

  • Histidine: 14mg
  • Isoleucine: 19mg
  • Leucine: 42mg
  • Lysine: 38mg
  • Methionine: 19mg
  • Phenylalanine: 33mg
  • Threonine: 20mg
  • Tryptophan: 5mg
  • Valin: 24mg

Nguồn protein hoàn chỉnh giàu EAA có thể tìm thấy trong tự nhiên bao gồm:

  • Thịt: đặc biệt các thịt giàu dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt cừu,..
  • Hải sản: cá hồi, cua, cá ngừ,.. đều là những nguồn protein tuyệt vời.
  • Trứng: luôn là lựa chọn hàng đầu cho việc bổ sung protein bởi nguồn protein chất lượng, giàu Leucine.
  • Sản phẩm từ sữa: chiết xuất từ sữa đều cung cấp nguồn protein hoàn chỉnh như Whey Protein, EAAs,…

6. Top 5+ thực phẩm bổ sung EAA tốt nhất trên thị trường

6.1. RULE 1 ESSENTIAL AMINO ACIDS

  • Cung cấp tới 5g BCAA và 7.5g EAA mỗi lần dùng giúp phục hồi cơ bắp hiệu quả
  • Hoàn toàn không chứa tạp chất
  • 500mg chất điện giải giúp tăng sức bền hiệu quả, cải thiện hiệu suất tập
  • Hương vị tự nhiên, không cream, không gum hoàn toàn tuyệt vời

6.2. EAA ZERO BIOTECH

  • Chứa 7160 mg hàm lượng axit amin thiết yếu.
  • Tỷ lệ axit amin thiết yếu được khuyến nghị bởi WHO.
  • Tỷ lệ 1:1 Glutamine & BCAA.
  • Không đường.
  • Không Gluten.

6.3. NUTREX EAA

  • Cung cấp 8g EAA + 6g BCAA mỗi lần dùng, phục hồi cơ bắp hiệu quả.
  • Tăng khả năng tổng hợp protein và hỗ trợ phát triển cơ bắp.
  • 1.5g Chất điện giải giúp cải thiện khả năng phục hồi mô cơ.
  • Hương vị trái cây tự nhiên, vô cùng thơm ngon, dễ sử dụng.

6.4. OSTROVIT EAA+

  • Chứa 6.7g EAA kết hợp cùng 4g BCAA.
  • Duy trì cơ bắp và tăng khả năng khôi phục cơ bắp sau tập.
  • Chống dị hóa mô cơ, cải thiện sức bền, hạn chế tình trạng mệt mỏi.
  • Glutamine và Vitamin B6 nuôi dưỡng cơ bắp và thể lực.

6.5. MUTANT EAA GEEAR

  • Cung cấp 9 nguồn amino axit cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp.
  • Bổ sung 7g EAA + 9.4g BCAA là các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
  • Phục hồi và hỗ trợ tổng hợp protein, xây dựng cơ bắp săn chắc.
  • 4g Leucine duy trì mô cơ và ngăn ngừa tình trạng mất cơ.

7. Cách dùng EAA hiệu quả nhất

EAA có thể sử dụng trong rất nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, nhưng để tối ưu hiệu quả thì thời điểm sử dụng hoặc uống EAA tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng là:

  • Giữa các bữa ăn chính
  • Sau buổi tập luyện

Sử dụng EAA hiệu quả nhất là giữa các bữa ăn chính giúp cải thiện khả năng hấp thu protein của cơ thể, tăng cường hấp thụ protein hiệu quả hơn, mang tới nguồn amino axit dồi dào hơn, dễ dàng phục hồi, dự trữ và phát triển cơ bắp.

Bổ sung EAA sau tập kết hợp nguồn protein giúp chống dị hóa cơ bắp hiệu quả, tăng cường tổng hợp protein và xây dựng cơ bắp hiệu quả hơn.

Mong rằng qua bài viết này, blogthethao.edu.vn đã giúp các bạn tìm hiểu EAA là gì, công dụng EAA, đánh giá và phân tích điểm khác biệt giữa BCAA với EAA là gì. Từ đó các bạn có thể nhìn nhận rõ hơn về sản phẩm EAA là gì, có được thêm sự lựa chọn trong việc phục hồi và phát triển cơ bắp hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *